Lưu Ý Khi Bị Đau Bụng Trên Bên Trái Là Bệnh Gì, Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu Ý Cần Biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Thảo – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phunutiepthi.vn Hải Phòng.

Đang xem: đau bụng trên bên trái là bệnh gì

Đau bụng bên trái trên rốn với tính chất đặc biệt như đột ngột, kéo dài, tiến triển nặng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Thường xảy ra nhất là các bệnh tật trong ổ bụng như bệnh về dạ dày, lách, thận, tim, phổi, rối loạn ruột,…

Nếu chia ổ bụng thành 4 phần bằng nhau thì vùng trên rốn bên trái nằm ở phần tư trên bên trái của vùng bụng ngay dưới xương sườn. Giới hạn phân chia là khoảng diện tích từ phần dưới xương sườn đến vùng mu.

Các cơ quan quan trọng nằm ở phần tư phía trên bên trái của bụng gồm:

LáchDạ dàyMột phần của tụyThận trái và tuyến thượng thận tráiĐoạn trên của đại tràngMột phần nhỏ của gan.

Ngoài ra còn có da và các dây thần kinh chi phối.

2.1 Nguyên nhân do lách

Lách là cơ quan nằm ngay sau dạ dày, nằm dưới xương sườn cuối cùng bên trái. Chức năng chủ yếu của nó là lọc máu, tân sinh tế bào máu, dự trữ tiểu cầu và có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Cơn đau có nguyên nhân từ lách khi:

Lách trở nên phì đại: Thường thấy ở một số bệnh như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh nhiễm trùng như viêm tuyến bạch cầu. Cơn đau xuất hiện theo đợt và dần tiến triển nặng hơn. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng từng cơn và đôi khi có sốt.Vỡ lách do chấn thương: Gặp trong tai nạn giao thông, cơn đau kịch phát sẽ diễn ra đột ngột sau tổn thương vùng bụng.Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tham khảo ngay  Mẹ Mang Thai 16 Tuần Nên Ăn Gì ? Tuần Thai Thứ 16 Mẹ Bầu Cần Chú Ý Những Gì

2.2 Nguyên nhân do ruột

Gần như mọi bất thường ở ruột đều có thể gây cho bạn cảm giác đau ở vùng trên rốn bên trái, ví dụ như:

Khó tiêu: Thông thường, người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng trên, kèm theo ợ nóng và trào ngược acid. Cơn đau tăng lên sau mỗi bữa ăn.Viêm dạ dày ruột: Nhiễm trùng đường ruột có xu hướng gây đau cho toàn bộ vùng bụng, không trừ vùng trên rốn bên trái. Người bệnh cảm giác khó chịu cồn cào và thường kèm tiêu chảy và/hoặc nôn ói.Bệnh viêm ruột Crohn và viêm loét đại tràng: Đây là những bệnh mãn tính, có thể gây đau tại bất kỳ vị trí nào của bụng. Bệnh thường gây tiêu phân lỏng, đôi khi có máu.
Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được
Táo bón có thể gây cảm giác đau ở vùng trên rốn bên trái

2.3 Do bệnh Zona thần kinh

Tính chất cơn đau là cảm giác như dao đâm hoặc nóng rát. Vùng bụng chính là vị trí thường nổi phát ban trong bệnh Zona thần kinh. Một số trường hợp có biểu hiện đau trước khi nổi ban, một số người khác còn có thể tiếp tục có cảm giác đau sau khi phát ban đã chấm dứt (đau dây thần kinh sau Zona).

Xem thêm: Lưu Video Ngoại Tuyến Trên Youtube Lưu Ở Đâu ? Video Ngoại Tuyến Của Youtube Lưu Ở Đâu

2.4 Do sỏi thận và nhiễm trùng thận bên trái

Cơn đau trong bệnh lý vùng thận thường xảy ra ở vùng bụng trái hoặc sau lưng, tuy nhiên cơn đau đó có thể lan đến vùng bụng trước.

Sỏi thận có thể gây đau bụng dữ dội (thường ở sau lưng) cùng lúc với nhu động niệu quản, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nước tiểu có thể có máu.

Nhiễm trùng thận có thể gây đau theo đường niệu, có khả năng gây đau từ vùng thắt lưng sau, lan ra phía trước, vùng bụng trên trái, hoặc xuống đến phần bụng dưới. Triệu chứng đi kèm có thể là sốt, đau khi tiểu hoặc tiểu nhiều.

Tham khảo ngay  Ống Ppr Là Gì ? Ống Nhựa Ppr Là Gì

2.5 Cơn đau do động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính cấp máu cho cơ thể, vận chuyển máu từ tim, đi qua giữa bụng, đưa máu xuống đến các vùng khác trên cơ thể.

Ở một số người, động mạch chủ có thể bị phình gây rò hay vỡ. Nếu có rò động mạch chủ, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bụng hoặc lưng. Nếu động mạch chủ bị vỡ, cơn đau sẽ rất dữ dội, thường ở vùng bụng, lưng hay ngực cần phải được can thiệp điều trị ngay lập tức..

2.6 Do vấn đề về tụy

Tuyến tụy có thể trở nên viêm trong bệnh viêm tụy, gây đau ở vùng bụng trên, kèm với triệu chứng như buồn nôn hay nôn, sốt. Khối u ở tuyến tụy cũng có thể có các triệu chứng đau tương tự.

2.7 Do vấn đề về phổi

Các bất thường ở phần dưới của phổi có thể ảnh hưởng đến phần trên của ổ bụng, nơi mà chúng chỉ được ngăn cách bởi cơ hoành. Nguyên nhân gây đau có thể là nhiễm khuẩn như viêm phổi hay viêm màng phổi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như ho, sốt, hay đau khi thở.

2.8 Do vấn đề về tim

Biểu hiện bất thường ở tim thường gây đau ở ngực mà ngực lại gần ổ bụng. Vì vậy bạn có thể cảm thấy cơn đau nằm ở vùng bụng trên. Các bất thường ở tim gồm:

Nhồi máu cơ tim: Cơn đau xuất hiện đột ngột và cảm giác như đè ép có thể đau lan xuống tay trái hay lên cằm. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và/hoặc khó thở, cần được cấp cứu ngay lập tức.

2.9 Do vấn đề về khối cơ

Co kéo cơ hay bong gân cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng sau quá trình hoạt động bất thường hay luyện tập quá mức. Trong trường hợp đó, cử động nhóm cơ đang bị tổn thương sẽ khiến cơn đau nặng thêm, thay vào đó để làm giảm cơn đau bạn nên nằm yên tại chỗ.

sieu-am-tim-1

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, và không kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà để làm giảm cơn đau, bằng cách thực hiện một số cách sau:

Tham khảo ngay  Tài Sản Trong Kế Toán Là Gì, Tài Sản Là Gì Nguồn Vốn Là Gì

Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu dịch. Nếu bạn đang mắc các căn bệnh đòi hỏi phải hạn chế lượng nước uống vào, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ để biết được lượng nước cần uống là bao nhiêu.Đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường cũng giúp cải thiện cơn đau của bạn. Chườm nóng bằng túi chườm hay chai nước nóng có tác dụng làm dịu cơn đau.Sử dụng một số loại thuốc như:Thuốc giảm đau (xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).Than hoạt tính và các thuốc có thành phần tương tự cho cơn đầy bụng.Thuốc làm giảm nhu động.Thuốc trị bệnh tiêu chảy.

Nếu cơn đau kéo dài mà không rõ nguyên nhân, thay vì chủ quan dùng các phương pháp giảm đau tại nhà thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Các dấu hiệu cần đi khám ngay bao gồm:

Nôn ra máu hoặc ho ra máu.Đi tiêu phân đen (nghi ngờ có máu trong phân).Nôn liên tục.Cơn đau tiến triển nặng theo thời gian.Choáng váng, mê sảng, ngất, khó thở.Sụt cân không rõ nguyên nhân.Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi đêm.

Xem thêm: Fantasy Tales Là Gì? Fts Là Gì ? Phần Mở Rộng Tệp Fts

Khi bị đau bụng bên trái trên rốn, hãy thực hiện một số biện pháp giảm bớt triệu chứng đau nói trên và theo dõi diễn biến của cơn đau. Nếu đau vẫn kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cần đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng đau bụng bên trái trên rốn, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi phunutiepthi.vn) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ phunutiepthi.vn, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myphunutiepthi.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button