Coach là gì, Nghĩa của từ Coach, Huấn luyện viên và Những yêu cầu nghề nghiệp
Trong những năm gần đây, việc coaching (huấn luyện) đang dần trở thành một thuật ngữ thông dụng tại nơi làm việc. Đối với các cấp lãnh đạo và quản lý lâu năm, việc phát triển kỹ năng huấn luyện là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cải thiện mối quan hệ tại công sở và tạo điều kiện tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Coaching là gì?
Coaching (huấn luyện) là hoạt động đào tạo nhằm cải thiện hiệu suất cá nhân cũng như đội nhóm. Trong đó, người coach đóng vai trò hỗ trợ người được coach (coachee) tự học tập và phát triển bản thân. Đây là một quá trình hợp tác giữa hai bên nhằm kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để coachee phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và nghề nghiệp.
Một cách tổng quát, coaching là quá trình cho phép cá nhân hoặc đội nhóm suy niệm và nhận thức về bản thân, ưu tiên của mình, khó khăn mà họ đang gặp phải, giải pháp hiện có và điều cần làm để thực hiện các thay đổi mà họ mong muốn trong công việc hoặc cuộc sống.
Một người coach giỏi luôn tin rằng mỗi cá nhân luôn có khả năng tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề của riêng mình – miễn là họ nhận được sự trợ giúp tương ứng.
“Huấn luyện (coaching) là quá trình khai mở tiềm năng và tối đa hóa hiệu suất của coachee. Mục đích chính không phải là dạy, nhưng giúp cá nhân người coach tự học hỏi và phát triển chính mình” – John Whitmore, trong Huấn luyện gia tăng Hiệu suất (Coaching for Performance)
Tổng quan ngành coaching hiện nay
Trong những năm gần đây, coaching nằm trong nhóm ngành phát triển nhanh nhất. Theo Liên đoàn Huấn luyện quốc tế (ICF), ngành này đã đạt doanh thu tổng cộng khoảng 2 tỷ USD vào năm 2016. Điều này không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người theo nghề, mà còn đem lại lợi ích lớn cho cá nhân và doanh nghiệp trong công việc.
Hiện nay, coaching đã và đang phát triển thành nhiều loại hình đa dạng như: Life coaching (Huấn luyện quản trị cuộc đời), Performance coaching (Huấn luyện tăng cường hiệu suất), Career coaching (Huấn luyện phát triển sự nghiệp), Business coaching (Huấn luyện kinh doanh), Executive coaching (Huấn luyện điều hành doanh nghiệp), và nhiều loại hình khác.
So sánh giữa Coaching và Mentoring
Mặc dù có nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng coaching (huấn luyện) và mentoring (khai vấn) có những sự khác biệt cơ bản cần được làm rõ.
Coaching xuất phát từ niềm tin rằng mỗi cá nhân đều có câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống bên trong chính họ. Người coach (huấn luyện viên) không đóng vai trò là chuyên gia chỉ dạy, mà tập trung vào việc đặt câu hỏi để giúp cá nhân khai thác tiềm năng giải quyết vấn đề của chính mình. Trọng tâm là cá nhân người được coach (coachee) và những gì bên trong tư tưởng của họ. Người coach không nhất thiết phải là một cá nhân được chỉ định, bất kỳ ai cũng có thể huấn luyện người khác, cho dù là đồng nghiệp, cấp dưới hay cấp trên.
Mentoring (cố vấn) là việc người cố vấn (mentor) hướng dẫn người được cố vấn (mentee) học hỏi và phát triển. Mentor thường là người giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, được chỉ định để hỗ trợ mentee. Mối quan hệ mentoring tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp và mở rộng tầm nhìn của mentee, trong khi coaching tập trung nhiều hơn vào hiện tại và giải quyết các vấn đề trước mắt.
Mục đích của coaching
Khác với hoạt động đào tạo tập trung vào truyền tải kiến thức, trọng tâm của coaching là giúp coachee tự xác định mục tiêu cá nhân, điểm mạnh – yếu của bản thân và giải pháp khắc phục. Trong đó, người coach xây dựng một không gian an toàn, sáng tạo và không phán xét, cũng như đặt những câu hỏi kích thích tư duy và lắng nghe để giúp coachee khám phá, suy niệm và đưa ra quyết định.
Dưới đây là các mục đích chính của coaching:
- Tạo điều kiện để người được coach định hướng phát triển cho bản thân.
- Hỗ trợ coachee đạt được mục tiêu mong muốn.
- Xây dựng tinh thần tự chủ, khai phá tiềm năng của coachee nhằm tăng cường hiệu suất trong công việc và cuộc sống.
Quá trình coaching
Quá trình huấn luyện bao gồm các bước cơ bản sau đây:
- Lập kế hoạch hành động: Dựa trên mục tiêu xác định ở bước trên, coach và coachee sẽ cùng nhau xây dựng một kế hoạch hành động tương ứng, đồng thời xác định những khó khăn cũng như nguồn lực có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu này.
- Điều chỉnh và phản hồi: Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người coach sẽ đồng hành cùng coachee, động viên và ủng hộ họ cho đến khi đạt được mục tiêu.
Coaching nội bộ so với Coaching bên ngoài
Trong coaching, có 2 loại mối quan hệ chính. Bạn có thể hợp tác với một huấn luyện viên từ bên ngoài – người không phải là một phần của tổ chức hoặc cơ cấu quản lý. Hoặc, bạn có thể xây dựng mối quan hệ coaching nội bộ với một người quản lý hoặc lãnh đạo nhóm. Dù có một số điểm tương đồng nhất định, hai hướng tiếp cận này yêu cầu huấn luyện viên phải thực hành hai cách làm việc khác nhau.
Đối với coaching bên ngoài, người coach không có chuyên môn và không quan tâm đến kết quả của bất kỳ quyết định nào – trừ khi coachee hài lòng với kết quả của quá trình huấn luyện. Họ cũng không có định kiến trước về coachee và không cần phải hiểu rõ về bối cảnh công việc và chất lượng hiệu quả công việc của họ.
Trong mối quan hệ nội bộ, huấn luyện viên thường quan tâm đến chất lượng của quyết định và hiểu biết nhiều về vấn đề này. Họ hiểu rất rõ về coachee – dựa trên kinh nghiệm quản lý và có ý tưởng trước về kết quả của quá trình huấn luyện.
Do đó, coaching nội bộ yêu cầu bạn phải giải quyết một số vấn đề mà huấn luyện viên bên ngoài không gặp phải như:
- Vượt qua định kiến về coachee. Thay vào đó, huấn luyện viên cần tập trung vào quá trình huấn luyện và những gì bạn học được về coachee thông qua đó.
- Đảm bảo kiến thức chuyên môn và giúp coachee phát triển giải pháp của riêng họ. Để làm được điều này, bạn cần tránh đưa ra nhận xét, mà thay vào đó, tập trung đặt những câu hỏi mở.
- Đừng nỗ lực tìm ra giải pháp ngay lập tức. Thay vào đó, hãy cho phép coachee có thời gian khám phá vấn đề theo cách riêng của họ. Tiếp tục đặt câu hỏi về bản chất của vấn đề, hoặc đâu có thể là một giải pháp khả thi, là cách tiếp cận tốt nhất trong coaching nội bộ.
Một số điều cần lưu ý trong coaching
Mọi thứ trong cuộc sống đều có mặt tích cực và tiêu cực. Mỗi phong cách coaching sẽ đi kèm những ưu – nhược điểm nhất định. Để đảm bảo hiệu quả khi huấn luyện, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Mục tiêu có thể thay đổi – dù có hoặc không có sự chấp thuận của nhóm.
- Trong một số trường hợp, việc huấn luyện toàn diện có thể dẫn tới một số vấn đề về cảm xúc.
- Coaching có rủi ro khiến coachee cảm thấy mất ý nghĩa đối với công việc hiện tại.
Cách tốt nhất để ngăn chặn những điều trên xảy ra là giữ một mối dây liên lạc với nhóm hoặc nhân viên của bạn. Là một cấp quản lý, bạn cần xây dựng mối quan hệ bền chặt và có ý nghĩa với những người được bạn coach.
Hãy nỗ lực truyền cảm hứng cho họ, cũng như thông báo trước về bất kỳ thay đổi nào đối với mục tiêu đã đề ra. Luôn chuẩn bị thể hiện kiến thức và chuyên môn của riêng bạn, và nếu thấy rằng phương pháp coaching hiện tại không mang lại tác động phù hợp, hãy sẵn sàng thay đổi ngay cách tiếp cận.
Để trở thành chuyên gia coach
Một quan niệm sai lầm thường gặp ở những người mong muốn theo đuổi nghề coaching là “Tôi cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tôi muốn coach”. Vai trò chính của người coach không phải là hướng dẫn cách đạt được thành công, nhưng là giúp coachee xây dựng tiềm năng bên trong, bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của mình và giúp họ đạt được mục tiêu.
Để trở thành chuyên gia coach, bạn cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:
- Phát triển phẩm chất cá nhân như khả năng quan sát, trách nhiệm, hòa đồng, sáng tạo, vui vẻ, can đảm và tỉ mỉ.
- Thoải mái khi nói chuyện trước công chúng.
- Mở rộng kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Thích giúp đỡ mọi người và tin tưởng vào năng lực của họ.
Tham khảo cách phát triển kỹ năng coaching nhân viên tại đây: https://phunutiepthi.vn