Mô Hình Ask Là Gì – Nghĩa Của Từ Ask Trong Tiếng Việt

ASK là mô hình thường được các nhà tuyển dụng tin dùng trong việc đánh giá năng lực ứng viên và đây cũng là những tiêu chí ứng viên cần lưu ý để có thể bộc lộ tốt nhất tố chất, năng lực của mình.

Đang xem: Ask là gì

ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới dựa trên 3 nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).

*

*

Người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK được cho là Benjamin Bloom (1956), hiện nay mô hình này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ:

– Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)

– Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical)

– Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)

*

Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, xác định giá trị, giá trị ưu tiên, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: trung thực, trách nhiệm, dấn thân, xung phong, khởi nghiệp,.…

Nhà tuyển dụng thường đánh giá phẩm chất/ thái độ thường ở 3 yếu tố:

Mục tiêu nghề nghiệp: “Mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới của bạn là gì?”, “Bạn cần làm gì để hiện thực hóa mục tiêu đó?”, “Vị trí bạn đang ứng tuyển có giúp gì cho mục tiêu của bạn không?”….Mục đích ứng tuyển: “Vì sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”, “Bạn mong muốn gì ở công việc này?”….Phẩm chất, tính cách: sử dụng câu hỏi tình huống để đánh giá phẩm chất của ứng viên một cách chính xác nhất thông qua cách trao đổi, xử lý tình huống, biểu hiện của ứng viên khi giải quyết vấn đề.

Tham khảo ngay  Công Thức Tính Gnp - Cách Tính Và Tầm Quan Trọng Của Gnp Thế Nào

Phẩm chất, thái độ là yếu tố rất được coi trọng trong việc đánh giá năng lực của một ứng viên, “thái độ quyết định thành công”, “thái độ sống quyết định 70% năng lực của con người”. Trong buổi phỏng vấn, thái độ của ứng viên có thể được thể hiện qua những điều sau:

 Thái độ thiếu chuyên nghiệp: Huỷ/ Dời lịch phỏng vấn không báo hoặc đi trễ không có lý do chính đáng: Hư xe, trời mưa, ngủ quên… Không trung thực: Nội dung CV và lúc trả lời trực tiếp phỏng vấn không giống nhau. Không tìm hiểu thông tin công ty, vị trí công việc mình phỏng vấn.Đòi hỏi quá nhiều quyền lợi hoặc thái độ kiêu ngạo, tỏ ra “biết tuốt”.Các trang mạng xã hội của cá nhân có nhiều thông tin tiêu cực.Từng bị một số hành vi không tốt ở công việc trước đó.

Xem thêm: Thẻ Visa Vietcombank Có Rút Tiền Từ Thẻ Visa Vietcombank Visa

Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.

Nhắc đến các kỹ năng, người ta thường đề cập đến 2 loại kỹ năng: Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

 Kỹ năng cứng – technical skills: là những kỹ năng thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp như kỹ năng phân tích, đánh giá. Kỹ năng mềm – soft skills: là kỹ năng thực hành xã hội như Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới,…

Tham khảo ngay  Giờ Gmt Việt Nam Như Thế Nào, Cách Đổi Giờ Gmt Sang Giờ Việt Nam

Nói đến việc so sánh các kỹ năng, chúng ta thường gặp câu hỏi: “Kỹ năng cứng và mềm, kỹ năng nào quan trọng hơn?”. Thật ra, theo mình thì không có cái nào quan trọng hơn mà cả hai đều quan trọng và không thể thiếu trong mỗi con người, trong mỗi ứng viên. Thực tế cho thấy, một người rất giỏi chuyên môn, có một ý tưởng không tồi nhưng không được mọi người ủng hộ vì không có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục, một người giỏi thuyết phục, giỏi làm việc nhóm nhưng anh ta cũng sẽ trở nên vô dụng nếu không biết gì về kỹ năng chuyên môn.

Xem thêm: Bí Quyết Sống Hạnh Phúc Hơn Mỗi Ngày, 10 Bí Quyết Để Sống Hạnh Phúc

Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…

Trong đó, những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận bao gồm:

Năng lực về thu thập tin dữ liệuNăng lực hiểu các vấn đề (comprehension)Năng lực ứng dụng (application) Năng lực phân tích (analysis)Năng lực tổng hợp (synthethis) Năng lực đánh giá (evaluation)

Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button