Hiện Tượng Đau Sau Lưng Vùng Phổi Kèm Khó Thở: Vì Sao Cần Cảnh Giác? ?

Đau lưng giữa là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh có thể chuyển sang mạn tính. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều vùng trên cơ thể, thậm chí dẫn tới tàn tật.

Đang xem: đau sau lưng vùng phổi kèm khó thở: vì sao cần cảnh giác?

Nội dung bài viết

Nguyên nhân bị đau giữa lưngCác phương pháp chẩn đoán đau giữa lưng 2 bênCách phòng ngừa đau lưng giữaCách điều trị đau lưng giữa như thế nào?Các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.

Đau lưng giữa là gì?

Đau lưng giữa là cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng cột sống ngực tới phần cuối cùng của khung xương sườn (T1 – T12). Phần lưng giữa gồm những đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, mạch máu, gân và dây chằng. Bất kỳ cấu trúc nào tại vùng lưng giữa bị tổn thương đều gây đau nhức từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng. (1)

*

Tình trạng đau giữa lưng không phổ biến như đau lưng trên và đau lưng dưới do cột sống ngực không di chuyển nhiều như hai phần còn lại. Một số trường hợp đau cấp tính có thể xử lý bằng những biện pháp tự chăm sóc tại nhà trong khoảng vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể kéo dài vài tháng. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có khả năng đối mặt với các biến chứng nặng như tàn tật.

Các triệu chứng đau lưng giữa thường gặp

Triệu chứng đau lưng giữa của mỗi người sẽ khác nhau dựa vào nguyên nhân gây đau. Phần lớn các trường hợp người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

Đau cơ Đau nhói âm ỉ ở vùng lưng giữa Cảm giác nóng rát, khó chịu Căng hoặc cứng cơ

Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như:

Ngứa ran hay tê ở chân, tay hoặc ngực. Đau ngực. Yếu chân hoặc tay. Mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Nguyên nhân bị đau giữa lưng

Nguyên nhân gây đau lưng giữa có thể đến từ: (2)

1. Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị hao mòn, làm giảm độ linh hoạt của cột sống, gây đau nhức cho người bệnh. Cột sống khi bị thoái hóa nặng có thể dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng hoặc hình thành gai xương. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hằng ngày.

2. Viêm cột sống dính khớp

Người bệnh viêm cột sống dính khớp thường bị đau và cứng ở lưng. Lâu dần, bệnh sẽ khiến các đốt sống hợp nhất với nhau. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới tư thế và khả năng vận động của người bệnh.

3. Sai tư thế lao động và làm việc

Áp lực đè nặng lên các đốt sống lưng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau giữa cột sống lưng. Trong đó, sai tư thế trong sinh hoạt, lao động là những tác nhân phổ biến tạo ra áp lực lớn lên cột sống.

Việc duy trì hoạt động với tư thế không đúng cũng khiến các nhóm cơ và dây chằng hoạt động quá mức để giúp cơ thể giữ thăng bằng. Lâu dần, tình trạng này có thể gây đau, thậm chí là chấn thương mô mềm, kéo theo những cơn đau nhức, khó chịu tại khu vực bị ảnh hưởng.

4. Béo phì

Mức độ đau lưng thường tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể của bạn. Khi cân nặng càng tăng lên, nguy cơ đau lưng sẽ càng cao. Vì tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây căng thẳng lên xương, cơ và những cấu trúc khác ở lưng, dẫn tới tình trạng đau nhức.

Tham khảo ngay  Cách Trị Huyết Trắng Bằng Muối Hột Và Phèn Chua Hiệu Quả? Phèn Chua Là Gì

5. Ngã hoặc chấn thương

So với cột sống cổ và cột sống thắt lưng, khu vực lưng giữa thường ít có nguy cơ bị chấn thương hơn. Tuy nhiên, tổn thương vẫn có khả năng xảy ra ở khu vực này do:

Té ngã từ trên cao. Tai nạn giao thông. Chấn thương khi chơi thể thao. Tai nạn lao động.

*

Ngay khi bị chấn thương lưng do các nguyên nhân này, bạn nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp người tránh được các biến chứng nguy hiểm.

6. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy giữa các đốt sống bị đẩy ra ngoài, tạo áp lực lớn lên các dây thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh. Các cơn đau không chỉ tập trung ở phần lưng mà còn có thể lan nhanh theo dây thần kinh vận động, thậm chí là lan tới chân.

7. Loãng xương

Loãng xương là sự suy giảm mật độ xương. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không tạo đủ xương mới để thay thế sự mất xương tự nhiên của cơ thể theo thời gian. Người bệnh loãng xương có thể bị đau vùng lưng giữa cột sống do căng cơ hay gãy xương.

8. Đau thần kinh tọa

Người bệnh sẽ bị đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng xuống chân. Bệnh thường xuất hiện ở một bên cơ thể. Nhiều người thường lầm tưởng bệnh không ảnh hưởng tới vùng lưng giữa. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Căn bệnh này có thể gây đau, căng cứng toàn bộ hệ thống cột sống, gồm cả phần lưng giữa.

9. Căng cơ, bong gân

Hoạt động sai tư thế, thường xuyên nâng vác vật nặng là nguyên nhân phổ biến gây căng cơ, giãn dây chằng ở khu vực lưng giữa. Một số trường hợp nặng có thể gây giãn dây chằng quá mức, để lại vết rách tại khu vực bị ảnh hưởng.

10. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống mất đi đường cong sinh lý tự nhiên, thường nghiêng sang bên phải hoặc bên trái của xương sống thẳng. Tình trạng này nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ gây áp lực lớn cột sống, khiến người bệnh phải chịu nhiều cơn đau nhức, khó chịu. Khu vực lưng giữa là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất.

Xem thêm: Access Denied – Con Muốn Làm Vợ Ba ( Phần 1 )

Các phương pháp chẩn đoán đau giữa lưng 2 bên

Kiểm tra tình trạng vận động

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tình cột sống, xương chậu, cánh tay và chân. Đây là các vị trí liên quan tới tình trạng đau nhói vùng lưng giữa. Người bệnh được hướng dẫn thực hiện các động tác vận động để kiểm tra sự linh hoạt của xương khớp. Phản hồi của người bệnh sau khi thực hiện các động tác được yêu cầu sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ và phạm vi ảnh hưởng của cơn đau.

*

Kiểm tra phản xạ thần kinh

Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện bài kiểm tra phản xạ thần kinh để kiểm tra chức năng tủy sống và các dây thần kinh. Trong quá trình kiểm tra, người bệnh được yêu cầu cử động ngón chân hay ngón tay. Vì các vị trí này là nơi tập trung các đầu dây thần kinh.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây đau lưng do chấn thương, thoái hóa, u xương hoặc tổn thương các mô quanh khớp. Những phương pháp thường được áp dụng cho người bệnh đau lưng giữa gồm:

Chụp X-quang Chụp MRI Chụp CT

Sau khi xem xét tất cả các kết quả chẩn đoán cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chi tiết về nguyên nhân gây đau lưng và mức độ tổn thương ở cột sống và các khu vực liên quan. Dựa vào đó, một phác đồ điều trị sẽ được đưa ra để giúp bệnh nhân cải thiện các cơn đau nhức ở lưng, bảo toàn chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng nặng.

Đau lưng giữa có nguy hiểm không?

Tình trạng đau lưng giữa nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn tới các biến chứng như: (3)

Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác như xoay người, vặn mình, cúi gập người, đứng, ngồi, đi lại… Hoạt động cột sống kém linh hoạt hơn. Suy giảm sức lao động: Tình trạng đau lưng giữa sẽ làm giảm năng suất lao động. Người bệnh sẽ bị hạn chế khi thực hiện những thao tác nặng nhọc hoặc cần phải vận động nhiều hơn. Đau nhức kéo dài: Mức độ đau lưng giữa sẽ tăng dần theo thời gian, lâu dần chuyển sang giai đoạn mạn tính. Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Tàn phế: Nếu trì hoãn chữa trị, người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng biến dạng cột sống, tê liệt xương khớp, thậm chí là tàn phế. Các biến chứng nặng không chỉ nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh mà còn gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Tham khảo ngay  Càn Quét Những Địa Điểm Vui Chơi Cực Hot Ở Phố Cổ Hà Nội Có Gì Hay

Cách phòng ngừa đau lưng giữa

Điều chỉnh tư thế

Các tư thế xấu trong sinh hoạt và làm việc sẽ khiến các cơn đau nhức lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên điều chỉnh tư thế sớm để cải thiện cảm giác đau nhức, cụ thể:

Khi đứng, lưng phải thẳng, ưỡn ngực, không gù vai. Khi ngồi hoặc nằm, lưng cần được giữ thẳng. Nên thay đổi tư thế hoặc thư giãn sau khi ngồi làm việc hay học tập quá lâu.

Phương pháp này chỉ hiệu quả với người bệnh đau lưng nhẹ. Nếu cấu trúc cơ xương khớp ở lưng đã chịu tổn thương, bạn sẽ cần kết hợp việc điều chỉnh tư thế với phương pháp điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Kiểm soát tốt cân nặng

Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, nhờ đó cải thiện các cơn đau nhức. Ngoài chú ý về chế độ ăn uống, bạn cũng nên thường xuyên vận động cơ thể, mỗi ngày khoảng 30 phút. Tùy theo thể trạng, người bệnh có thể lựa chọn loại hình luyện tập phù hợp.

Bạn có thể tham khảo một số tư thế giúp vận động kéo giãn, giúp tăng cường sức mạnh cơ lưng giữa như:

Tư thế con mèo – con bò (chakravakasana) Tư thế chó úp mặt (adho mukha svanasana) Tư thế nhân sư (salamba bhujangasana) Tư thế chiến binh (virabhadrasana) Tư thế rắn hổ mang (bhujang asana)

*

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, thực hiện các bài tập cơ bụng và cơ lưng. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.

Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp chắc khỏe

Ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày. Điều này giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau lưng giữa. Các loại thực phẩm bạn nên bổ sung hằng ngày gồm:

Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B giúp tăng cường chức năng vận động của hệ thần kinh trung ương, tham gia vào quá trình tạo máu, sản sinh ra những tế bào mới trong cơ thể, qua đó chữa lành tổn thương ở lưng. Các loại thực phẩm giàu vitamin B như rau xanh, ngũ cốc, trứng, quýt, cam, hạt óc chó, hạt điều, đậu đỏ… nên được đưa vào thực đơn mỗi ngày. Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 giúp chống viêm, giảm đau nhức xương khớp ở lưng. Bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu omega-3 như cá tuyết, cá hồi, đậu nành, bí ngô, bông cải xanh… Thực phẩm giàu canxi và photpho: Canxi, photpho là những chất quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào xương. Bổ sung đầy đủ các chất này hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau lưng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp (loãng xương, thoái hóa cột sống…). Những loại thực phẩm giàu canxi và photpho nên có trong bữa ăn của bạn gồm sữa, trứng, cá, tôm, quả hạch, thịt gia cầm, các loại đậu… Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước, hạn chế những thực phẩm giàu đạm, đồ ngọt, muối, thức ăn nhanh, những món chế biến nhiều dầu mỡ. Bạn cần kiêng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá.

Tránh bưng bê vật nặng

Nếu không thật sự cần thiết, bạn nên hạn chế khuân vác hoặc nâng vật nặng. Bởi nếu thực hiện sai tư thế rất dễ ảnh hưởng tới cột sống, dễ gây đau lưng. Trong trường hợp phải vận chuyển hàng hóa, đồ vật cồng kềnh, bạn có thể tìm người phụ hoặc sử dụng những công cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên lưng, ngăn ngừa chấn thương.

Tham khảo ngay  " Gây Hấn Là Gì ? Gây Hấn Thụ Động (Passive

Nghỉ ngơi hợp lý

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động. Điều này sẽ giúp xương khớp có thời gian thư giãn và phục hồi. Đặc biệt, khi tập luyện thể dục và thể thao, bạn cần có kế hoạch chỉn chu, chọn các dạng bài tập với cường độ phù hợp, tránh tập quá sức.

Cách điều trị đau lưng giữa như thế nào?

Điều trị tại nhà

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau lưng giữa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Những biện pháp điều trị tại nhà thường được ưu tiên thực hiện. Nếu sau khi chăm sóc tại nhà, các cơn đau nhức vẫn không cải thiện, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số biện pháp cải thiện triệu chứng đau lưng giữa tại nhà thường được áp dụng gồm:

Chườm đá: Bạn chườm đá lên vùng lưng giữa để giảm viêm sưng. Sau khi cơn đau thuyên giảm, bạn có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu. Thuốc giảm đau không kê đơn: Người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen và naproxen để cải thiện tình trạng khó chịu ở lưng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng. Vận động phù hợp: Các bài tập kéo căng cột sống lưng, tăng cường sức mạnh cơ lưng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức. Cải thiện tư thế: Khi nâng vác vật nặng, người bệnh nên giữ thẳng lưng, chỉ sử dụng lực chân để nâng vật. Với người làm văn phòng, sau khi ngồi làm việc khoảng 45 – 60 phút, bạn có thể đứng lên xoay người nhẹ hoặc đi lấy nước, đi vệ sinh…, tránh tình trạng ngồi quá lâu ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp.

Điều trị y tế

Sau 72 tiếng chăm sóc tại nhà, nếu cơn đau vùng lưng giữa vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đề nghị những biện pháp điều trị y tế như:

Dùng thuốc theo toa gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay tiêm steroid. Tập vật lý trị liệu (massage, các bài tập giãn cơ…) Chăm sóc thần kinh cột sống. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được cân nhắc thực hiện cho người bệnh đau lưng giữa. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ đề xuất lựa chọn điều trị này khi:

Các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.

Người bệnh bị đau lưng giữa mạn tính có liên quan tới những bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống hoặc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Người bệnh mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang

Lựa chọn phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vì tương tự những phương pháp điều trị xâm lấn khác, khi phẫu thuật điều trị đau lưng giữa, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng khôn lường. Hơn nữa, ngay cả khi ca mổ thành công, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Xem thêm: Hết Pin Cmos Có Ảnh Hưởng Gì Không? ? Giúp Em Máy Khởi Động K Lên Màn Hình

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button