Chính Sách Môi Trường Là Gì ? Chính Sách Về Môi Trường Của Việt Nam

Chính sách môi trường trong ISO 14001 là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo tính hiệu lực cũng như sự thành công của một hệ thống quản lý môi trường (EMS). Nói cách khác, việc sở hữu một chính sách môi trường phù hợp và nhất quán với định hướng được đặt ra chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững không chỉ của doanh nghiệp mà của cả xã hội.

*

Khái quát về chính sách môi trường trong ISO 14001

Chính sách môi trường trong ISO 14001 được đánh giá là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001.

Đang xem: Chính sách môi trường là gì

Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn của quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) dành cho mọi doanh nghiệp, tổ chức. Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp một khung chuẩn đảm bảo doanh nghiệp quản lý môi trường một cách hiệu quả. Góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật. Từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội.

ISO 14001 đòi hỏi lãnh đạo cao nhất của một doanh nghiệp phải xác định chính sách về môi trường ngay từ đầu khi xây dựng và áp dụng EMS. Bởi những chính sách này được coi là định hướng mang tính chiến lược. Đảm bảo EMS được triển khai đúng hướng và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Vậy cụ thể chính sách môi trường trong ISO 14001 là gì? Hãy cùng tiếp tục theo dõi những nội dung được phunutiepthi.vn chia sẻ sau đây.

Chính sách môi trường là gì?

Theo ISO 14001, chính sách môi trường được định nghĩa là những ý đồ cùng định hướng có liên quan tới kết quả của hoạt động môi trường tại một doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nó là những nguyên tắc, những cam kết được tuyên bố một cách chính thức bởi lãnh đạo cao nhất.

*

Với chính sách môi trường ISO 14001, doanh nghiệp sẽ biết được cách thiết lập các mục tiêu môi trường sao cho phù hợp. Từ đó, có các kế hoạch, hành động cụ thể tương ứng để đạt được những kết quả như dự kiến. Đồng thời, các chính sách này cũng là cơ sở để cải tiến EMS không ngừng.

Tham khảo ngay  If I Were A Sin Là Gì

Mục tiêu của chính sách môi trường

Căn cứ vào bối cảnh thực tế của tổ chức/ doanh nghiệp mà chính sách môi trường sẽ được thiết lập với các mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung, các chính sách môi trường trong ISO 14001 đều hướng đến những mục tiêu lớn như sau:

Ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường thông qua việc hạn chế sản xuất chất thải công nghiệp, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, tái sử dụng nhiều lần.Đánh giá được những tác động ảnh hưởng tới môi trường khi có sự thay đổi về quy trình làm việc hay cập nhập các công nghệ, trang thiết bị mới.Kiểm soát hiệu quả việc sử dụng, bảo quản và xử lý các chất thải.

*

Khuyến khích sự tham gia từ đội ngũ nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và phương pháp duy trì, cải tiến EMS liên tục.Khuyến khích đội ngũ công nhân viên nắm được cách tối ưu hiệu quả lao động mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường trong những công việc sử dụng và bảo toàn năng lượng.Thể hiện cam kết của lãnh đạo, của doanh nghiệp đối với nhân viên nội bộ cùng khách hàng, cộng đồng bên ngoài về trách nhiệm cùng đóng góp của doanh nghiệp đối với việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Trong chính sách môi trường cần bao gồm những gì?

Khi thiết lập chính sách môi trường ISO 14001, lãnh đạo cao nhất cần phải cân nhắc đến những nội dung sau:

Phù hợp với bối cảnh của tổ chức

Thực tế, đây không phải là một nội dung cần phải ghi vào trong chính sách môi trường của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp nên nhìn nhận việc này như một yếu tố then chốt để xây dựng được một chính sách môi trường có hiệu lực.

Bởi mỗi doanh nghiệp đều có loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động cùng sản phẩm/ dịch vụ riêng. Do đó, chính sách môi trường cũng không thể nào giống nhau được. Người lãnh đạo cao nhất cần phải cân nhắc thiết lập các chính sách sao cho phù hợp và đúng với bối cảnh thực tế của doanh nghiệp.

*

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất thực phẩm thì các chính sách môi trường cần phải tập trung vào việc xử lý chất thải liên quan đến thực phẩm cùng hóa chất. Chứ không thể áp dụng các chính sách môi trường của một cơ sở chuyên sản xuất sản phẩm dệt may hay các vật liệu thô như than đá, dầu mỏ… được.

Tham khảo ngay  Mũi To Nói Lên Điều Gì Và Là Người Thế Nào? Đầu Mũi To Nói Lên Điều Gì Vận Mệnh Tốt Hay Xấu

Có một khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu

Một chính sách môi trường có hiệu lực và đạt được thành công thì phải đánh giá và đo lường được. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải thiết lập các mục tiêu môi trường cụ thể cho chính sách đó.

Các mục tiêu môi trường được đặt ra phải đảm bảo nhất quán với chính sách môi trường. Đồng thời, nó phải cho thấy được hiệu quả trong việc giảm thiểu các tác động của doanh nghiệp tới môi trường. Tránh trường hợp đặt ra những mục tiêu quá xa vời và không thể thực hiện và đáp ứng được chính sách môi trường của mình.

Cụ thể, với chính sách “Xây dựng các kế hoạch cùng biện pháp giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường” thì mục tiêu của bạn cũng phải liên quan tới vấn đề này. Ví dụ như đặt ra mục tiêu “Hoàn thành việc chuyển đổi bao gói từ nilon sang chất liệu giấy cho lô sản phẩm mới trong tháng 9 năm 2020”.

Xem thêm: Trailing Stop Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Lệnh Trailing Stop

Cam kết về bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Chính sách môi trường trong ISO14001 của một doanh nghiệp phải thể hiện được những cam kết về bảo vệ môi trường. Cụ thể là các cam kết nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, các cam kết này cũng phải phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Bao gồm các điều kiện về môi trường tại địa phương, khu vực nơi doanh nghiệp hoạt động.

*

Những cam kết này có thể đề cập tới chất lượng nguồn nước, nguồn không khí hoặc các cam kết về bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái; bảo tồn thiên nhiên…

Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, nghĩa vụ về môi trường

Các chính sách môi trường ISO 14001 khi được thiết lập cần phải thể hiện sự tuân thủ các cam kết, nghĩa vụ của doanh nghiệp với các bên liên quan một cách đầy đủ.

Cụ thể, các yêu cầu này có thể đến từ những quy định, luật định của nhà nước về môi trường đang hiện hành; từ khách hàng, đối tác hoặc từ hiệp hội hay các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường…

Cải tiến hệ thống quản lý môi trường liên tục

Một trong những đặc điểm nổi bật của các hệ thống quản lý, điển hình như hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là sự cải tiến không ngừng. Các chính sách môi trường vì thế mà cũng sẽ không cố định. Chúng sẽ luôn sự thay đổi, điều chỉnh nhằm đảm bảo EMS duy trì được hiệu lực và đạt được hiệu quả như mong đợi.

*

Doanh nghiệp không cần phải tuyên bố cụ thể việc cải tiến ra sao mà chỉ cần diễn giải thông qua các cam kết sẽ thực hiện điều đó. Ví dụ như “Công ty cam kết luôn thúc đẩy các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường”.

Tham khảo ngay  Quản Trị Logistics Là Gì ? Pgs Ts Hồ Thị Thu Hòa Trường Đh Giao Thông Vận Tải Tp

Một số yêu cầu với chính sách môi trường ISO 14001

Cùng với những nội dung cần phải có trong chính sách môi trường, ISO 14001 cũng yêu cầu chính sách của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản nhất. Bao gồm:

Thông tin phải được văn bản hóa,thực hiện và duy trì

Chính sách môi trường là một trong những mục cần phải được văn bản hóa. Nó không thể truyền đạt theo phương thức truyền miệng mà phải được thể hiện dưới dạng văn bản bằng giấy hoặc dạng tập tin điện tử.

*

Việc văn bản hóa chính sách môi trường cũng cần phải được lên kế hoạch và phân bổ nguồn lực thực hiện một cách rõ ràng, chi tiết. Đồng thời, phải đảm bảo các tài liệu, hồ sơ về chính sách môi trường cần được lưu trữ và có các thay đổi, cải tiến phù hợp khi cần.

Trao đổi thông lẫn nhau trong tổ chức

Việc trao đổi thông tin trong nội bộ doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Bởi nếu như các thông tin về chính sách môi trường không được truyền đạt tới đúng đối tượng. Hay nhân viên không nắm rõ được chính sách đó ra sao, vai trò của họ như thế nào trong việc tác động tới môi trường… Thì chính sách môi trường cũng sẽ chẳng có hiệu lực.

Nhưng điều này không có nghĩa là nhân viên phải thuộc nằm lòng tất cả các chính sách. Mà quan trọng hơn là họ phải hiểu được ý nghĩa, mục tiêu của chính sách đó và phương thức để đạt được các mục tiêu mà chính sách đặt ra.

*

Đảm bảo tính sẵn có cho những bên quan tâm

Khác với các hệ thống quản lý khác, chính sách môi trường của một doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính sẵn có. Tức là chúng phải được đặt ở những nơi mà các bên quan tâm có thể dễ dàng truy cập được khi cần.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể tuyên bố chính sách môi trường của mình thông qua hệ thống website, mạng xã hội của mình. Hoặc trên bảng tin, các văn bản, tài liệu giấy khi được yêu cầu.

Xem thêm: Hỏi Đáp: Khi Mua Xe Máy Cần Giấy Tờ Gì, Khi Mua Xe Máy Mới Cần Những Giấy Tờ Gì

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về chính sách môi trường trong ISO 14001, doanh nghiệp đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hiểu được thế nào là chính sách môi trường, vai trò cũng như nội dung, yêu cầu của nó để có thể triển khai và áp dụng EMS một cách hiệu quả.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button