Mộc Nhĩ Là Gì? Ăn Mộc Nhĩ Có Tác Dụng Gì Ăn Mộc Nhĩ Có Tác Dụng Gì

Mộc nhĩ không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, dùng để chế biến các món ăn như làm giò, rán trứng, nấu món canh, món hầm… Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ nếu biết mộc nhĩ còn là nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Đang xem: ăn mộc nhĩ có tác dụng gì

Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng: chữa huyết áp cao, trị ho, chữa chứng táo bón, suy nhược cơ thể, đau răng, chống bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não…

Bài viết sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng mộc nhĩ phù hợp để phát huy tối đa công dụng của loại thực phẩm phổ thông này.

Cây mộc nhĩ là gì

Mộc nhĩ có tên khoa học là: Auricularia auricula (L.) UnderwHọ: Mộc nhĩ – AuriculariaceaeMộc nhĩ có nhiều tên gọi khác như nam tai mèo, nấm mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc tung, mộc nga, nhĩ tử, vân nhĩ…

*

Đặc điểm của mộc nhĩ

Thể quả chất keo, thời kì đầu có hình chén, dần thành hình cái tai hoặc hình chiếc lá, nhẵn và phủ lông nâu, mặt còn lại phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi trưởng thành.

Gốc có nhiều nếp gấp màu xám đỏ hoặc tím, đường kính khoảng 10-15cm.

Thịt nấm dày khoảng từ 1-3mm, dùng làm gia vị nhiều món ăn ngon.

Phân bố, thu hái và chế biến mộc nhĩ

Mộc nhĩ thường mọc hoang trên gỗ mục hoặc thân của các loại cây: Hòe, đậu, sung, sắn, mít, so đũa… ở trong rừng hoặc vùng đồng bằng. Ngày nay người ta trồng nấm trên gỗ cây mít, cây sắn để thu được năng suất cào hơn và đảm bảo chất lượng hơn.

Mộc nhĩ được thu hái chủ yếu vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 -8 hằng năm, rửa sạch và phơi khô để sử dụng. Ở Việt Nam mộc nhĩ được trồng khá phổ biến để phục vụ nhu cầu làm thuốc và thực phẩm.

Ở các nước ôn đới và cận nhiệt đới như Bắc Mỹ, châu Á, Úc, Châu Phi loài cây này được trồng khá phổ biến.

Thành phấn hóa học của mộc nhĩ

Theo thống kê giá trị dinh dưỡng có trong 100g nấm mộc nhĩ: 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.

Tham khảo ngay  11 Thực Phẩm Giúp Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Mà Bạn Nên Biết, Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh

Như vậy có thể thấy thành phần dinh dưỡng trong mộc nhĩ rất đa dạng – đây chính là lý do mộc nhĩ có nhiều tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể và điều trị bệnh.

Công dụng dược lý của mộc nhĩ

Căn cứ vào thành phần hóa học trong nấm mộc nhĩ, thì loài cây này có các tác dụng dược lý như: Chống ung bướu, chống viêm, giảm mỡ máu, hạ lượng đường trong máu, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, chống đông máu…

Mộc nhĩ có tình bình, vị ngọt chủ trị đái ra máu, băng huyết, mất máu.

*

Tác dụng của mộc nhĩ

1. Chống nghẽn mạch, giảm mỡ máu

Cách làm: 50g thịt nạc, 10g mộc nhĩ, 3 lát gừng, 5 quả táo tàu đen với khoảng 800ml nước, sắc đến khi còn khoảng 1/4.

Nêm thêm muối ăn ngày 1 lần, ăn liên tục trong 1 tháng sẽ giúp giảm mỡ máu đối với người có mỡ máu cao.

2. Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, chống đông máu

Lấy 100g nấm tuyết, 100g mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ, 50g dưa chuột thái lát.

Nấm chần với nước sôi, dội với nước lạnh để táo nước, rưới lên dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn, ăn ngày 1 lần.

3. Điều trị bệnh mạch vành, huyết áp cao

Dùng 10g ngân nhĩ, 10g mộc nhĩ ninh cho nhừ rồi thêm đường phèn vào, ăn trước khi đi ngủ mỗi ngày.

4. Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu

Sao tồn tính 50g nấm mộc nhĩ, tán nhuyễn rồi uống ngày 2 lần.

5. Trị ho, ho có đờm

Nấu 15g đường với 20g mộc nhĩ với nước, uống thay nước trong ngày.

6. Chữa táo bón

Lấy 30g hải sâm, 200g lòng già lợn, 30g mộc nhĩ. Lòng rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn, nấu chung với hải sâm và nấm mộc nhĩ, nêm gia vị vừa dùng. Ăn trong ngày sẽ giảm triệu chứng táo bón.

7. Trị chứng rong kinh

Mộc nhĩ 30g làm sạch, xào lửa nhỏ rồi thêm 300ml với 15g đường cát, nấu chín rồi ăn sẽ giảm triệu chứng rong kinh đáng kể.

8. Chữa đau răng, hôi miệng

Sắc mộc nhĩ với lá kinh giới lấy nước để ngậm mỗi tối và súc miệng mỗi sáng sẽ giảm đau hiệu quả.

Xem thêm: Quả Hạnh Là Quả Gì ? Những Hiểu Biết Về Hạt Mà Bạn Phải Nắm

9. Chữa xuất huyết

Nấu chè với hỗn hợp gồm 30g hồng khô và 6g mộc nhĩ, ăn ngày 2 lần. Món này vừa ngon vừa có hiệu quả trong điều trị xuất huyết.

10. Trị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc

Ngâm 30g mộc nhĩ trong nước cho nở ra, rửa sạch để ráo rồi hấp với đường phèn trong khoảng 2 tiếng, ăn mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Tham khảo ngay  Đi Đường Gặp Rắn Đánh Số Gì, Rắn Bò Ngang ❤️Xin Số, Mơ Thấy Rắn Đánh Con Gì

11. Trị bệnh lỵ mãn tính

Lấy 30g mộc nhĩ đen sao khô với 8g lộc giác sương, tán bột rồi trộn đều với nhau, ngay uống 10gam với nước ấm, chia làm 2 lần.

12. Chữa bệnh trĩ

Dùng mộc nhĩ đen sao khô, tán thành bột ngày uống 9g với nước ấm, chia làm 3 lần sẽ có tác dụng trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ phát hiện càng sớm chữa càng sớm càng nhanh khỏi.

13. Chống oxy hóa

Chiết xuất từ nấm này có tính chống oxy hóa mạnh, giúp bồi dưỡng cơ thể duy trì tuổi thanh xuân và làm đẹp da nếu sử dụng thường xuyên.

14. Cân bằng lượng cholesterol trong máu

Khoa học đã chứng minh là chất polysaccharides có trong loài nấm này có khả năng hạ thấp lượng cholesterol trong máu, tăng cường mức độ HDL trong máu, rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.

*

15. Hỗ trợ giảm cân

Mộc nhĩ chính là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời, tốt cho người thừa cân béo phì nhờ hoạt chất cân bằng cholesterol trong máu.

16. Chống viêm

Mộc nhĩ có chứa Polysaccharides có hoạt tính kháng viêm, giúp giảm nhẹ tình trạng viêm mạc.

17. Điều trị bệnh hen suyễn, mặt tái nhợt, tay chân lạnh, miệng khô, nhiều đờm

Dùng 20g Mộc nhĩ và 15g đường phèn nấu với lượng nước vừa đủ. Lấy nước đó uống trong ngày.

18. Trị kinh nguyệt không đều, nước tiểu màu vàng, tiểu tiện ít

Rửa sạch 30g mộc nhĩ, xào trong lửa nhỏ. Cho vào 300 ml nước, đun chín, gia vị 15g đường cát, lấy nước đó uống.

19. Điều trị cơ thể suy nhược

Lấy 10g mỗi loại mộc nhỉ và chà là, sắc thành nước, lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.

20. Dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng ngừa các bệnh xuất huyết

Lấy 15 – 30g mộc nhĩ, ngâm nước trong ấm cho nở hết cỡ, rồi rửa sạch, hầm nhừ, khi chín gia thêm đường trắng, chia ra ăn trong ngày.

21. Công dụng bổ thận, trị xuất huyết tử cung cơ năng gây ra bởi thận hư

Lấy 200g mộc nhĩ ngâm nước ấm, rồi rửa sạch, mang hầm với 250g Hồng táo với 2 lít nước cho thật nhừ. Cho thêm đường phèn, chia ra 7 phần, ăn 1 phần mỗi ngày, 1 phần đó chia ra ăn sáng và chiều.

22. Phòng chống đái tháo đường

Dùng mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, mang tán bột mịn. Mỗi lần lấy 9g uống.

23. Hoạt huyết hóa ứ, trị bệnh động mạch vành tim

Lấy 6g mộc nhĩ, 50g Phật thủ, 20g Ý dĩ và 50g thịt lợn nấu thành canh, chia ra ăn trong ngày.

24. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính và giảm bạch cầu trong máu ngoại vi

Tham khảo ngay  Vì Sao Đau Bụng Khi Ăn Xong Đau Bụng Dưới, Nguyên Nhân Vì Sao Ăn Xong Đau Bụng Thường Xuyên

Lấy 20g mộc nhĩ ngâm với nước ấm cho nở hết cỡ, nấu nước, thêm 20g đường phèn, chia ra uống trong ngày.

25. Tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe não bộ

Chia 60g mộc nhĩ thành 2 phần, 1 phần sao khô và 1 phần sao cháy. Sao thơm 15g Vừng đen. Cả 3 loại tán nhỏ rồi trộn đều. Mỗi ngày lấy ra 6g hãm với 120ml nước sôi, sử dụng uống thay trà.

26. Nấm mộc nhĩ giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng protid, canxi, phốt pho, sắt cùng các vitamin có trong nấm tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe, những bệnh nhân có bệnh về xương thường được khuyên sử dụng nấm mộc nhĩ trong bữa ăn hằng ngày.

Những lưu ý khi dùng mộc nhĩ

1. Những đối tượng sau không nên ăn mộc nhĩ

Phụ nữ có thai: Tuy có tác dụng bổ tỳ nhưng cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ nên thai nhi sẽ không sinh trường và phát triển ổn định nếu người mẹ thường xuyên dùng mộc nhĩ.Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên những người nhiễm hàn, đầy bụng… ăn loại nấm này có thể gây tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.Người bị dị ứng với một số nấm: những người có cơ địa dị ứng với nấm thì nên cẩn trọng khi sử dụng vì mộc nhĩ cũng là một loại nấm.

Xem thêm: 4 Cách Tẩy Sơn Móng Tay Bằng Gì, Tẩy Sơn Móng Tay An Toàn Mà Không Cần Aceton

2. Những lưu ý trong chế biến mộc nhĩ

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước: Ngâm quá lâu sẽ khiến nấm mộc nhĩ biến chất. có thể gây độc do chất đạm bị thủy phân như khi ngâm thịt, cá quá lâu trong nước. Vì vậy chỉ nên ngâm trong nước lạnh khoảng 15-20 phút khi sử dụng.Không ngâm mộc nhĩ trong nước nóng: Đây là cách làm thường thấy ở các chị em khi nội trợ nhằm giúp mộc nhĩ nở ra nhanh chóng, tuy nhiên việc làm này tiếp tay cho chất độc morpholine có trong nấm có cơ hội phát triển. Do đó cần ngâm trong nước lành để hòa tan chất độc này, đồng thời giúp cho vị mộc nhĩ tươi ngon hơn khi nấu.Không ăn mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi còn chứa chất morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng, nếu ăn mộc nhĩ tươi và tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ngứa, phù nề thậm chí hoại tử da.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nấm mộc nhĩ, hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button