Ý Nghĩa Và Các Lệnh Trong Forex : Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Trước khi đi vào các loại lệnh, mình sẽ điểm lại các khái niệm về giá tương ứng với các trình tự thời gian, từ lúc đặt lệnh, khớp lệnh rồi đến chốt lệnh. Mời các bạn tham khảo bài viết về order/position và bảng ở dưới:

Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Diễn giải
Current price Giá hiện tại Là giá khớp lệnh gần nhất trên thị trường, thay đổi liên tục theo thời gian thực, bao gồm giá Bid (ứng với lệnh bán) và giá Ask (ứng với lệnh mua).

Đang xem: Các lệnh trong forex

Entry price Giá vào lệnh, giá đặt lệnh, giá chỉ định, giá chờ Là giá lúc bạn đặt lệnh. Khi có người mua/bán tại mức entry price lệnh bán/mua của bạn, lệnh được khớp và position của bạn được mở. Khi này entry price chính là giá khớp lệnh.
Exit price Giá chốt lệnh, giá thoát lệnh Là giá lúc bạn chốt lệnh, position của bạn được đóng.

Xét theo tính chất, có 3 nhóm lệnh trong Forex: market order (lệnh thị trường), pending order (lệnh chờ) và additional order (lệnh bổ sung).

1. Market order

Market order (lệnh thị trường) là kiểu lệnh được thực hiện ngay lập tức tại giá tốt nhất đang sẵn sàng trên thị trường. Đây là kiểu lệnh đơn giản nhất, phổ biến nhất và được thực hiện nhanh nhất. Nếu bạn mua, market order được khớp tại giá Ask, còn nếu bạn bán, market order sẽ được khớp tại giá Bid. Các trader giao dịch ngắn hạn, đặc biệt là các scalper thường sử dụng kiểu lệnh này.

Ví dụ, giá Bid cho cặp EUR/USD hiện tại ở mức 1.2140 và giá Ask là 1.2142. Nếu bạn muốn mua EUR/USD tại giá thị trường, nó sẽ được bán cho bạn tại mức giá Ask 1.2142. Bạn ấn nút mua và nền tảng giao dịch của bạn sẽ lập tức thực thi lệnh mua tại mức giá đó.

2. Pending order

Pending order (lệnh chờ) là loại lệnh được đặt trước và sẽ hoạt động nếu giá cắt một mức giá đã định trước. Lệnh này rất hữu ích nếu bạn giao dịch kiểu EOD (cuối ngày) và không ngồi liên tục trước màn hình để theo dõi giá. Lệnh này thường được dùng cho các giai đoạn breakout (khi giá phá vỡ một vùng nào đó) hoặc cho các giai đoạn hồi giá. Lệnh chờ có 2 loại: limit orderstop order. Ngoài ra còn có một loại phức tạp hơn, là sự kết hợp giữa hai loại trên, đó là stop-limit order.

Lưu ý: bạn chỉ có thể hủy lệnh chờ nếu nó chưa được kích hoạt. Lệnh có được kích hoạt hay không phụ thuộc vào việc giá có chạm mức giá chờ đã được đặt trước hay không.

2.1. Limit order

Limit order là loại lệnh chờ được đặt trước với kỳ vọng xu hướng giá sẽ đảo chiều khi chạm mức giá được chỉ định trong lệnh (mô hình giá dạng dấu tick ).

*

Giá hiện tại là chấm tròn màu xanh da trời

Khi bạn cho rằng giá sẽ quay đầu đi lên nếu nó chạm một mức giá nhất định phía dưới mức giá hiện tại, bạn sẽ đặt một lệnh buy limit tại mức giá đó. Lệnh mua này sẽ được kích hoạt khi giá Ask hiện tại bằng hoặc thấp hơn giá chỉ định trong lệnh.

Tham khảo ngay  Zip Code Là Gì? Cách Tra Cứu Mã Bưu Chính Là Gì ? Mã Bưu Điện Của 63 Tỉnh Thành Việt Nam (Năm 2018)

Ngược lại, khi bạn cho rằng giá sẽ quay đầu đi xuống nếu nó chạm một mức giá nhất định phía trên mức giá hiện tại, bạn sẽ đặt một lệnh sell limit tại mức giá đó. Lệnh bán này sẽ được kích hoạt khi giá Bid hiện tại bằng hoặc cao hơn giá chỉ định trong lệnh.

Ví dụ, giá EUR/USD hiện tại đang là 1.2050. Bạn nghĩ rằng cùng lắm giá chỉ tăng đến 1.2070 thì sẽ quay đầu giảm. Khi này, thay vì phải ngồi theo dõi giá, bạn có thể đặt một lệnh sell limit để bắt đỉnh của xu hướng với mức giá vào lệnh là 1.2070 rồi tắt máy đi ngủ. Bất cứ khi nào giá chạm mức 1.2070, một lệnh bán sẽ được kích hoạt ngay lập tức.

2.2. Stop order

Stop order là loại lệnh chờ được đặt trước với kỳ vọng xu hướng giá sẽ tiếp tục duy trì khi đi qua mức giá chỉ định trong lệnh (mô hình giá dạng dấu gạch chéo / ).

*

Giá hiện tại là chấm tròn màu xanh da trời

Khi bạn cho rằng giá sẽ tiếp tục đi lên nếu nó chạm một mức giá nhất định phía trên mức giá hiện tại, bạn sẽ đặt một lệnh buy stop tại mức giá đó. Lệnh mua này sẽ được kích hoạt khi giá Ask hiện tại bằng hoặc cao hơn giá chỉ định trong lệnh.

Ngược lại, khi bạn cho rằng giá sẽ tiếp tục đi xuống nếu nó chạm một mức giá nhất định phía dưới mức giá hiện tại, bạn sẽ đặt một lệnh sell stop tại mức giá đó. Lệnh bán này sẽ được kích hoạt khi giá Bid hiện tại bằng hoặc thấp hơn giá chỉ định trong lệnh.

Xem thêm: Vô Hiệu Hóa, Tắt Chế Độ Bảo Mật 2 Lớp Trên Gmail, Hướng Dẫn Kích Hoạt Bảo Mật 2 Lớp Cho Gmail

Ví dụ, giá GBP/USD hiện tại đang là 1.5050. Bạn tin nếu giá tăng lên chạm mức 1.5060 thì nó sẽ tiếp tục tăng. Khi này, thay vì phải ngồi theo dõi giá, bạn có thể đặt một lệnh buy stop với mức giá vào lệnh là 1.5060 rồi tắt máy đi ngủ. Bất cứ khi nào giá chạm mức 1.5060, một lệnh mua sẽ được kích hoạt ngay lập tức.

2.3. Stop-limit order

Stop-limit order là loại lệnh chờ được đặt trước với kỳ vọng giá sẽ có một cú đảo chiều tạm thời trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chính (mô hình giá dạng tia sét trên trán Harry Potter).

*

Sẹo hình tia sét trên trán Harry Potter

Lệnh này yêu cầu bạn chỉ định hai mức giá: stop price và stop-limit price. Lệnh sẽ được thực thi khi current price chạm mức stop price. Một khi mức stop price được chạm, stop-limit order sẽ trở thànhlimit order. Kiểu lệnh này chỉ có trên nền tảng MetaTrader 5.

Buy stop-limit là một lệnh chờ cho phép trader chỉ định một mức giá phía trên giá hiện tại. Mức giá phía trên đó là stop price. Khi giá hiện tại chạm mức stop price, một lệnh buy limit sẽ tự động được đặt tại một mức giá thấp hơn (nguyên tắc vàng của giao dịch là mua thấp). Mức giá thấp hơn này gọi làstop-limit price. Trong trường hợp này, lệnh buy limit được đặt khi và chỉ khi giá Ask chạm stop price. Một khi giá Ask chạm stop-limit price, lệnh buy limit sẽ được khớp.

Tham khảo ngay  ( Profit Margin Là Gì ? Hiểu Được Biên Lợi Nhuận Và Cách Tính Chuẩn

Ví dụ, nếu bạn muốn mua EUR/USD và giá hiện tại là 1.3050, bạn có thể quyết định đặt stop price tại 1.3150 vì bạn tin rằng nó sẽ chạm tới ngưỡng đó. Nhưng, vì bạn tin rằng giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại, bạn sẽ đặt một lệnh mua với stop-limit price tại mức 1.3100.

Lệnh buy stop-limit được sử dụng khi bạn dự đoán giá sẽ có một cú sụt giảm tạm thời trước khi tăng trở lại.

Mời các bạn xem video dưới đây để tìm hiểu thêm về lệnh buy stop-limit:

(Video được lấy nguồn từ ForexTime)

Tương tự, sell stop-limit là một lệnh chờ cho phép trader chỉ định một mức giá phía dưới giá hiện tại. Mức giá phía dưới đó là stop price. Khi giá hiện tại chạm mức stop price, một lệnh sell limit sẽ tự động được đặt tại một mức giá cao hơn. Mức giá cao hơn này gọi làstop-limit price. Trong trường hợp này, lệnh sell limit được đặt khi và chỉ khi giá Bid chạm stop price. Một khi giá Bid chạm stop-limit price, lệnh sell limit sẽ được khớp.

3. Additional order

Additional order (lệnh bổ sung) là loại lệnh được bổ sung vào một lệnh khác để tự động đóng lệnh đó lại khi giá cắt một mức giá đã định trước. Lệnh bổ sung có 3 loại: take profitstop losstrailing stop.

Lưu ý: Additional order, đúng như tên gọi của nó, có thể được bổ sung, điều chỉnh hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào.

3.1. Take Profit order

Take Profit (chốt lời), tên gọi tắt là TP, là loại lệnh được bổ sung vào một lệnh khác để tự động đóng lệnh đó lại nếu giá chạm một mức giá nhất định mà tại đó bạn quyết định chốt lời. Điều này nhằm mục đích hiện thực hóa lợi nhuận mà bạn đã đạt được. Lệnh chốt lời rất hữu ích vì nó giúp bạn biến số tiền lãi danh nghĩa thành số tiền lãi thật. Nếu không có lệnh chốt lời, bạn có thể vuột khỏi tay số tiền lãi khi giá bất ngờ quay đầu theo hướng bất lợi (gây lỗ). Bạn luôn có thể bổ sung lệnh chốt lời vào bất cứ loại lệnh nào khác và nó sẽ vẫn còn tác dụng chừng nào lệnh kia vẫn còn tồn tại. Bạn cũng có thể điều chỉnh hoặc hủy lệnh chốt lời đối với một lệnh khác bất cứ lúc nào.

Ví dụ: bạn mua EUR/USD tại giá 1.20500, sau đó giá bắt đầu tăng và bạn có lãi. Bạn nghĩ rằng cùng lắm giá chỉ tăng lên 1.20700 và bạn cảm thấy thỏa mãn với mức lãi tại giá này. Nhưng bạn có việc phải đi ra ngoài và không thể ngồi đợi được nên bạn bổ sung một lệnh chốt lời vào lệnh mua hiện tại với giá chốt lời là 1.20700. Khi bạn quay về, giá đã bị tụt xuống 1.20300 nhưng trước đó nó vẫn kịp chạm mức 1.20700 trước khi quay đầu giảm xuống.

3.2. Stop Loss order

Stop Loss (cắt lỗ), tên gọi tắt là SL, là loại lệnh được bổ sung vào một lệnh khác để tự động đóng lệnh đó lại nếu giá chạm một mức giá nhất định mà tại đó bạn quyết định cắt lỗ. Điều này nhằm mục đích tránh cho bạn bị thua lỗ nhiều hơn nếu xu hướng giá đi theo hướng bất lợi (gây lỗ). Lệnh cắt lỗ cực kỳ quan trọng với bất kỳ trader nào bởi lẽ nó giúp kiểm soát rủi ro và hạn chế thua lỗ. Nếu không có lệnh cắt lỗ, bạn có thể mất hết vốn chỉ trong thời gian rất ngắn nếu giá đi ngược lại bạn quá nhanh. Giống như lệnh chốt lời, lệnh chốt lỗ có thể được bổ sung, điều chỉnh hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Tham khảo ngay  Nghĩa Của Từ Hull Là Gì - Nghĩa Của Từ Hull, Từ Hull Là Gì

Ví dụ: bạn mua EUR/USD với giá 1.20500, nhưng sau đó giá bắt đầu đi xuống. Bạn không muốn mất quá nhiều tiền nên dự tính sẽ đóng giao dịch sai lầm này lại nếu giá giảm xuống 1.20300. Nhưng bạn có việc phải đi ra ngoài và không thể ngồi đợi và theo dõi giá được nên bạn bổ sung một lệnh cắt lỗ vào lệnh mua hiện tại với giá cắt lỗ là 1.20300. Khi bạn quay về, giá đã bị tụt xuống mức 1.20000 nhưng giao dịch của bạn đã được đóng lại ở mức giá 1.20300 và bạn chỉ lỗ số tiền mà bạn đã xác định sẵn sàng mất.

3.3. Trailing Stop order

Trailing Stop (cắt lỗ đuổi) là một loại lệnh được bổ sung vào một lệnh khác để tự động di chuyển mức cắt lỗ theo một khoảng cách cố định so với mức giá hiện tại khi giá đi theo hướng có lợi (tạo ra lãi), nhưng sẽ giữ nguyên vị trí cắt lỗ nếu giá đi theo hướng bất lợi (gây lỗ). Vì tính chất này mà lệnh cắt lỗ đuổi được mệnh danh là “máy gặt”. Tuy gọi là “cắt lỗ đuổi” nhưng dù giá có quay đầu theo hướng bất lợi và đóng lệnh tại mức giá cắt lỗ đã di chuyển, nhưng trên thực tế là luôn có lãi so với điểm vào lệnh ban đầu.

Có một số điều cần ghi nhớ về lệnh cắt lỗ đuổi:

Lệnh cắt lỗ đuổi sẽ chưa đặt ra bất kỳ mức cắt lỗ nào cho đến khi giá hiện tại đã tạo ra một khoảng cách bằng khoảng cách cắt lỗ so với giá vào lệnh. Tức là nó luôn đảm bảo chỉ di chuyển mức cắt lỗ từ vị trí mà lệnh bắt đầu có lãi.Một khi mức cắt lỗ được dịch chuyển bám theo hướng giá có lợi, nó sẽ là chiếc khóa một chiều và sẽ không bao giờ lùi bước ngay cả khi giá quay đầu ngược lại về hướng bất lợi. Trong trường hợp đó, mức cắt lỗ sẽ đứng im chờ cho đến khi giá quay lại để chạm vào và kích hoạt việc đóng lệnh.

Xem thêm: Nam Giới Không Có Tinh Trùng Nên Ăn Gì? Vô Sinh Không Có Tinh Trùng

*

Mức cắt lỗ di chuyển tới điểm vào lệnh và bắt đầu bám đuổi theo giá

Với tính năng này, lệnh cắt lỗ đuổi là một công cụ hiệu quả để bạn bảo vệ và tối đa hóa lợi nhuận theo cách “để giá đi xa nhất có thể”. Cũng giống như lệnh cắt lỗ và chốt lời, lệnh cắt lỗ đuổi có thể được bổ sung, điều chỉnh và hủy bỏ bất cứ lúc nào.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button