Các Loại Cổ Phiếu Ưu Đãi – Ưu Và Nhược Điểm Của Loại Cổ Phiếu Này

Cổ phiếu ưu đãi là gì, có gì giống và khác so với cổ phiếu thường? Cùng tìm hiểu đặc điểm và những lợi ích, rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi.

Đang xem: Các loại cổ phiếu ưu đãi

Khái niệm về cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khoánĐặc điểm của các loại cổ phiếu ưu đãiRủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi hiện nay
Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán có tính chất giống cổ phiếu phổ thông nhưng người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng nhiều lợi thế hơn so với cổ phiếu thường. Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi: Ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về biểu quyết, ưu đãi hoàn lại.

1. Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Khái niệm về cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi (CPUD) là một loại cổ phiếu đặc biệt trong các công ty cổ phần mà người sở hữu chúng được hưởng một số ưu đãi nhất định trong quá trình hoạt động và quản lý của công ty phát hành như: Ưu đãi về biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại. Tuy nhiên, chủ sở hữu của loại cổ phiếu này cũng bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông thông thường.

*

Định nghĩa về cổ phiếu ưu đãi

So sánh cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, trái phiếu

Cả 3 loại này đều là công cụ vốn do công ty phát hành, nhưng người sở hữu cổ phiếu (cổ đông) được coi là thành viên góp vốn trong công ty, còn người sở hữu trái phiếu (trái chủ) có thể hiểu là “chủ nợ”, của doanh nghiệp. Trong trường hợp công ty phá sản, giải thể thì trái chủ được ưu tiên thanh toán trước, tiếp đến là cổ đông ưu đãi rồi cuối cùng là cổ đông phổ thông.

Tham khảo ngay  Mithril Là Gì ? Thông Tin Về Đồng Tiền Ảo Mith Coin Mới Nhất

Về quyền của chủ sở hữu: Cổ đông ưu đãi và trái chủ không được quyền biểu quyết trong Hội đồng cổ đông, không được tham gia ứng cử, bầu cử vào Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát hoặc các vị trí quản lý công ty.

Về quyền chuyển nhượng: CPUD được phát hành số lượng hạn chế và không được tự do chuyển nhượng trong khi cổ phiếu thường và trái phiếu thì được tự do chuyển nhượng. Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu và không có chiều ngược lại.

2. Các loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến hiện nay

Hiện nay, cổ phiếu ưu đãi được chia làm 4 loại chính bao gồm: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn loại và cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi loại mang đặc điểm và tính chất riêng:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Người sở hữu CPUD dạng này sẽ được quyền ưu tiên biểu quyết và số phiếu cao hơn các cổ phiếu phổ thông. Số phiếu dựa trên một cổ do Điều lệ công ty quy định. Chỉ cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ không được chuyển nhượng tự do mà phải đổi thành loại phổ thông thì mới chuyển nhượng được.

*

Có 4 loại cổ phiếu ưu đãi chính hiện nay

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Khi hạch toán chia cổ tức hàng năm, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi cổ tức được trả mức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông. Mức chi trả này được ghi cụ thể trên tờ cổ phiếu ưu đãi. Lợi thế này áp dụng cả cho cổ tức cố định (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty) và cổ tức thưởng.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức được nhận lại phần tài sản tương ứng với số cổ phần nếu công ty giải thể hoặc phá sản nhưng độ ưu tiên thanh toán đứng sau trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

Tham khảo ngay  Tìm Hiểu Lending Bitcoin Là Gì ? Có Nên Chơi Lending Tiền Ảo Không?

Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử, ứng của vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Xem thêm: Sinh Năm 1981 Mệnh Gì? Tuổi Tân Dậu Hợp Tuổi Nào, Màu Gì? Sinh Năm 1981 Mệnh Gì

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Đây là loại cổ phiếu mà người sở hữu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu hoặc tùy theo điều kiện đề ra trên cổ phiếu. Chủ sở hữu CPUD ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự đại hội cổ đông hoặc ứng cử hay đề cử người vào Hội đồng quản trị.

CPUD khác theo Điều lệ công ty quy định

Ngoài 3 loại CPUD trên, các công ty cổ phần cũng có quyền bàn bạc, thỏa thuận về các loại cổ phiếu ưu đãi khác, đem lại quyền hạn và ưu đãi riêng đến với các cổ đông, tùy theo tính chất hoạt động của công ty và do Điều lệ của công ty quy định.

Ví dụ:

Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, mệnh giá cổ phần là 10 ngàn đồng. Theo quy định của Điều lệ công ty, có 20% CPUD biểu quyết, 1 CPUD = 5 phiếu bầu dành cho cổ đông sáng lập.

Như vậy, trong 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành, có 80 triệu cổ phiếu phổ thông và 20 triệu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 20% vốn góp, nhưng cổ đông sáng lập luôn chi phối việc ra quyết định trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong 3 năm đầu thành lập công ty.

3. Lợi ích khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Đối với các công ty cổ phần, việc phát hành CPUD giúp công ty có thêm nguồn vốn kinh doanh. Các nhà đầu tư cũng rất ưa chuộng và mong muốn sở hữu cổ phiếu ưu đãi do lợi ích mà nó mang lại là rất lớn.

Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi chính là cổ đông ưu đãi của công ty, được hưởng nhiều lợi thế hơn so với cổ đông thông thường như: Được chia mức cổ tức cao hơn mà không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh công ty hoặc được quyền ưu đãi biểu quyết cao hơn giúp cổ đông có tiếng nói hơn hay được yêu cầu hoàn lại vốn gốc bất cứ lúc nào.

Tham khảo ngay  Vietnam Zip Code, Mã Bưu Chính 63 Tỉnh Thành Việt Nam (Zip Postal Code) 2021

Bên cạnh đó, CPUD cũng có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Khi thị giá cổ phiếu đó có xu hướng tích cực, nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng và kiếm lời trên thị trường chứng khoán.

Để mua được cổ phiếu ưu đãi, bạn phải là cổ đông của công ty, tức là đã sở hữu một lượng cổ phiếu thường theo quy định rồi thì mới có thể đăng ký quyền mua cổ phiếu ưu đãi. Bạn có thể mua trực tiếp tại công ty phát hành hoặc mua thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

*

Cân nhắc được mất khi mua cổ phiếu ưu đãi

4. Những rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Bên cạnh những lợi ích khi đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi thì các nhà đầu tư cũng phải đối mặt với một số rủi ro nhất định. Bạn cần nắm rõ mặt hạn chế của loại cổ phiếu này và cân nhắc những rủi ro nó mang lại trước khi quyết định đầu tư.

CPUD không được phép tự do chuyển nhượng, muốn chuyển nhượng, nhà đầu tư cần phải chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông. Như vậy để kiếm lợi nhuận thì phải chấp nhận từ bỏ ưu đãi.

Ngoài ra, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết như cổ đông thường (trừ khi sở hữu CPUD biểu quyết).

Xem thêm: 116 Món Bồ Câu Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các Đầu Bếp Tại Gia, 135 Món Bồ Câu Nấu Gì Ngon

Nếu công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi quá mức thì sẽ làm giảm giá trị của cổ phiếu, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông ưu đãi.

Hy vọng những thông tin mà phunutiepthi.vn mang lại sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cùng những lợi ích, rủi ro khi đầu tư vào loại hình này. Chúc các bạn đầu tư thông minh và sáng suốt!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button