Nguyên Nhân Gây Đau Bụng Bà Bầu Đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không? ?

Bà bầu đau bụng dưới là một trong những hiện tượng thường gặp trong suốt thai kỳ. Bà bầu đau bụng dưới có rất nhiều nguyên nhân, đây có thể là hiện tượng bình thường khi cơ thể bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi khi thai làm tổ và phát triển, song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé.

Đang xem: Bà bầu đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Các nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là:

Báo hiệu thai đang làm tổ trong buồng tử cung

Trong khoảng từ 4 – 6 tuần đầu tiên kể từ ngày quan hệ, chị em có thể có thể bị đau râm ran ở bụng dưới. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy thai đã bắt đầu làm tổ trong buồng tử cung. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 3 ngày nên bà bầu không cần quá lo lắng. 

*

Bà bầu đau bụng dưới áo hiệu thai đang làm tổ trong buồng tử cung

Cảnh báo thai nhi phát triển ngoài tử cung

Tuy nhiên, nếu sau khi được chẩn đoán đã có thai, bà bầu xuất hiện tình trạng đau bụng dưới, kèm theo các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, choáng váng và có huyết ra bất thường thì rất có thể thai ngoài tử cung. Trong nhiều trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, cơn đau bụng sẽ lan khắp khoang bụng, mất máu và gây choáng váng, đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Chính vì thế, khi xuất hiện đau bụng dưới kèm theo những bất thường mẹ bầu cần đi siêu âm để chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng xử lý kịp thời.

Cảnh báo bà bầu đang ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Đau bụng dưới bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai rất có thể do nguyên nhân ăn uống thiếu chất, bà bầu cần xem xét chế độ ăn của mình đã hợp lý chưa để điều chỉnh. Nhiều bà bầu có chế độ ăn uống không cân đối trước hết sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa nghiêm trọng hơn (hệ tiêu hóa vốn đã bị ảnh hưởng do chịu nhiều áp lực từ thai nhi), gây ra hiện tượng đau bụng dưới, kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu là rất lớn, việc bổ sung các chất dinh dưỡng đúng và đủ lượng trong từng thời kỳ không chỉ giúp mẹ đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ mà còn giúp em bé khỏe mạnh hơn.

Em bé đạp mẹ

Em bé đạp bụng mẹ là hiện tượng mà bất kỳ bà bầu nào cũng trải qua. Đây là tín hiệu báo rằng em bé đang phát triển rất tốt, chính vì thế phần lớn các bà mẹ rất hào hứng cảm nhận những cử động này của con.

*

Em bé đạp cũng khiến bà bầu đau bụng dưới

Tuy nhiên, khi em bé lớn dần, cường độ và tần suất đạp bụng mẹ cũng tăng lên gây nên tình trạng thành bụng bị căng tức, đau râm ran bụng dưới. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi em bé dừng chơi đùa, mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Dọa sinh non

Vào những tháng cuối thai kỳ, thai phát triển tốt đa khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề hơn, mẹ bầu có thể cảm đau bụng dưới sau mỗi lần cúi người, bê đồ hoặc thậm chí là ho.

Xem thêm: Bệnh Nan Y Là Gì? Đọc Ngay Để Tránh Phải Đối Mặt Với “Tử Thần”

Tuy nhiên nếu bà bầu đau bụng dưới kèm các hiện tượng đau buốt lưng, đau bụng dữ dội theo từng đợt, các cơn đau này không có dấu hiệu giảm bớt ngay cả khi mẹ bầu đã nghỉ ngơi và còn kèm theo dịch âm đạo bất thường cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dọa sinh non.

Bong nhau non

Ở một số bà bầu khi tử cung căng cứng, nhau thai sẽ bị bong khỏi tử cung gây nên những cơn đau bụng dưới âm ỉ. Hiện tượng bong nhau thai thường chỉ xảy ra sau khi mẹ đã sinh, chính vì vậy đây là tình trạng nguy hiểm với bà bầu. Đau bụng dưới đột ngột, cơn đau dữ dội kèm cảm giác mệt mỏi, tiết dịch âm đạo rất nhiều, trong dịch có thể lẫn máu đỏ hoặc đen thì phải đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng dưới kèm các cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc nước tiểu có mùi lạ có thể do nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Bà bầu cần thăm khám để kiểm tra nguyên nhân chính xác.

Dấu hiệu cảnh báo cơn chuyển dạ

Vào gần ngày sinh, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới, đây là dấu hiệu báo trước mẹ sắp chuyển dạ đón em bé chào đời. Vì vậy mẹ bầu hãy sẵn sàng tâm lý để đón em bé nhé!

*

Bà bầu đau bụng dưới gần ngày sinh là một trong những dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ

Cần làm gì khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vừa là tình trạng sinh lý bình thường của bà bầu nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hay những bất thường của thai kỳ, chính vì thế các hướng xử lý cũng khác nhau. 

Để xác định rõ nguyên nhân với các tình trạng đau bụng dưới kèm theo những bất thường, mẹ bầu nên thăm khám để được chẩn đoán.

Bên cạnh đó, bà bầu đau bụng dưới trước hết hãy kiểm tra và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình đã đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ và khoáng chất hay chưa.

Bà bầu có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn qua bảng dưới đây:

*

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn của Nutrihome

Đồng thời bà bầu cũng không nên nằm hay ngồi quá lâu mà cần có chế độ vận động phù hợp. Bà bầu có thể kết hợp các chế độ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi (không nên thực hiện các động tác lặn). 

Nếu tình trạng đau bụng dưới vẫn tiếp diễn và có những biểu hiện mệt mỏi hay bất thường, mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra chi tiết, tránh những sự cố đáng tiếc cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Tìm Hiểu Cmnm Là Gì – Cmnm Là Viết Tắt Của Từ Gì

Trên đây là một số nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới chị em nên biết. Đau bụng dưới có thể là tín hiệu mừng, song cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé. Chính vì vậy mẹ bầu cần hết sức chú ý theo dõi sức khỏe thai kỳ của mình.. Mẹ bầu có thể lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín như Thu Cúc để được chăm sóc toàn diện và đầy đủ và kịp thời trong suốt thai kỳ, mọi các mốc thăm khám sẽ được nhắc lịch, mẹ và bé được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm giúp đánh giá sức khỏe thai kỳ, mẹ được tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời chăm sóc trong và sau sinh đầy đủ.

Rate this post
Tham khảo ngay  Location Là Gì, Nghĩa Của Từ Location, Từ Location Là Gì? Hĩa Là Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button