Thế Nào Là Bản Cáo Bạch Là Gì ? Nội Dung Của Bản Cáo Bạch Theo Quy Định Hiện Nay

Bản cáo bạch là gì? Nội dung của bản cáo bạch thường bao gồm những dữ liệu cơ bản nào? Quy định về các loại mẫu bản cáo bạch? Quy định về chữ ký trong Bản cáo bạch? Tại sao cần phải đọc bản cáo bạch? Cách sử dụng bản cáo bạch? Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành mẫu cáo bạch?

1. Bản cáo bạch là gì?

Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. 

*
*

Luật sư tư vấn các quy định về cáo bạch của doanh nghiệp niêm yết: 1900.6568

Thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán. Điều quan trọng đối với nhà đầu tư là phải đọc và hiểu rõ các điều khoản này trong Bản cáo bạch để có thể tự đánh giá những rủi ro và lợi ích khi đầu tư vào công ty.

Đang xem: Bản cáo bạch là gì

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để UBCKNN xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Ủy ban chứng khoán chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức.

Còn khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung của Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức và nội dung, hình thức của Bản cáo bạch tóm tắt này vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của UBCKNN.

Do vậy, với tư cách là nhà đầu tư chứng khoán, bạn nên đọc Bản cáo bạch chính thức bởi vì nó cung cấp cho bạn một cách đầy đủ nhất các thông tin về công ty phát hành. Còn nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên, ít nhất bạn cũng nên tìm đọc Bản cáo bạch tóm tắt bởi tuy chỉ đưa ra nội dung tóm tắt nhưng nó cũng có đầy đủ các thông tin cô đọng về công ty phát hành, đủ để bạn ra quyết định có đầu tư hay không.

Tham khảo ngay  5 Dự Đoán Quan Trọng Về Bitcoin Cho Năm 2021, Dự Đoán Giá Bitcoin

2. Nội dung cơ bản của bản cáo bạch

Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

– Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có);

– Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán;

– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất theo quy định tại Điều 16 của Luật này;

– Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

– Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứng khoán;

– Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán;

– Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

– Phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán;

– Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

– Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

3. Quy định về chữ ký trong Bản cáo bạch

– Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền;

Tham khảo ngay  Bạch Kim Và Vàng Trắng - Bạch Kim Có Phải Là Vàng Trắng Hay Không

– Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền.

Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản cáo bạch.

4. Tại sao cần phải đọc bản cáo bạch?

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng. Đối với bạn, với tư cách là một nhà đầu tư, Bản báo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Xem thêm: Rượu Gạo Là Gì ? Công Thức Nấu Rượu Gạo Chuẩn Nhất Rượu Gạo Là Gì

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch.

5. Cách sử dụng bản cáo bạch

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. 

Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kĩ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩm này có tiếp tục bán được nữa không?

6. Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành mẫu cáo bạch

QUYẾT ĐỊNH  

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Chơi Forex Cho Người Mới Bắt Đầu, Đơn Giản, Dễ Hiểu Nhất

Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, bao gồm:

Mẫu Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này.

Mẫu Bản cáo bạch chào bán trái phiếu ra công chúng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này.

Mẫu bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quyết định này.

Mẫu bản cáo bạch chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Quyết định này.

Mẫu bản cáo bạch chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Quyết định này.

Xem thêm: Học Forex: Phân Tích Top 8 Cách Chơi Forex Hiệu Quả Cho Trader Muốn Thành Công

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button