Phương Pháp Chỉ Số P/S Là Gì Trong Chứng Khoán Là Gì? Cách Tính Chỉ Số P/S

Thôngthường nhiều nhà đầu tư vẫn dùng các chỉ số như P/E, P/B, ROE, ROA,…trong việc phân tích và định giá cổ phiếu, tuy nhiên trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ thì EPS âm dẫn tới các chỉ số trên không thể phát huy được nhiều vai trò. Bởi doanh nghiệp kinh doanh lỗ chưa chắc là tồi tệ vì có thể doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai các dự án dẫn tới dòng tiền lợi nhuận chưa thực sự cao tại thời điểm đó và không có nghĩa là nó sẽ không được cải thiện trong tương lai.

Đang xem: Chỉ số p/s

Vậy có chỉ số nào thay thế cho các chỉ số trên không? Hãy cùng tìm hiểu chỉ số P/S

1. Chỉ số P/S là gì?

*

Chỉsố P/S (Price/ Sales per share) là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. P/S cho biết NĐT sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp.

NĐTsử dụng chỉ số P/S vì nghĩ rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo nên P/E sẽ bị sai lệch, hay giá trị sổ sách có thể không đúng nên P/B không đáng tin cậy trong khi đó doanh thu đáng tin cậy hơn vì thế P/S được ưa thích hơn.

2. Cách tính chỉ số P/S

Công thức P/S:

P/S =Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần

Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Hoặc bằng cách nhân cả tử và mẫu số cho SLCP đang lưu hành ta có công thức khác của P/S:

P/S = Tổng vốn hóa (Equity value)/ Tổng doanh thu thuần (Sales)

Trong đó:

P = Market Price: giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại

S = Sales per share: doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu

Bảng doanh thu 4 quý gần nhất của VRE

*

Số lượng cổ phiếu lưu hành của VRE chúng ta có thể lấy trên BCTC mới nhất của VRE hoặc trên cafef đã thống kê sẵn.

Tham khảo ngay  Thời Gian Giao Dịch Chứng Khoán 2021: Giờ Giao Dịch Chứng Khoán Mỹ Mùa Đông

Cụ thể:

Giá cổ phiếu P = 28.15 ngàn đồng

KLCP lưu hành = 2.272 tỷ cổ phiếu

Vốnhóa thị trường = 61.238 tỷ đồng (= giá cổ phiếu x KLCP đang lưu hành)

Tổngdoanh thu 4 quý gần nhất = 1.982 tỷ + 2.208 tỷ + 2.784 tỷ + 1.685 tỷ = 8.659 tỷ

Như vậy,

Doanh thu trên 1 cổ phiếu VRE = Tổng doanh thu 4 quý/ KLCP lưu hành = 8.659/ 2.272 = 3.811 (ngàn đồng)

P/S = Vốn hóa thị trường/ Tổng doanh thu = 61.238/ 8.659 = 7.072

Điều này có nghĩa là NĐT sẵn sàng bỏ ra 7.072 đồng cho mỗi doanh thu mà VRE tạo ra năm gần nhất.

3. Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

3.1. Ưu điểm

Như đã phân tích ở trên, chỉ số P/S có những ưu điểm rõ ràng hơn trong việc phân tích và định giá cổ phiếu, cụ thể như:

Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn.

Bởi vì…

Lợi nhuận dễ bị “cook” bởi những chiêu trò trong kế toán bằng lợi dụng các khoản mục về khấu hao, lãi suất hay chi phí thuế để thao túng lợi nhuận.

Trong khi đó, doanh thu được kiểm tra chéo với các đối tác trong quá trình kiểm toán cho nên có độ tin cậy cao hơn.

Có thể dùng định giá cả những công ty kinh doanh thua lỗ.

Bởi thực tế là…

Với những doanh nghiệp non trẻ thường sẽ mới chỉ tạo ra doanh thu và chưa đem về lợi nhuận hoặc những doanh nghiệp đã có sẵn thị phần nhất định nhưng bất ngờ thua lỗ ở những giai đoạn đầu triển khai dự án mới trong chu kỳ kinh doanh, khi đó, ta so sánh P/S của chính doanh nghiệp trong quá khứ hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành sẽ đánh giá được tốt hơn.

Xem thêm: Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính Npv Và Irr Của Dự Án, Cách Tính Npv Công Thức Chính Xác

Do đó, với công ty khởi nghiệp thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E.

Tham khảo ngay  Cách Rút Tiền Từ Neteller - Hướng Dẫn Rút Tiền Từ Ví Neteller Về Việt Nam

Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định

Những ngành có yếu tố chu kỳ như ngành thép sẽ thường trải qua những giai đoạn lên xuống kéo dài, cho nên lợi nhuận sẽ có biến động lớn. Vì thế, sử dụng P/E có thể khá sai lệch cho nên P/S là lựa chọn phù hợp hơn cả.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh đó là những điểm hạn chế. Rõ ràng rồi. Không có chỉ số nào là hoàn cả.

Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.

Đặc biệt là …

Với những doanh nghiệp có chỉ số P/S sụt giảm thất thường nhờ tăng trưởng doanh thu, cần phải lưu ý đến chất lượng khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Nếu khoản phải thu tăng nhanh hơn rất nhiều so với doanh số thì khả năng doanh nghiệp ghi nhận sớm nhưng chưa đem lại dòng tiền thật cho doanh nghiệp, thậm chí là không có dòng tiền khi Khoản phải thu đó là “ảo”

Hơn nữa,

Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.

4. Ý nghĩa của chỉ số P/S

Trong điều kiện doanh nghiệp đang trong chu kỳ ổn định với doanh thu được duy trì và tăng trưởng đều đặn thì một chỉ số P/S được cho là quá thấp có thể thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp và đây cũng có thể là cơ hội đầu tư tốt, và ngược lại, một chỉ số P/S được cho là quá cao thể hiện rằng doanh nghiệp đang được định giá cao hơn giá trị thật của nó.

Tuy nhiên, một chỉ số P/S thế nào được cho là cao hoặc thấp?

Chúng ta cần một mốc khách quan để nhận biết. Cũng như chỉ số P/E, chỉ số P/S đem lại rất ít ý nghĩa nếu chúng ta chỉ sử dụng đơn độc. Thay vào đó, chúng ta cần phải so sánh chỉ số này với:

Tham khảo ngay  Nhà Đầu Tư Dogecoin Tại Việt Nam, 5 Điều Cần Biết Trước Khi Mua Dogecoin

P/S trung bình của các doanh nghiệp trong ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.P/S của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ

4.1. so sánh với P/Strung bình ngành hoặc với công ty cạnh tranh trực tiếp

Dù thực tế, các chỉ số P/S của một doanh nghiệp và ngành thường không được tính phổ biến và sẵn có như chỉ số P/B, P/E hay ROE ngành. Hiện tại bạn có thể xem chỉ số P/S tại:

https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx

*

Bên cạnh đó việc so sánh với chỉ số P/S của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có cùng quy mô và trong điều kiện thị trường ổn định cũng là cách hiệu quả để đánh giá P/S của doanh nghiệp mục tiêu liệu có đang hấp dẫn hay đang quá rủi ro

4.2. Sosánh P/S của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ

Đối với những doanh nghiệp mang tính ổn định, và vững mạnh thì so sánh với chính nó trong quá khứ là một ý tưởng đầu tư rất tốt.

Thực tế bạn nên đánh giá chỉ số P/S so với chính quá khứ của doanh nghiệp bạn cần đầu tư. Khi chỉ số P/S thấp hơn đáng kể so với trung bình quá khứ bạn có thể tiến hành mua vào và chờ đợi thành quả.

5. Tổng kết lại

Chỉ số P/S thích hợp để sử dụng khi định giá hầu hết các loạicổ phiếu. Đặc biệt…Chỉ số P/S có ý nghĩa nhất khi định giá doanh nghiệp non trẻ, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận hay với những ngành có tính chu kỳ hoặc đang xuất hiện xu hướng mới.

Xem thêm: Tokens Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Cài Đặt Token Đơn Giản Nhất

Nhưng giống các chỉ số định giá khác, nó không nên sử dụng một cách riêng rẽ mà nên sử dụng kết hợp với các chỉ số định giá khác để có đánh giá đầy đủ hơn về giá trị của doanh nghiệp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button