Đánh Giá Dự Án – Cách Đầu Tư Và Lựa Chọn Dự Án Hiệu Quả Nhất

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của phunutiepthi.vn để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của phunutiepthi.vn trên facebook.

Đang xem: đánh giá dự án

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà phunutiepthi.vn đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia phunutiepthi.vn

Kết quả

Những phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:

Việc quyết định thực hiện một dự án đầu tư đòi hỏi phải cân nhắc xem xét nhiều mặt. Trêngóc độ tài chính, chúng ta chủ yếu xem xét mặt hiệu quả kinh tế đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để đánh giá được mức tiềm năng lợi nhuận của một dự án đầu tư.

a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư

Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được dođầu tư mang lại lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) và tiền vốn bỏ ra đầu tư.

Phương pháp lựa chọn này được tiến hành như sau:

– Mỗi phương án đưa ra so sánh cần xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dựán đó.

– So sánh tất cả các dự án với nhau, dự án nào có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao hơn làphương án tốt hơn.

Tỷ suất lợi nhuận thuần bình quân vốn đầu tư là mối quan hệ giữa số lợi nhuận bình quânthu được hàng năm do đầu tư mang lại trong suốt thời gian bỏ vốn đầu tư và số vốn đầu tư bình quân hàng năm.

Số lợi nhuận thuần dự kiến thu được hàng năm thể hiện kết quả thu được do đầu tư mang lạiở mỗi năm. Việc tính kết quả thu được do đầu tư mang lại được tính bắt đầu từ thời điểm bỏ vốnđầu tư để thực hiện dự án. Như vậy, những năm bỏ vốn thi công thì kết quả được tính ở các năm thi công là bằng không (0). Điều đó có nghĩa là mặc dù đã bỏ vốn đầu tư nhưng chưa thu được một đồng lợi nhuận nào cả. Nếu thời gian thi công càng dài thì sẽ làm cho hiệu quả chung của vốn đầu tư càng thấp, vì đồng vốn bỏ vào đầu tư bị ứ đọng, chưa sinh lời. Số năm bỏ vốn đầu tư cũng được tính từ thời điểm bắt đầu bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư cho đến khi kết thúc dự án.

Số vốn đầu tư bình quân hàng năm được tính theo bình quân số học trên cơ sở tổng số vốnđầu tư ở các năm trong suốt thời gian đầu tư và số năm bỏ vốn đầu tư.

Số tiền đầu tư cho một doanh nghiệp hoặc một phân xưởng bao gồm toàn bộ số tiền đầu tưvề tài sản cố định và số tiền đầu tư về tài sản lưu động.

Để tính được số vốn bình quân đầu tư hàng năm cần phải xác định vốn đầu tư ở từng nămtrong suốt các năm đầu tư. Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư luỹ kế ở thời điểm cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao tài sản cố định luỹ kế ở thời điểm đầu mỗi năm.

Phương pháp này nói chung là đơn giản nhưng có sự hạn chế là chưa tính các thời điểmkhác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của mỗi dự án và chưa tính đến yếu tố giá trị theothời gian của tiền.

b. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư.

Phương pháp này chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tư. Thời gian hoànvốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thu nhập bằng số vốn đầu tư đểthực hiện dự án. Để xác định thời gian thu hồi vốn đẩu tư, chúng ta có thể chia ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì thờigian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo một công thức đơn giản:

Tham khảo ngay  Top 10+ Cách Thử Vàng Thật Giả Chuẩn 100%, Cách Phân Biệt Vàng Thật

Vốn đầu tư

Thời gian thu hồivốn đầu tư ( năm) = ——————————

Thu nhập hàng năm

Trường hợp 2: Dự án tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm. Thời gian thuhồi vốn được xác định theo cách sau:

– Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự bằng cách lấy sốvốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước trừ đi số thu nhập của năm tiếp đó.

– Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp, thì lấy số vốnđầu tư chưa thu hồi chia cho số thu nhập bình quân 1 tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư.

Trên cơ sở tính toán như vậy, tổng hợp lại sẽ xác định được số năm và số tháng thu hồi được vốn đầu tư.

Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tư được sử dụng vào việc lựa chọn dự án đầu tư đượcthực hiện như sau:

– Để đơn giản việc tính toán trước hết hãy loại bỏ các dự án đầu tư có thời gian thi côngkéo dài không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Xếp các dự án có thời gian thi công như nhau vào cùng một loại.

– Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của mỗi dự án. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chọndự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời gian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự định. Thông thường doanh nghiệp để ra khoảng thời gian tối đa thu hồi vốn đầu tư.

Như vậy, những dự án có thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian tối đa dự định sẽ bị loạibỏ. Nếu hai dự án loại trừ nhau thì dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn thường là dự án được chọn.

Ưu điểm cảu phương pháp:

– Đơn giản, dễ tính, cho phép nhìn nhận dự án một cách trực quan hơn.

– Phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp kinhdoanh theo chiến lược thu hồi vốn nhanh tăng vòng quay vốn.

Hạn chế của phương pháp:

– Phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợiích dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian thu hồi vốn, do vậy những dự án đầu tư có mức sinh lợi chậm như sản xuất ra sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới v.v.. không thích hợp với việc lựa chọn đầu tư theo phương pháp này.

– Việc lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tư cũng không chú trọng đến yếu tố thời gian của tiền tệ hay nó cách khác nó không chú ý đến thời điểm phát sinh của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau.

c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần ( NPV)

Đây là một trong những phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở xemxét mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị về mặt thời gian của tiền.

Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần của khoản đầutư. Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản vốn đầu tư đưa lại trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra và có thể được xác địnhtheo công thức sau:

*

Trong đó :

NPV: Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư dài hạn của đầu tư. CFt: Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t. ICt: Vốn đầu tư ở năm thứ t.

n : Vòng đời của khoản đầu tư.

r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá.

Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm của khoản đầu tư có tính đến yếu tốgiá trị thời gian của tiền đầu tư.

Một trong những vấn để phức tạp trong việc tính giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư làxác định việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của người đầu tư hay chi phí sử dụng vốn.

Tham khảo ngay  Review Khóa Học Edumall - Đánh Giá Khóa Học Trên Edumall

Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án được thựchiện như sau:

– Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư.

– Đánh giá và lựa chọn dự án:

+ Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (NPV

+ Nếu giá trị hiện tại thuận của dự án bằng không (NPV = 0 ) thì tuỷ thuộc vào tình hình cụthể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết loại bỏ hoặc chấp thuận dự án.

+ Nếu giá trị hiện tại của dự án là số dương (NPV > 0): nếu trường hợp các dự án là độc lậpthì đều có thể chấp thuận. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ nhau và đều có thời gian hoạt động như nhau thì dự án nào có giá trị hiện tại thuần dương lớn nhất là dự án được lựa chọn (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư).

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Nct Là Gì – Nct Là Gì, Nghĩa Của Từ Nct

Ưu điểm của phương pháp NPV

– Cho phép nhìn nhận hiệu quả của dự án xác đáng hơn do có tính đến yếu tố giá trị về mặtthời gian của tiền

– Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hạn chế của phương pháp NPV

– Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

– Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.

d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà với mứclãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư đưa lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Như vậy, tỷ suất chiết khấu đó làm cho giá trị hiện tại thuần của dự ánđầu tư bằng không. Có thể hiểu tỷ suất doanh lợi nội bộ qua công thức sau:

*

Trong đó:

NPV, CFt , ICt: Như chú thích ở trên

IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của khoản đầu tư (hay dự án đầu tư ).

Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của dựán đầu tư. Để xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án người ta thường sử dụng hai phương pháp: phương pháp thử, xử lý sai số và phương pháp nội suy.

Theo phương pháp thử và xử lý sai số, việc tìm ra tỷ suất doanh lợi nội bộ về cơ bản đượcthực hiện như sau:

Trước tiên, tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá trịhiện tại của các khoản thu và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Tiếp theo, xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Nếu giá trị này bằng 0 thì lãi suất vừachọn chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Nếu giá trị hiện tại thuần lớn hơn không (NPV>0) thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng mức lãi suất tự chọn lên. Ngược lại, nếu giá trị hiện tại thuần nhỏ hơn không (NPV

Theo phương pháp nội suy, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án thực hiện theocác bước sau:

Bước 1: Chọn một lãi suất r1, sao cho với lãi suất này xác định được giá trị hiện tại thuầncủa dự án là một số dương (NPV1>0) .

Bước 2: Tiếp tục chọn một lãi suất r2, sao cho với lãi suất này tìm được giá trị hiện tại thuầncủa dự án là một số âm (NPV1

Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Trong phần trên đã xác định được:

+ Lãi suất r1mà với r1thì NPV1> 0

+ Lãi suất r2mà với r2thì NPV2

Như vậy, tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) nằm trong khoảng r1và r2và được xác định theocông thức:

*

Ngoài hai phương pháp đã nêu, người ta còn có thể xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ bằngphương pháp vẽ đồ thị.

Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)được thực hiện theo trình tự sau:

– Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.

Tham khảo ngay  Mã Ngân Hàng Bidv Bankplus, Vì Sao Nhiều Người Sử Dụng Dịch Vụ Này

– Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn chủ yếuxem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với tỷ lệ chiết khấu thông thường khi hiện tại hoá giá trị dự án mà thường là chi phí sửdụng vốn cho dự án (r) chẳng hạn như lãi suất vay vốn. v.v… và cần phân biệt ba trường hợp sau:

Trường hợp 1: nếu IRR

Trường hợp 2: nếu IRRnghiệp có thể quyết định chấp nhận hay loại bỏ phương án.

Trường hợp 3: nếu IRR

+ Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp thuận.

+ Nếu là các dự án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau, thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộcao nhất.

Ưu, nhược điểm của phương pháp

+ Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án cótính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.

+ Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mốiliên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.

Hạn chế của phương pháp

+ Trong phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định tái đầu tưvới lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.

+ Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thểdẫn đến trường hợp kết luận thiếu thoả đáng khi đánh giá dự án.

e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

Chỉ số sinh lời cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư, có tính đếnyếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.

Chỉ số sinh lời được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của khoản thu nhập do đầu tư đưalại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

*

Trong đó:

PI: Chỉ số sinh lời của dự án.

CFt: Khoản thu đầu tư trong năm thứ t.

ICt: Vốn đầu tư ở năm t.

r: Tỷ suất chiết khấu (thường được sử dụng là chi phí sử dụng vốn)

Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thựchiện như sau.

– Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án.

– Sử dụng chỉ số sinh lời để đánh giá và lựa chọn dự án, cụ thể:

+ Nếu PI

+Nếu PI=1 thì có thểchấp nhận hay loại bỏ dự án tuỳ theo tình hình cụ thể để doanh nghiệp quyết định.

+ Nếu PI > 1: nếu là dự án độc lập thì dự án được chấp thuận. Nếu là các dự loại trừ nhauthì thông thường dự án có chỉ số sinh lời cao nhất là dự án được chọn.

Ưu , nhược điểm của phương pháp

– Phương pháp này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do đầu tư đưa lại với sốvốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.

– Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau đểthấy được mức sinh lời giữa các dự án.

– Phương pháp này thường cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi phí sử dụng vốn,điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.

Cùng với những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có nhược điểm cũng giống nhưphương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ là nó không phản ánh trực tiếp khối lượng lợi nhuận ròng của một dự án.

Xem thêm: Bộ Số Đề 21 Là Con Gì ? Giải Mã Ý Nghĩa Các Con Số Đề Chính Xác

Trên đây là các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. Tùy theo từng trườnghợp và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp. Chẳng hạn doanh nghiệp đề ra sản xuất kinh doanh với lãi vừa phải nhưng thu hồi vốn nhanh để đổi mới trang thiết bị, trong trường hợp này chỉ tiêu chủ yếu để chọn dự án là chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button