Chú Ý Khi Đau Bên Phải Bụng Dưới Là Đau Gì, Chú Ý Khi Bị Đau Bụng Dưới Bên Phải Ở Nữ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Thảo – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phunutiepthi.vn Hải Phòng.

Đang xem: đau bên phải bụng dưới là đau gì

Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý vùng chậu và ổ bụng. Biểu hiện của các cơn đau bụng cũng đa dạng, vì vậy cần chú ý để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ nhằm đạt hiệu quả cao trong phát hiện và điều trị bệnh.

Vùng bụng được chia làm 9 phần:

Thượng vị: Gồm thuỳ trái gan, một phần mặt trước dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng, tụy, đoạn đầu động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.Hạ sườn phải: Gồm thuỳ phải gan, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.Hạ sườn trái: Gồm lách, dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.Vùng quanh rốn: Gồm mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, niệu quản hai bên, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.Vùng hông phải (mạng mỡ phải): Gồm đại tràng lên, ruột non, thận phải.Vùng hông trái (mạng mỡ trái): Gồm đại tràng xuống, ruột non, thận trái.Hạ vị: Gồm mạc nối lớn, ruột non, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, vòi trứng, dây chằng rộng, dây chằng tròn, động tĩnh mạch tử cung.Hố chậu phải: Gồm có manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.Hố chậu trái: Gồm có ruột non, buồng trứng trái, đại tràng Sigma.

Tham khảo ngay  【Sinh Năm 2015】Mệnh Gì, Năm Con Gì? Sinh Năm 2015 Mệnh Gì

Đau vùng chậu (bụng dưới) bên phải là đau vùng hố chậu phải. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Ví Litecoin Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tạo Ví Litecoin Trên Điện Thoại Với Loafwallet

2. Đau bụng bên phải phía dưới là bệnh gì?

2.1 Viêm ruột thừa

Cảm giác đau phần trên và xung quanh rốn. Người bệnh có sốt nhẹ, buồn nôn (có hoặc không), cảm giác đau tăng khi dùng tay ấn vào. Nhìn vào bụng bệnh nhân thấy vùng sưng lên trên tụy.

2.2 Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau, gây chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, gặp căng thẳng…

2.3 Bệnh lý về gan

Gan nằm ở vùng bên trái ổ bụng nên cũng có thể là nguyên nhân gây đau. Nếu bệnh nhân có đau bụng bên phải kèm ăn ngủ kém, không cảm thấy ngon miệng, thường xuyên đầy bụng, khó tiêu và đau phần mạn sườn bên phải thì nên đi khám để kiểm tra chức năng gan.

Nhận diện hội chứng ruột kích thích - phân biệt với các bệnh tiêu hóa
Đau bụng dưới bên phải có thể do nguyên nhân hội chứng ruột kích thích (IBS)

2.4 Sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể là nguyên nhân gây đau bụng phải phía dưới. Sỏi ở niệu quản phải sẽ gây cảm giác đau dữ dội, thường xuất hiện sau khi lao động nặng nhọc, các cơn đau lan từ sườn phải xuống bên dưới. Bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu.

Tham khảo ngay  Cài Và Sử Dụng Usb Disk Security Bảo Vệ Usb An Toàn, Usb Disk Security Là Gì

2.5 Bệnh lý đường tiêu hóa

Viêm đại tràng, tắc ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới phải. Ngoài đau bụng, bệnh nhân có biểu hiện cứng bụng, muốn đi đại tiện và đại tiện phân lỏng, đặc biệt khi ăn phải đồ lạnh.

2.6 Bệnh phụ khoa ở nữ giới

Đau bụng dưới bên phải nữ cũng có thể do các bệnh lý phụ khoa sau:

Phụ nữ
Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm

2.7 Viêm bàng quang kẽ (IC)

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng viêm bàng quang mạn tính. Những người bị IC nặng sẽ bị đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi.

2.8 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như nhiễm Chlamydia và bệnh lậu là những bệnh có thể gây đau vùng chậu. Ngoài ra, bệnh còn gây đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình.

2.9 Đau do sa tạng

Chứng sa tạng cũng gây chứng đau vùng chậu. Bộ phận dễ bị sa nhất là bàng quang hay tử cung. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

Tham khảo ngay  Serise Tìm Hiểu Về Các Loại Quân Trong Aoe, Quân Macedonian Đánh Gì, Cách Chơi Quân

2.10 Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân, và đôi khi có thể tắc gây giãn tĩnh mạch ở vùng chậu. Máu tụ lại ở các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau gây hội chứng xung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi ngồi xuống hoặc đứng lên.

2.11 Đau do sẹo

Sẹo sau khi trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc thấp hơn như mổ ruột thừa, hoặc phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này có thể gây đau. Nếu không phải bạn vừa phẫu thuật ổ bụng, cần nói điều này cho bác sĩ biết để tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh và điều trị hiệu quả.

2.12 Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục là một chứng đau khó nói ra, khi gặp phải triệu chứng đó, bạn cần đến ngay bác sĩ sản phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân.

Xem thêm: Warehouse Manager Là Gì ? Kỹ Năng Cần Có Của Một Trưởng Phòng Kho Vận

Đau bụng dưới bên phải ở nữ rất đa dạng nguyên nhân và rất nhiều trong số đó liên quan tới các bệnh lý ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy không nên xem nhẹ các dấu hiệu đau bụng phải dưới, cần đi khám bác sĩ sớm khi không rõ về nguyên nhân gây ra cơn đau.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myphunutiepthi.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button