Nghĩa Của Từ Danh Giá Nghĩa Là Gì? Đánh Giá Là Gì

Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu trong giáo dục và đào tạo, luôn được xã hội quan tâm và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong nhiều năm nay. Để nâng cao chất lượng dạy và học, vì sự phát triển của thế hệ tương lai, cần có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp. Và để làm được điều đó, trước hết người giáo viên, quản lý cần nhận thức được những vấn đề cơ bản, phân loại rõ ràng và ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy và học.

Đang xem: Nghĩa của từ danh giá

Hiện nay, một số người còn ngộ nhận, chưa phân biệt rõ ràng các loại hình kiểm tra, đánh giá, thậm chí nhầm lẫn giữa kiểm tra và đánh giá. Thực ra ĐÁNH GIÁ là một quá trình, một khái niệm rộng, còn KIỂM TRA chỉ dạng thức cơ bản, quen thuộc, là một khâu quan trọng trong quá trình đánh giá mà thôi.

Trong bài viết này, phunutiepthi.vn xin chia sẻ tới quý độc giả những khái niệm về kiểm tra, các hình thức, phương pháp và những lưu ý khi kiểm tra. Đồng thời giới thiệu các khái niệm liên quan tới quy trình đánh giá học sinh. 

KIỂM TRA

Khái niệm kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh, 

Các hình thức kiểm tra: Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết.

a. Kiểm tra thường xuyên. 

Mục đích của kiểm tra thường xuyên:Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.Kiểm tra thường xuyên được tiến hành: Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.Qua quá trình học bài mới Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. 

b. Kiểm tra định kỳ 

Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành sau khi:Học xong một số chương Học xong một phần chương trình Học xong một học kỳ Tác dụng của kiểm tra định kỳGiúp thầy trò nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định. Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.

c. Kiểm tra tổng kết

Hình thức kiểm tra tổng kết được thực hiện vào: cuối giáo trình, cuối môn học, cuối năm.Kiểm tra tổng kết nhằm:Đánh giá kết quả chung Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình,Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.

Một số điểm cần lưu ý: Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.

Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý: Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh; nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những tiến bộ nhỏ. Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cácphươngphápkiểmtra

Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

a. Kiểm tra miệng: 

Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng: Trước khi học bài mới Trong quá trình học bài mới Sau khi học xong bài mới Thi cuối học kỳ Thi cuối năm học Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng: Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau.Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó không khéo léo, như:Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.Mất nhiều thời gian. Các yêu cầu khi kiểm tra miệngTạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề raGiáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ học sinh, học sinh có thể trả lời ngắn gọn trong vài phút.Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị, sau đó mới chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có ảnh hưởng trong kiểm tra.Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm là những yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh được kiểm tra.Cần kiên trì nghe học sinh trình bày. Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không làm cho các em sợ hãi lúng túng.Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn và bổ sung khi cần thiết.Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh về hình thức trình bày, nội dung, tinh thần thái độ .Phải công bố điểm công khai. Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ điểm cá nhân của mình.

b. Kiểm tra viết 

Kiểm tra viết được sử dụng:Sau khi học xong một phần Sau khi học xong một chương, nhiều chươngSau khi học xong toàn giáo trìnhSau khi hết học kì hoặc năm học Tác dụng của kiểm tra viếtCùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất địnhCó thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợpGiúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viếtKhi tiến hành kiểm tra viết, cần chú ý một số điểm sau đây:Ra đề bài phải rõ ràng, chính xác, hiểu thống nhất ở tất cả học sinh, sát trình độ của các em, phù hợp thời gian làm bài, phát huy trí thông minh của các em.Giáo dục cho các em tinh thần tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài, tránh tình trạng nhìn bài nhau, nhắc bạn, sử dụng tài liệu trong khi làm bài.Tạo điều kiện cho học sinh làm bài cẩn thận, đầy đủ, không làm cho các em mất tập trung tư tưởng, phân tán chú ý.Thu bài đúng giờ.Chấm bài cẩn thận.Có nhận xét chính xác, cụ thể.Trả bài đúng hạn. Có nhận xét chung, nhận xét riêng về nội dung, hình thức trình bày, tinh thần thái độ trong khi làm bài…Khuyến khích học sinh tiến bộ, nhắc nhở học sinh sa sút.Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có hai loại chính sau:Câu hỏi với mục đích đòi hỏi học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện, đòi hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc.Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể,Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp cả hai loại câu hỏi trên.

Xem thêm: Thăm Bà Đẻ Nên Mua Gì Cho Trẻ Sơ Sinh, Top 20 Món Quà Phù Hợp Để Tặng Cho Trẻ Sơ Sinh

c.Kiểmtrathựchành

Kiểm tra thực hành nhằm mục đích: kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động.Kiểm tra thực hành được tiến hành: Ở trên lớp Trong phòng thí nghiệm Trong vườn trườngTrong xưởng trường Ngoài thiên nhiên Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý các điểm sau:Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tácKết hợp kiểm tra lý thuyết – cơ sở lý luận của các thao tác thực hành.

*

Ảnh minh họa: Các khái niệm cơ bản trong kiểm tra đánh giá(Ảnh: Báo Quảng Ninh)

ĐÁNH GIÁ

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

Để hiểu rõ khái niệm đánh giá, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm có liên quan.

Đo

Theo Từ điển Tiếng Việt, đo được hiểu là xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.

Khái niệm đo ở trên phù hợp với khoa học vật lý. Còn khái niệm “đo” trong khoa học xã hội, có thể hiểu được là: Đo là chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với một thước đo hoặc chuẩn mực và khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.

Nhậnxét

Nhận xét là đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tượng nào đó.

Đánhgiá

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Đối chiếu với khái niệm đo, nhận xét ở trên, chúng ta thấy:

Đánh giá là một khái niệm bao hàm một quá trình.Đo, nhận xét chỉ nói lên một khâu của quá trình ấy.

a.Đánhgiáchẩnđoán

Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy xong một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình kiến thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết…để quyết định cách dạy thích hợp.

b.Đánhgiátừngphần

Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngược, qua đó, giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.

c.Đánhgiátổngkết

Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

Raquyếtđịnh:Đâylàkhâucuốicùngcủaquátrìnhđánhgiá

Dựa vào những định hướng của đánh giá, giáo viên ra quyết định những biện pháp cụ thể để giúp học sinh hoặc giúp đỡ cả lớp về những thiếu sót.

Xem thêm: Công Ty Egame Là Gì – Egame Gọi Vốn Đầu Tư Vào Trò Chơi Trực Tuyến

Như vậy, kiểm tra có 3 hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết, được tiến hành thông qua 3 phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức có những thời điểm riêng phù hợp và những mục đích cụ thể khác nhau. Các phương pháp cũng có những tác dụng, yêu cầu riêng. Nhưng nhìn chung, việc phân bổ, kết hợp các bài kiểm tra phải đáp ứng sao cho quá trình đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất. Không chỉ đánh giá mỗi kết quả dựa trên điểm số của bài kiểm tra định kỳ và tổng kết, mà còn phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá từng phần để sát sao, kịp thời điều chỉnh cách dạy và học để đi đúng hướng và phát triển vững vàng.

Rate this post
Tham khảo ngay  Đi Du Lịch Hàn Quốc Cần Chuẩn Bị Gì Cho Chuyến Đi Hàn Quốc? Cần Chuẩn Bị Những Gì Cho Chuyến Đi Hàn Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button