Bollinger Band Chuyên Sâu – Sử Dụng Archives, Bollinger Band Là Gì

Bollinger Bands là một chỉ báo dao động vô cùng quen thuộc đối với trader. Trước đây, FXS đã từng đăng bài về khái niệm Bollinger Bands và một số cách thức giao dịch đơn giản. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chiến lược giao dịch sử dụng Bollinger Bands kết hợp với trend (xu hướng) và các chỉ báo RSI, MACD.

Đang xem: Bollinger band chuyên sâu

1. Làm thế nào để mua đáy bán đỉnh?

Nếu như bạn muốn kiếm tiền trên thị trường, chỉ cần mua ở đáy và bán ở đỉnh. Mua đáy bán đỉnh – 4 chữ đơn giản nhưng thực hiện thì không hề đơn giản chút nào, tôi cá là bạn sẽ hoàn toàn đồng ý với tôi về điều đó. Vậy câu hỏi là BẰNG CÁCH NÀO chúng ta có thể mua đáy bán đỉnh?

Với một chỉ báo vô cùng đơn giản như Bollinger Bands, chúng ta có thể bước lên con đường đi tìm câu trả lời.

Dải Bollinger ngoài có độ lệch chuẩn là 2 so với giá trị trung bình. Khi giá tiệm cận Dải dưới được coi là rẻ, ngược lại khi giá tiệm cận dải trên thì được coi là đắt.

Vậy tôi cứ BUY khi giá chạm Dải dưới và SELL khi chạm dải trên là ăn tiền rồi? Quá dễ! Bình tĩnh đã nào, mọi con đường đều đẫn tới thành Roma, nhưng nó không có thẳng và dễ đi như vậy (nếu không thì ai cũng kiếm được tiền, làm gì có người mất tiền trong thị trường này!) Hãy nhìn thử hình bên dưới:

Tham khảo ngay  Chg Là Gì ? Nghĩa Của Từ Chg Trong Tiếng Việt Từ Điển Anh Việt Charging Message (Chg) Là Gì

*

Bạn thấy không? Giá đang đắt không có nghĩa bạn có thể nhảy vào thị trường để SELL ngay. Khi thị trường đang có xu hướng, giá có thể “rẻ hoặc đắt” trong một thời gian rất dài, như EURUSD ở ví dụ trên đã duy trì “giá đắt” suốt nhiều tháng liền. Do vậy, để có được xác suất thành công cao hơn, bạn cần kết hợp những yếu tố khác trước khi giao dịch với các Dải của Bollinger. Chẳng hạn như:

Nhận định xu hướng, BUY Dải dưới khi ở xu hướng tăng (và ngược lại) Các dải bên ngoài trùng với các mốc Hỗ trợ và Kháng cự

Chúng ta cùng xem ví dụ bên dưới:

*

Giá đang ở trên đường MA200, chạm Dải BB dưới trùng với mốc Hỗ trợ, và xuất hiện mô hình nến đảo chiều Bullish Engulfing.

MẸO: Bạn có thể điều chỉnh độ lệch của Dải Bollinger từ 2 lên 3 hoặc cao hơn. Ở độ lệch cao hơn, mức quá mua (hoặc quá bán) sẽ rõ ràng hơn, giúp bạn lọc được nhiều tín hiệu nhiễu, giúp vào lệnh có độ chính xác cao hơn.

2. Sử dụng Bollinger Bands dự đoán breakout

Vậy làm thế nào để sử dụng Bollinger phán đoán đột phá sắp xảy ra? Đơn giản, hãy tìm các quãng có Bollinger bo hẹp, khi đó thị trường có độ biến động thấp, báo hiệu breakout sắp diễn ra. Hãy nhớ: quãng bo hẹp càng dài, biến động đằng sau đó càng mạnh mẽ!

Tham khảo ngay  Short Selling Là Gì - Cách Short Selling Hoạt Động

*

Dầu thô biến động mạnh sau một quãng bo hẹp dài

3. Xác định xu hướng của breakout

Khi BB co lại, bạn biết sắp có breakout xảy ra, nhưng BB không cho bạn biết xu hướng của breakout đó. Vậy làm thế nào để bạn biết được xu hướng của cú breakout này? Hãy nhìn xu hướng trước đó.

Xem thêm: 25 Công Thức Nấu Canh Gì Ăn Cho Mát, Ăn Là Ghiền, 8 Món Canh Thanh Mát, Giải Nhiệt Ngày Hè

*

Nhìn đồ thị trên, bạn nghĩ giá sẽ đi lên hay đi xuống? Có lẽ là xuống, vì xu hướng trước đó là downtrend với đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Cùng xem kết quả nhé:

*

4. Giao dịch xu hướng với Bollinger Bands

Đường giữa của Bollinger Bands đơn giản là một đường trung bình động 20 kỳ SMA20, được gọi là đường giá trị trung bình của Bollinger Bands.

Mấu chốt là, khi thị trường đang ở xu hướng mạnh, Dải giữa này sẽ đóng vai trò “vùng giá trị”. Có nghĩa là khi giá tiếp cận đường này, đó là cơ hội để bạn BUY (hoặc SELL) theo xu hướng.

*

Giá quay về SMA20 cho chúng ta cơ hội SELL theo xu hướng

MẸO: Bạn cũng có thể sử dụng đường SMA20 hoặc các Dải BB ngoài để điều chỉnh Stop-loss.

5. Kết hợp Bollinger Bands và RSI

Khi bạn đã biết xu hướng, biết các vùng giá trị để giao dịch với BB, vậy làm sao để biết xu hướng đó sẽ tiếp tục hay sắp kết thúc? Làm sao để biết xung lực của xu hướng còn mạnh hay đã yếu?

Tham khảo ngay  Quên Mật Khẩu Authy Security), What Should I Do? Quên Mật Khẩu Authy

Lúc này, chỉ báo RSI sẽ phát huy tác dụng. Hãy kết hợp BB với phân kỳ RSI. (Tương tự, bạn cũng có thể kết hợp với phân kỳ MACD). Hãy tham khảo một số bài về phân kỳ dưới đây:

Kết hợp với việc tìm kiếm phân kỳ, khi giá ở Dải BB dưới, hãy BUY khi xuất hiện phân kỳ tăng. Ngược lại, SELL khi giá ở Dải BB trên và xuất hiện phân kỳ giảm.

MẸO: Kết hợp thêm Hỗ trợ và Kháng cự, bạn sẽ có xác suất đảo chiều cao hơn.

Xem thêm: Top 7 Trang Khảo Sát Kiếm Tiền Nước Ngoài Trả Tiền Cao Nhất

6. Kết luận

Bollinger Bands giúp bạn xác định khi nào giá đang “rẻ” và khi nào giá đang “đắt”.Trong uptrend, bạn có thể xem xét mua khi giá tiếp cận Dải BB dưới.Trong downtrend, bạn có thể xem xét bán khi giá tiếp cận Dải BB trên.Khi BB co hẹp, báo hiệu sắp có breakout xảy ra.Bạn có thể sử dụng đường MA20 làm vùng giá trị khi thị trường có xu hướng.Kết hợp phân kỳ RSI, MACD, hỗ trợ, kháng cự, mô hình nến… để tăng xác suất đảo chiều.

FXS chúc các bạn giao dịch thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button