Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Cách Phân Loại Và Ví Dụ Đại Từ Là Gì

Đại từ trong Tiếng Việt là một chuyên đề rất quan trọng trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở. Vậy khái niệm đại từ là gì? Các từ loại tiếng việt? Đại từ chỉ định trong tiếng việt bao gồm những gì? Bài học đại từ trong tiếng việt lớp 5 cần lưu ý ra sao? Trong bài viết sau, phunutiepthi.vn sẽ tổng hợp những kiến thức về đại từ trong tiếng việt và hướng dẫn giải các bài tập về đại từ trong sách giáo khoa. Cùng tìm hiểu cụ thể nhé!

Đại từ trong tiếng việt là gì?

Đại từ trong tiếng việt được biết đến chính là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Đang xem: đại từ trong tiếng việt là gì? cách phân loại và ví dụ

Chức năng của đại từ trong tiếng việt là gì? – Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ

Phân loại đại từ trong tiếng việt

Về cơ bản, đại từ trong tiếng việt được chia làm 3 loại:

Đại từ nhân xưng: Còn được gọi là đại từ chỉ ngôi. Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới. Đại từ dùng để hỏi: Ai? Bao nhiêu? nào?..Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,…

Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến, thì tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là đại từ chỉ ngôi lâm thời), bao gồm: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu,… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này là dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy. Ví dụ, người giao tiếp là bà và cháu (có thể là bà – cháu theo quan hệ gia đình, hoặc bà – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”. Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên…

Tham khảo ngay  Khám Phá Ý Nghĩa Số 31 Là Tốt Hay Xấu, Ý Nghĩa Số 31

Cách xác định việc dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ:

Bà của em rất tốt bụng (“Bà” – chỉ quan hệ gia đình)Bà Tư nấu ăn rất ngon (“Bà” là danh từ chỉ đơn vị)Cháu chào bà ạ (“bà” là danh từ được dùng để xưng hô)

Theo sách giáo khoa lớp 7, đại từ được chia làm 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

Đại từ để trỏ bao gồm:

Đại từ để trỏ người và sự vật: Tôi, tao, tớ, mày, chúng mày, chúng tôi, chúng ta, nó, hắn, bọn hắn, chúng nó, họ…Đại từ để trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu…Đại từ chỉ hoạt động, tính chất sự việc: Vậy, thế…

Đại từ để hỏi bao gồm:

Đại từ để hỏi về người và sự vật: Ai, gì,..Đại từ để hỏi về số lượng: Mấy, bao nhiêu,…

Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,…

*

Khái niệm về đại từ trong tiếng việt

Luyện tập về đại từ Tiếng việt

Để nắm rõ hơn về kiến thức về đại từ trong tiếng việt, các bạn tham khảo một số bài tập cụ thể sau đây nhé.

Xem thêm:

Giải bài tập sách giáo khoa lớp 7

Câu 1:

Sắp xếp đại từ trỏ người, trỏ vật theo bảng:

Tham khảo ngay  Nghĩa Của Từ Naive Là Gì ? Naive Là Gì, Nghĩa Của Từ Naive
Ngôi Số ít Số nhiều
Ngôi thứ nhất tôi Chúng tôi
Ngôi thứ 2 Mày, cậu, bạn Chúng mày, các cậu, các bạn
Ngôi thứ 3 Nó, hắn, y Chúng nó, họ

Nghĩa của đại từ “mình” trong câu “cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao “Mình về mình có nhớ chăng; Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”

Gợi ý: Đại từ trong câu đầu tiên là ngôi thứ nhất, từ “mình” trong câu này tương tự như “tôi, tớ”. Từ “mình” trong câu ca dao là ngôi thứ 2, tương tự như “bạn”, “mày”.

Câu 2: Ví dụ:

Mẹ đi đi làm về chưa ạ?Bác dẫn em đi chơi.Ông của em rất là hiền.Con mời bố uống nước.Bà kể chuyện rất hay.

Câu 3: Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung

Ai cũng vui mừng vì chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.Sao con không ăn cơm?Sau bao nhiêu năm xa cách, chúng tôi đã gặp lại nhau.

Câu 4:

Từ ngữ Việt Nam rất phong phú, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì nó lại mang nghĩa khác nhau, cần cân nhắc theo từng hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp để lựa chọn đại từ phù hợp. Đối với các bạn cùng tuổi, cùng lớp nên dùng: tôi – cậu, tớ – cậu, mình – bạn hoặc xưng tên. Ví dụ:

Lan cho Phượng mượn quyển truyện nhé.Tớ có món quà muốn tặng cho cậu.

Đối với những hiện tượng thiếu lịch sự thì em cần góp ý nhẹ nhàng với bạn, tránh những lời nói nặng nề khiến bạn tự ái. Đồng thời, đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, đoàn, đội tổ chức các phong trào rèn luyện văn hóa, nói lời hay làm việc tốt,…

Câu 5: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm của đại từ xưng hô trong tiếng việt và ngoại ngữ (tiếng Anh)

Số lượng: từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn trong tiếng Anh. Trong tiếng anh đại từ ngôi thứ 2 chỉ dùng “you”, trong khi tiếng Việt lại dùng rất nhiều tư như anh, chị, bạn, dì, cô,…

Ý nghĩa biểu cảm: Có giá trị biểu cảm cao, tùy vào từng hoàn cảnh và sắc thái

Tham khảo ngay  Make A Decision Đi Với Giới Từ Gì, Nghĩa Của Từ : Decision
Ngôi thứ nhất, thứ 2 Tiếng Việt Tiếng Anh
Bạn bè lúc bình thường Cậu – tớ I – you
Bạn bè lúc giận dữ Tao – mày I – you
Con gái lớn tuổi hơn Chị you
Con gái nhỏ tuổi hơn em you

Bài tập mở rộng về đại từ trong tiếng việt

Câu 1: Xác định chức năng của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:

a) Tôi rất chăm chỉ đến trườngb) Người bé nhất trong nhà là tôic) Bố mẹ tôi rất thích đi du lịchd) Bạn ấy rất thích tôi

Gợi ý:

a) Chủ ngữb) Vị ngữc) Định ngữd) Bổ ngữ

Câu 2: Tìm đại từ trong các câu sau:

a) Con chó đang bị ốm, trông nó thật là đáng thươngb) Lan và Hoa là chị em sinh đôi, họ giống nhau như hai giọt nướcc) Nam ơi! Cậu đi đâu vậy?

Gợi ý:

a) Đại từ “nó” thay thế cho từ “con chó”b) Đại từ “họ” thay thế cho từ “Lan và Hoa”c) Đại từ “cậu” thay thế cho từ “Nam”

Câu 3: Cho các câu:

a) Lan học rất giỏi, Lan là niềm tự hào của cả lớpb) Con mèo có bộ lông màu đen, trông con mèo rất đáng yêuc) Đám bạn tôi rất hiền hòa, ở cạnh đám bạn tôi thấy rất vuid) – Nhà cậu ở đâu? Tớ ở Hà Nội, nhà cậu ở đâu?Tớ cũng ở Hà Nội

Thay thế các đại từ cần thiết để các từ không bị lặp lại trong các câu trên.

Xem thêm: Ichimoku Nâng Cao – Cách Giao Dịch Với Toàn Tập

Gợi ý:

a) Lan học rất giỏi, cậu ấy là niềm tự hào của cả lớpb) Con mèo có bộ lông màu đen, trông nó rất đẹpc) Đám bạn tôi rất hiền hòa, ở cạnh họ tôi thấy rất vuid) – Nhà cậu ở đâu? Tớ ở Hà Nội, cậu thì sao? Tớ cũng thế

Trên đây là tổng hợp kiến thức về bài học đại từ trong tiếng việt, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến chủ đề đại từ trong tiếng việt, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, phunutiepthi.vn sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button