Tắc Kè Ăn Gì? Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Tắc Kè Tắc Kè Hoa Là Con Gì

Tắc kè là loài vật được nuôi để làm cảnh và ngâm rượu phổ biến. Tùy vào mục đích nuôi mà sẽ có kỹ thuật nuôi khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn của tắc kè không hề giống như những loại vật nuôi thông thường khác. Vậy thức ăn của tắc kè nuôi lấy thịt là gì vàcách nuôi tắc kèthế nào hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ một cách đầy đủ nhất ngay trong bài viết này nhé.

Đang xem: Tắc kè ăn gì? một số điều cần lưu ý khi nuôi tắc kè

Thức ăn của tắc kè – Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tắc kè hiệu quả, cho thu nhập cao

*

Tổng quan về tắc kè

1. Tác dụng của Tắc kè

Tắc kè là một trong những loại dược liệu quý hiếm, được sử dụng để chữa được rất nhiều bệnh và có giá trị kinh tế cao. Tắc kè còn có tên gọi khác là Đại Bích Hổ hay Cáp Giải, tùy vào cách gọi của từng vùng miền. Trong y học dân tộc, tắc kè là một vị thuốc bổ, có khả năng làm giảm mệt mỏi, chữa được nhiều chứng ho kho trị, hen suyễn, ho ra máu,… tráng dương bổ thận rất hiệu quả.

Trong các bài thuốc nam, con tắc kè thường được chế biến bằng cách ngâm rượu, hoặc sấy khô và xay thành bột để uống, đây là cách bồi bổ sức khỏe rất tốt cho con người.

Ngoài sử dụng như một phương thuốc, tắc kè còn có thể sử dụng làm món ăn bổ dưỡng với thực đơn vô cùng phong phú, đặc biệt được các quý ông yêu thích, bán nhiều tại các nhà hàng.

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

2.Đặc điểm của tắc kè

Đặc điểm bên ngoài của con tắc kè rất nổi bật, trông chúng khá giống con thạch sùng (thằn lằn) nhưng kích thước to và dài hơn. Thân tắc kè dài từ 15 – 17cm, đuôi dài từ 10 – 15cm. Đầu tắc kè có hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, mắt chúng rất nhạy bén, con ngươi đứng thẳng. Tắc kè có tư chi để leo bám rất tốt, mỗi chân có 5 ngón xòe rộng, mặt dưới các ngón chân có các nút bấm, đây chính là ưu điểm giúp tắc kè di chuyển trên các mặt phẳng một cách dễ dàng. Lớp da tắc kè bông có nhiều màu sắc sặc sỡ, các vảy nhỏ hình hạt lồi lên có màu xanh thẩm, xanh đen, vàng…. Màu sắc của loài vật này sẽ thay đổi tùy vào môi trường xung quanh để ngụy trang và bắt mồi.

*

3.Tập tính và sinh trưởng

Đến với vùng nông thôn, không quá khó để tìm được một ngôi nhà có tiếng Tắc kè kêu. Bởi không cần nuôi, một số nhà vẫn có nhiều con tắc kè sinh sống và phát triển, đặc biệt là tắc kè bông, chúng thường sống đằng sau các lớp tường bị che khuất bởi vật dụng nội thất trong nhà, Tắc kè cũng có thể sống ở hốc cây, cột nhà hoặc nằm dưới các lớp ngói.

Tham khảo ngay  Cây Xá Xị Có Tác Dụng Gì - Cây Xá Xị (Vù Hương) Và Những Giá Trị Đáng Chú Ý

*

Tắc kè thường săn mồi vào ban đêm, chúng ăn các loại côn trùng có trong nhà. Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 20 độ C thì chúng sẽ ngủ đông, đến mùa xuân khi nghe các tiếng kêu là chúng đang gọi bạn tình.

Tương tự như thằn lằn, đuôi tắc kè có thể đứt và mọc lại nhanh chóng, do đó khi bị nắm đuôi, lập tức đuôi sẽ đứt lìa, giúp tắc kè chạy thoát. Mặc dù có là họ bò sát nhưng tắc kè không có nọc độc.

*

Giai đoạn sinh sản của tắc kè bắt đầu trong khoảng từ 6 – 7 tháng tuổi., một con tắc kè cái mỗi lần đẻ từ 2 – 5 trứng. Tắc kè đẻ liên tục trong nhiều năm liền, trứng được bám dính vào vách tường, nơi khuất và khó thấy, sau 2 – 3 tháng thì trứng nở. Thông thường tắc kè con sẽ sống cùng bố mẹ, chúng cũng có thể tách riêng nếu tổ cũ quá chật hẹp cho các thành viên.

*

II. Thức ăn của tắc kè

Tắc kè ăn gì? Vốn là loài ăn tạp, tắc kè thường tấn công những con mồi có kích thước đủ nhỏ để nó có thể lấy mạng và dễ dàng tiêu thụ nhất. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì trong môi trường tự nhiên, tắc kè ăn những loại côn trồng như dế, châu chấu, đây là chế độ ăn uống chính của tắc kè. Nhưng ngoài ra, loài vật này cũng có thể tiêu thụ các động vật chân đốt như nhện, rết, bọ cạp nhỏ và một số động vật gặm nhấm nhỏ còn bé. Đặc biệt, tắc kè còn có sở thích ăn tắc kè cùng loài lúc mới nở.

Đối với trường hợp nuôi nhốt tắc kè để kinh doanh, người nuôi phải đảm bảo nguồn thức ăn phù hợp với tắc kè. Nhiều người vẫn nghĩ, để tắc kè phát triển tốt, cần cung cấp các loại thức ăn tương tự trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên đây lại không phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính và tốt nhất cho tắc kè sống khỏe mạnh.

Theo các nghiên cứu của Việt pet Garden thì dế và sâu đây là 2 loại thức ăn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất cho tắc kè. Thỉnh thoảng, có thể tăng cường thêm những loại động vật gặm nhấm nhỏ cho tắc kè như chuột nhỏ mới sinh, như vậy sẽ tạo cho tắc kè thói quen ăn động vật gặm nhấm giống như trong môi trường tự nhiên.

*

Tuy nhiên, các loại thức ăn này đều cần được kiểm tra, chọn lựa kỹ càng. Nếu mua dế tại các cửa hàng bán thức ăn cho bò sát cảnh thì các bạn nên mua về bổ sung thức ăn dinh dưỡng cho dế để dễ trở thành làm thức ăn dinh dưỡng cho tắc kè ăn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nuôi dế ngay tại nhà để đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng, cần thiết cho tắc kè.

Tham khảo ngay  Lời Bài Hát Em Gì Ơi Jack

Lưu ý: Khi cho tắc kè ăn gì, nhất là côn trùng, cần giết chết côn trùng để tránh côn trùng tấn công gây tổn thương cho tắc kè.

Ngoài những loại thức ăn trên, thức ăn khô thương mại cũng rất cần thiết cho tắc kè. Đây là những loại thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng, chuyên dụng cho tắc kè phát triển tốt, thường được bán tại các shop đồ ăn cho bò sát cảnh.

III.

Xem thêm: Tạo Tài Khoản Demo Forex – Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Demo Trade Forex

Cách nuôi tắc kè đầy đủ nhất từ A-Z

1.Cách làm chuồng nuôi tắc kè:

Trước đây, tắc kè ngoài tự nhiên rất nhiều, dễ dàng bẫy bắt để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay số lượng đã bị sụt giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, các trại nuôi tắc kè ra đời.

*

Tùy vào mục đích nuôi mà có cách làm chuồng nuôi tắc kè khác nhau, nhiều cơ sở nuôi tắc kè thương phẩm, một số nuôi tắc kè bông để làm cảnh. Sau đây là cách làm chuồng nuôi tắc kè để kinh doanh làm thuốc hoặc chế biến món ăn:

Chuồng nuôi nên sử dụng lưới nilong hoặc lưới sắt có đường kính mắt lưới khoảng 0,3cm. Kích thước chuồng : dài x rộng x cao = 3 x 2 x 2 (m) Chú ý để cửa cao để có thể dễ dàng ra vào. Bên trong chuồng cần có một vài cây gỗ hoặc ống tre để tắc kè leo trèo và có bề mặt để đẻ trứng.

Sau khi đã hoàn thành chiếc chuồng, các bạn đến với giai đoạn chọn tắc kè. Chọn những tắc kè trong giai đoạn sinh sản cho vào chuồng để chúng sinh sản và phát triển tốt. Nên chọn con đực và con cái với số lượng phù hợp để chúng có thể sinh sản tốt, không gây tranh giành và đấu đá với nhau.

*

2.Chế độ ăn cho tắc kè:

Thông thường, các bạn nên cho tắc kè ăn khoảng từ 2 – 10 con côn trùng trong 1 ngày đối với tắc kè con và tắc kè trưởng thành. Tùy vào loại côn trùng và kích thước côn trùng mà nên điều chỉnh số lượng cho phù hợp. Trong giai đoạn phát triển, một con tắc kè có thể ăn tới 20 con côn trùng cùng 1 lúc. Khi chọn côn trùng cho tắc kè, nên lựa chọn những loại có kích thước phù hợp, dễ ăn để tắc kè dễ tiêu hóa và không bị tắc nghẽn.

Thời gian cho tắc kè ăn: Mỗi bữa ăn, các bạn chỉ nên cho tắc kè ăn trong khoảng 20 phút, sau đó bỏ phần thức ăn thừa ra ngoài, tạo thành từng bữa để tập cho tắc kè ăn theo bữa.

Nước uống cho tắc kè: Nước là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống. Trong chuồng nuôi của tắc kè, các bạn nên thiết kế để một máng nước và thường xuyên cấp nước để tắc kè có thể uống khi có nhu cầu. Ngoài ra, chú ý nếu tắc kè đi tiểu tiện trong bát nước thì cần thay gấp để đảm bảo nguồn nước và vệ sinh cho chuồng nuôi.

3.Cách phân biệt tắc kè đực và cái

Tắc kè không có sự khác nhau rõ ràng về ngoại hình giữa con đực và con cái. Để kiểm tra xem tắc kè đực hay cái, các bạn thực hiện bằng cách cho con tắc kè nằm ngửa đụng, đè giữa cho tắc kè nằm cố định và thẳng người và quan sát các dấu hiệu sau:

Con đực có các đặc điểm như: đuôi phồng to, có gờ cao ngay lỗ huyệt lồi. Lỗ huyệt có hai chấm bên dưới, đây là chấm dưới huyệt, con đực có chấm dưới huyệt to bằng hạt gạo, lồi lên và có màu đen. Con cái có đặc điểm:gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép, không lồi, con cái có chấm dưới huyệt mờ và lép.

*

Ngoài ra, khi dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào vị trí phồng to của gốc đuôi, con đực có gai giao cấu lòi ra bên ngoài và có màu đỏ sẫm, con cái không có.

4.Chăm sóc tắc kè sinh sản

Vào mỗi độ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch mỗi năm, tắc kè sẽ bắt đầu thời gian sinh sản. Mỗi lần sinh sản, một con tắc kè có thể đẻ từ 6 – 8 trứng, và chúng đẻ liên tục trong nhiều năm. Kinh nghiệm để ghép các con đực và con cái thành công, cho tỷ lệ nở thành công và tắc kè con chất lượng, nên ghép theo tỷ lệ 1 đực và 4 cái trong một chuồng.

*

Sau khi sinh sản xong thì nên tách đàn để chúng được sống thoải mái, rộng rãi, không bị chật hẹp.

5.Thu hoạch tắc kè

Sau thời gian chăm sóc, tắc kè sẽ trưởng thành hoàn toàn trong 12 tháng và lúc này có thể thu hoạch được. Đầu tiên, các bạn tách những con tắc kè trưởng thành và tắc kè con để làm thịt.

Tắc kè sau khi bắt sẽ được đem đi mổ bụng, loại bỏ hết những phần ruột gan, dùng que căng rộng thân tắc kè ra để phơi nắng hoặc mang đi sấy. Một số cơ sở có thể chế biến sẵn thành phẩm bằng cách tán tắc kè khô thành bột và trộn cùng với mật ong để ăn, bồi bổ sức khỏe.

Ngoài ra, nếu con tắc kè tươi chế biến ngay thì làm sạch, chặt khúc ướp gia vị và nấu cháo.

Xem thêm: Btw Là Gì? Anw Là Gì ? Nghĩa Của Từ Anw Trong Tiếng Việt

Trên đây là một số thông tin chia sẻ đến các bạn về thức ăn của tắc kè cũng như cách nuôi tắc kè hiện nay. Tắc kè, đặc biệt là tắc kè bông không phải là loài vật quá khó nuôi, nhưng đem lại giá trị kinh cao. Chúc các bạn nuôi thành công loại vật và đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button