Nghĩa Của Từ Công Quyền Là Gì

Chất lượng của bộ máy công quyền có tính quyết định đến sự phát triển của đất nước. Bộ máy công quyền thực hiện việc quản lý nhà nước. Một tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả không thể thiếu bộ máy quản lý giỏi. Cũng giống như bất cứ tổ chức nào, tính hiệu quả hoạt động của nhà nước trước hết phụ thuộc vào chất lượng của bộ máy công quyền. Bộ máy công quyền mạnh là bộ máy chuyên nghiệp, trong sạch, hoạt động theo các quy tắc rõ ràng, làm tốt và hiệu quả công việc của mình, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào pháp luật và bộ máy nhà nước.Để có bộ máy công quyền mạnh như vậy cần có các thể chế (quy định luật pháp và các tổ chức) thích hợp và có những con người được đào tạo chuyên nghiệp làm việc trong các tổ chức đó. Những người làm việc trong bộ máy công quyền là các chuyên gia có chuyên môn và trình độ khác nhau và họ được trả công xứng đáng khi hành nghề. Để xây dựng bộ máy công quyền mạnh như thế ngoài các quy định pháp lý, các tổ chức cụ thể, các nhân viên với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng được hưởng đồng lương tương xứng, thì việc người dân, xã hội dân sự giám sát chặt chẽ chúng, vạch ra những khiếm khuyết, kiến nghị những sửa đổi để cải thiện hoạt động của chúng cũng rất quan trọng. Trong đó, báo chí có vai trò to lớn.Dư luận hết sức bất bình trước hiện tượng các cơ quan công quyền không làm tròn trách nhiệm của mình và càng bất bình hơn khi họ lạm dụng quyền lực, làm tổn hại đến quyền hợp pháp và hoạt động bình thường của người dân.

Đang xem: Công quyền là gì

Tham khảo ngay  Nên Và Không Nên Ăn Gì Khi Bị Sốt? Bé Bị Sốt Nên Được Ăn Gì, Uống Gì

Xem thêm: Công Thức Tính Wacc – Weighted Average Cost Of Capital (Wacc) Là Gì

Xem thêm: Mua Cổ Phiếu Là Gì – Mua Cổ Phiếu Ipo Như Thế Nào, Lưu Ý Những Gì

Nêu và phê phán các hiện tượng như vậy là đóng góp tích cực cho việc xây dựng bộ máy công quyền mạnh; nếu đưa ra được những góp ý cải thiện chất lượng hoạt động của các cơ quan công quyền thì càng đáng trân trọng hơn.Nhiệm vụ chính của ngành công an là giữ gìn, đảm bảo trật tự công cộng, đảm bảo sự yên bình cho cuộc sống của người dân, thế mà báo chí phải ta thán “côn đồ đánh đập nạn nhân trước mặt công an”; nhà báo cũng bị hành hung nhưng cơ quan hữu trách không khởi tố những kẻ hành hung đó.Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền mà vài nội dung cơ bản được Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=17134687&News_ID=18159424) trình bày rất đúng như sau: “Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân.Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã được khẳng định”. Thế nhưng chuyện công an gọi người dân lên đồn (hoặc ai đó “giả danh” hay “nhờ” côn đồ) xông vào nhà dân hay bắt người dân đến đồn không đúng thủ tục là không hiếm và thậm chí đã khiến 2 thanh niên bị chết với nhiều thương tích trong khi được chở từ cơ quan công an đến bệnh viện. Đấy là những hiện tượng mà người ta có thể coi là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng vừa qua diễn ra không ít nên thực sự rất đáng lo ngại, làm mất lòng tin vào cơ quan công quyền, vào lực lượng “giữ gìn trật tự an ninh” cho người dân.Đó là chưa kể đến việc lạm quyền của một bộ phận quan chức và một số cơ quan không phải là các cơ quan sức mạnh (vũ trang) nhưng lại có sức mạnh quyền lực liên quan đến tiền bạc, đất đai, dự án, chức vị mà báo chí đã vạch ra vô số và khiến nạn tham nhũng trở thành “quốc nạn”.Luật pháp trước hết phải là các công cụ chế tài đối với bản thân bộ máy nhà nước và các quan chức, viên chức nhà nước, chứ không phải đối với nhân dân. Nếu bản thân các cơ quan nhà nước và những người làm việc trong đó không được đào tạo thường xuyên, không biết rõ mình được làm những việc gì (và bị cấm làm tất cả những việc khác) với trách nhiệm và quyền hạn ra sao, không bị nghiêm trị khi vi phạm (làm những việc không được pháp luật quy định tường minh, lạm dụng quyền lực,…) thì những lời hô hào “cán bộ phải gương mẫu, phải làm gương” chỉ là những lời hô hào suông chẳng có tác dụng gì.Như thế muốn có các cơ quan công quyền mạnh, hữu hiệu, được nhân dân tin và có vai trò quyết định trong phát triển đất nước, chí ít nhất phải lưu ý mấy điều sau:Xác định thật rõ cơ quan công quyền đó được làm những việc gì, những việc ấy được phân ra cho các chức danh khác nhau ra sao một cách rõ ràng không thể hiểu lầm được. Nếu cơ quan (hay những người giữ các chức danh) đó làm những việc ngoài những việc được xác định tường minh bằng văn bản nêu trên, thì nó (hay họ) vi phạm pháp luật và phải bị xử lý nghiêm.Tuyển chọn những người có chuyên môn vào làm ở các cơ quan đó. Thường xuyên nhắc nhở để họ hiểu rõ mình được phép làm gì và thường xuyên đào tạo họ để họ làm tốt những việc đó. Trả lương họ một cách xứng đáng, tuyển chọn và cất nhắc họ theo tiêu chuẩn duy nhất là năng lực. Nếu họ làm tốt nghề của mình một cách tận tụy là họ trung thành với đất nước và không cần phải trung thành với bất kỳ ai khác.Nếu họ vi phạm phải xử lý nghiêm: từ đào tạo lại, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của họ, đến các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, kiểm điểm, sa thải, thậm chí truy tố trước pháp luật. Không trừng trị những kẻ làm bậy trong bộ máy công quyền, dẫu họ là ai, thì sẽ làm xói mòn nghiêm trọng đến uy tín, chất lượng của bộ máy, làm hại khôn lường cho sự phát triển đất nước.Người dân, kể cả báo chí, các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp, có thể đóng góp to lớn bằng việc thẳng thắn bảo vệ quyền hợp pháp của mình và đối thoại bình đẳng với các cơ quan công quyền buộc chúng phải làm đúng nhiệm vụ của mình, buộc chúng phải có trách nhiệm giải trình, buộc chúng phục vụ cho người chủ đích thực, nhân dân, những người đóng thuế để nuôi chúng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button