Công Thức Đòn Bẩy Kinh Doanh Dol, Access Denied

Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn không biết làm sao để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh? Hãy cân nhắc sử dụng các đòn bẩy kinh doanh thật hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đòn bẩy là gì và 4 loại đòn bẩy kinh doanh cực kỳ hiệu quả.

Đang xem: Công thức đòn bẩy kinh doanh

Bạn đang xem: độ lớn đòn bẩy kinh doanh

*

Đòn bẩy là gì?

1. Đòn bẩy là gì?

Đòn bẩy kinh doanh hay Operating Leverage (OL) còn được gọi là đòn bẩy hoạt động. Đây là khái niệm được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi. Trong đó, kết cấu chi phí kinh doanh là kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi.

Nếu kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ cho biết khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi bao nhiêu %.

*

Đòn bẩy kinh doanh hay Operating Leverage (OL) còn được gọi là đòn bẩy hoạt động

Độ lớn/ Độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh có tên tiếng Anh là Degree of Operating Leverage, thường được kí hiệu là DOL.

Bạn có thể hiểu ngắn gọn là đòn bẩy kinh doanh phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Nếu công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao thì đòn bẩy kinh doanh của công ty đó cao. Lý giải điều này, bạn có thể hiểu là công ty đó đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.

Việc nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp bởi nó thể hiện được mối quan hệ giữa thị trường và các yếu tố đầu ra.

1.1 Công thức tính đòn bẩy

Đo lường mức độ đòn bẩy kinh doanh

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL) giúp đo lường mức độ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán và được tính toán theo công thức sau:

Tham khảo ngay  Một Lượng Vàng Là Bao Nhiêu Chỉ Vàng, 1 Lượng Vàng Bằng Bao Nhiêu Chỉ Vàng

*

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (DOL) tại một mức doanh thu gốc (Q0) được tính theo công thức sau:

*

Trong đó:

ΔEBIT = EBIT1 – EBIT0: là độ gia tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

ΔQ = Q1 – Q0: là độ gia tăng doanh thu

Nếu gọi:

F là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)

V là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

P là giá bán đơn vị sản phẩm

Q là số lượng sản phẩm bán ra

EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Sau một số biến đổi, chúng ta có công thức sau:

*

Như vậy, kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nào có phần chi phí cố định lớn hơn thì có DOL lớn hơn, tương ứng với đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng nhiều hơn khi doanh thu tăng.

Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm nhiều hơn khi doanh thu giảm.

Một doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với phần chi phí kinh doanh cố định lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn.

1.2 Đòn bẩy giúp gì cho chủ doanh nghiệp?

Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm, nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất.

Đòn bẩy giúp gì cho chủ doanh nghiệp?

Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa các tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra thêm sản phẩm trong khi giá vốn hàng bán không gia tăng hoặc gia tăng không đáng kể. Khi đó, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.

Hãy xem xét thử một ví dụ đối với các doanh nghiệp cung ứng phần mềm. Đối với những hãng công nghệ này, phần lớn chi phí trong cấu trúc chi phí của công ty họ là chi phí cố định và được giới hạn để phục vụ cho việc phát triển và chi phí marketing. Và việc họ bán được 1 bản copy phần mềm hay 1 triệu bản thì chi phí của họ vẫn gần như không biến đổi lớn.

Xem thêm: Đầu Tư Theo Dòng Tiền Và Cách Phát Hiện Dòng Tiền Lớn Tham Gia

Nếu bạn xem xét một doanh nghiệp bán lẻ có mức độ đòn bẩy kinh doanh thấp. Chi phí của họ tập trung ở chi phí biến đổi, đó là giá trị hàng hóa tồn kho để bán. Mỗi đồng doanh thu bán được đều sẽ phải trả phần lớn giá vốn hàng bán cho nhà cung cấp sản phẩm đó. Kết quả là, chi phí giá vốn hàng bán của họ tiếp tục tăng lên khi doanh thu bán hàng tăng lên.

2. Một số nguyên tắc của đòn bẩy

Đòn bẩy kinh doanh cũng luôn đi kèm với rủi ro. Vậy bạn có đặt câu hỏi vì sao doanh nghiệp vẫn áp dụng đòn bẩy trong kinh doanh?

Tham khảo ngay  Các Loại Cổ Phiếu Ưu Đãi - Ưu Và Nhược Điểm Của Loại Cổ Phiếu Này

Dưới đây là một số nguyên tắc cốt lõi khiến các doanh nghiệp áp dụng các loại đòn bẩy kinh doanh vào hoạt động của công ty mình:

Đòn bẩy kinh doanh giúp công việc kinh doanh của bạn chỉ cần bắt đầu bằng một số tiền nhỏ hoặc không cần đến tiền của bạn. Bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng tiền của khách hàng hay nhà cung cấpSử dụng đòn bẩy kinh doanh là sử dụng tài năng, uy tín của người khác, kỹ năng, thông tin, uy tín, dữ liệu và các nguồn lực khác.Muốn có một đòn bẩy kinh doanh hiệu quả, bạn phải ứng dụng triệt để những công nghệ mới nhất để tăng tốc tộ và tính hiệu quả trong công việc.Đòn bẩy con người sẽ giúp bạn thu được nhiều giá trị từ nhân viên của bạn bằng cách đào tạo họ và trao cho họ không gian, cơ hội để có thể phát triển với tài năng đích thực của họ.

3. Có những loại đòn bẩy kinh doanh nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn 4 loại đòn bẩy bạn có thể sử dụng để nâng tầm doanh nghiệp của mình, bao gồm:

Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệĐòn bẩy Marketing và Bán hàngĐòn bẩy Hệ thống và Công nghệĐòn bẩy Con người và Đào tạo

Bạn đã biết 4 loại đòn bẩy kinh doanh này chưa?

3.1 Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ

Đòn bẩy tài chính từ lâu đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính được tính theo công thức sau:

DFL= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT)

Trong đó, DFL là tỉ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty.

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối liên hệ giữa việc sử dụng chi phí cố định và cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay.

Đòn bẩy tài chính được nhiều công ty sử dụng nhất hiện nay đó là huy động vốn từ các cổ đông và vay vốn từ các tổ chức tín dụng, điển hình là các ngân hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay tiền khi họ đánh giá phương án trả nợ của bạn là khả thi và thông thường họ sẽ yêu cầu bạn thế chấp các tài sản bảo đảm có giá trị định giá lớn hơn giá trị khoản vay của bạn.

3.2 Đòn bẩy Marketing và Bán hàng

Sử dụng đòn bẩy marketing và bán hàng giúp bạn tận dụng được sức mạnh các kênh truyền thông, tận dụng uy tín và sức ảnh hưởng của người khác để đưa sản phẩm dịch vụ đến với nhiều khách hàng hơn. Nếu bạn không tiếp thị, công việc kinh doanh của bạn có thể sẽ kết thúc khi nhiều khách hàng tiềm năng còn không có cơ hội để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.

Tham khảo ngay  What Is Hard Currency Là Gì ? Nghĩa Của Từ Hard Currency Trong Tiếng Việt

3.3 Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ

Hệ thống là những quy trình được văn bản hóa (quy trình vận hành) hoặc tự động (công nghệ thông tin). Sử dụng đòn bẩy hệ thống nhằm đẩy mạnh tính nhất quán và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng đúng công nghệ có thể gia tăng hiệu suất kinh doanh, tăng năng suất bán hàng và cải tiến chất lượng dịch vụ của bạn không?

3.4 Đòn bẩy Con người

Thường xuyên đào tạo nhân sự giúp bạn sử dụng đòn bẩy con người hiệu quả hơn

Nhân sự là nòng cốt của doanh nghiệp. Bạn có thể tự mình làm mọi công việc trong kinh doanh, hoặc bạn có thể thuê người điều hành. Bạn cũng có thể nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hiện hữu bằng cách đầu tư vào các chương trình đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ.

4. Liệu Đòn bẩy có thể dễ thực hiện?

Để có thể sử dụng đòn bẩy, việc đầu tiên bạn cần phải có là Dòng tiền, bởi vì Đòn bẩy cần chi phí. Muốn đòn bẩy trở nên hiệu quả, hãy tập trung vào những đòn bẩy tạo ra lợi nhuận ròng lớn nhất.

Bạn có thể bắt đầu bằng đòn bẩy Marketing và Bán hàng, tiếp theo là đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ, rồi đến đòn bẩy Con người.

Khi doanh nghiệp của bạn đã vận hành thuận lợi và bắt đầu có hiệu quả, hãy tiếp cận Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ để đạt tỷ lệ gia tăng vốn tốt nhất.

Đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp có thể cho thấy nhiều điều về doanh nghiệp đó cũng như rủi ro của nó. Các doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Song, họ cũng phải đối mặt với khả năng biến động lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh.

Xem thêm: Tiểu Sử Phạm Nhật Vượng – Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Chủ Tịch Vingroup

Các công ty có chi phí cố định cao, tức là họ đầu tư tập trung vào máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí. Khi nhu cầu hàng hóa trên thị trường sụt giảm bất ngờ, doanh nghiệp sẽ khó lòng điều chỉnh theo và thu nhập có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh rất đáng để cân nhắc khi nền kinh tế gặp nhiều biến động

5. Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn đòn bẩy kinh doanh là gì và các loại đòn bẩy trong kinh doanh. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn sẽ có những kiến thức bổ ích, giúp đỡ hiệu quả cho công việc kinh doanh của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button