Núm Vú Bị Đau Là Bệnh Gì? Cảnh Báo 5 Bệnh, Bao Gồm Cả Ung Thư

Đau vú là một tình trạng thường gặp ở các chị em phụ nữ. Đau hay căng tức vú, đôi khi là đau chói có thể khiến chị em cảm thấy lo lắng. Vậy làm sao để theo dõi những cơn đau vú? Đâu là 10 nguyên nhân thường gặp? Cơn đau nào đáng lo ngại và cần gặp bác sĩ ngay? Hãy cùng Bác sĩ phunutiepthi.vn tìm hiểu thêm về tình trạng này trong bài viết này nhé! 

1. Tổng quan về đau vú

Đau vú là một trong những than phiền thường gặp của các chị em phụ nữ. Đau vú có thể được mô tả là đau vú khi sờ chạm, đau chói hoặc cảm giác căng tức bên trong vú. Cơn đau vú có thể liên tục kéo dài hoặc đau từng lúc, có thể đau mức độ nhẹ đến nặng. Nó có thể xảy ra:

Chỉ một vài ngày trong tháng, 2 hay 3 ngày trước khi hành kinh. Cơn đau có thể từ nhẹ đến trung bình, và ảnh hưởng đến cả hai bên vú. Điều này thì bình thường.1 tuần hoặc kéo dài hơn mỗi tháng, bắt đầu trước những ngày đèn đỏ và kéo dài đến sau khi sạch kinh và có khi kéo dài đến cả chu kì sau. Cơn đau này trung bình đến nặng, ảnh hưởng cả hai bên vú.Đau bất kể thời gian nào kéo dài, không liên quan đến chu kì kinh nguyệt.

Đang xem: Núm vú bị đau là bệnh gì? cảnh báo 5 bệnh, bao gồm cả ung thư

*
*

Đau vú có thể liên quan đến chu kì hoặc không. Nguồn ảnh: healthline

3. Mười nguyên nhân gây đau vú thường gặp

3.1. Nang vú

Ống dẫn sữa hoặc tuyến sữa có thể giãn ra và tạo thành vú. Những nang này thường chứa dịch, khi sờ thấy một khối cứng hoặc chắc. Những nang điển hình thường tăng kích thước trong những ngày hành kinh và sẽ tự biến mất sau mãn kinh.

Tham khảo ngay  Bật Mí Những Lợi Ích Của Yoga Cười Là Gì ? Lợi Ích Và Các Bài Tập Thực Hành

Những nang này thường chỉ chứa dịch và không phải là ung thư.

3.2. Do dùng thuốc

Những thuốc chứa hóc-môn, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc hỗ trợ sinh sản, có thể liên quan đến đau vú. Tương tự, những hóc-môn như estrogen hay progesteron được dùng hỗ trợ sau mãn kinh cũng có thể có tác dụng phụ này. Đau vú cũng có thể liên quan đến vài thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc thuộc nhóm SSRI (thuốc ức chế chọn lọc serotonin).

Những thuốc liên quan đến đau vú bao gồm:

Thuốc chứa hormon sinh dụcThuốc tránh thaiThuốc nội tiết hỗ trợ sau mãn kinh.

Nếu cơn đau vú xuất hiện sau khi dùng bất kì loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ.

3.3. Phẫu thuật vú

Sau phẫu thuật vú, sẹo xơ hình thành có thể dẫn đến đau vú. Cơn đau này có thể từ nhẹ đến nặng, có thể do tổn thương dây thần kinh hay do viêm. Thời gian đầu khi mới phẫu thuật, cảm giác đau sẽ nhiều và rõ ràng. Sau đó, cơn đau sẽ tự giảm dần qua thời gian. Những ảnh hưởng lâu dài lên vùng vú sau phẫu thuật có thể là:

Tăng nhạy cảm vùng vú, đau khi chạm vào vùng vúGiảm cảm giác vùng vú, đôi khi là cảm giác tê khi chạmKhông thể nhấc cánh tay lên caoKhó khăn trong những hoạt động thường ngày như lái xe, vận động.

3.4. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn, hay hội chứng sụn sườn, là tình trạng viêm phần sụn nối giữa xương sườn với xương ức. Bệnh lý này gây căng tức vùng thành ngực, và đôi khi cơn đau lan đến vú. Viêm sụn sườn có thể xảy ra sau chấn thương hay khi vận động quá sức vùng ngực như nâng vác đồ nặng. Nó cũng có thể xảy ra sau những cơn ho mạn và kéo dài, hoặc đôi khi do nhiễm trùng. Cơn đau này thường tự hết sau vài ngày.

Viêm sụn sườn không liên quan đến vú, nhưng nó có thể gây ra cơn đau chói khiến lầm với cơn đau từ mô vú. Tình trạng này không liên quan đến chu kì, và thường xảy ra ở phụ nữ sau 40 tuổi hoặc trẻ thanh thiếu niên.

Xem thêm: Người Mổ Mắt Nên Ăn Gì Để Mau Hết Bệnh, Mổ Cườm Mắt Nên Ăn Gì Để Mau Hết Bệnh

Tham khảo ngay  Vinafountain Là Gì - Trò Chuyện Cùng V I N A F O U N T A I N

3.5. Thay đổi sợi bọc tuyến vú

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên vú, nhưng thường là cả hai bên vú. Tình trạng này gây ra cảm giác căng tức hoặc đôi khi thấy vú sưng phồng, đặc biệt trước hoặc trong ngày đèn đỏ. Có thể sờ thấy một hay nhiều khối trong vú hay chảy dịch núm vú.

Tình trạng này thì khá phổ biến ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi. Thay đổi sợi bọc tuyến vú thì vô hại và không liên quan đến ung thư vú.

Bạn có thể thử những cách sau để giảm cảm giác căng tức vú, nhất là trong những ngày đèn đỏ:

Ăn chế độ ít muốiSử dụng thuốc giảm đauGiảm sử dụng caffein

3.6. Viêm vú

Viêm vú là tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau vú do nhiễm trùng; thường xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Nguyên nhân là do tắc tuyến sữa. Các triệu chứng có thể là:

SốtĐauMệt mỏiThay đổi ở vùng vú: sưng, đau, đỏ da, sờ thấy ấm nóng.

Điều trị những cơn đau vú do viêm có thể cần phải dùng đến kháng sinh.

3.7. Áo ngực không vừa vặn

Đau vú cũng có thể gây ra do chọn áo ngực sai kích cỡ, áo ngực quá chật hoặc quá rộng. Áo ngực quá chật sẽ chèn ép vùng vú gây đau. Áo ngực quá rộng sẽ không giúp nâng đỡ vú khi hoạt động. Kiểm tra áo ngực đã vừa vặn chưa qua những câu hỏi sau:

Áo ngực có bị đẩy lên cao ở phía sau lưng không?Dây áo ngực có hằn lên phần lưng hay phần chân ngực không?Phần gọng áo có vừa vặn và bạn có dễ dàng đặt 1 ngon tay vào phần khe ngực không?Khi vận động, áo ngực có giữ phần ngực không xô lệch và di chuyển quá nhiều?

Hãy chọn áo ngực đúng kích cỡ và vừa vặn, khiến bạn thoải mái khi trong những hoạt động thường ngày. Sử dụng áo ngực thể thao khi tập thể dục hay vận động mạnh cũng có thể giúp ích.

3.8. Ung thư vú

Hầu hết ung thư vú không gây đau. Tuy hiếm, nhưng khối u hoại tử hay vài khối u lớn gây chèn ép có thể gây những cảm giác khó chịu và căng tức vùng vú.

Tham khảo ngay  Tổng Quan Về Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế Là Gì ? Tìm Hiểu Chi Tiết Từ A

Cần phải khi khám bác sĩ ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

Sờ thấy một khối ở vùng vúĐau hay khối ở vú không biến mất sau mãn kinhChảy dịch núm vú, dịch máu, dịch mủ hay dịch trongĐau vú không rõ nguyên nhân hay không thuyên giảm qua nhiều chu kì.

3.9. Đau vùng lưng, cổ hay vai

Chấn thương gây bong gân hay tổn thương những vai, cổ, gáy hay lưng có thể gây ra những cơn đau lan đến vú. Nguyên nhân là do dây thần kinh cùng chi phối nhiều vị trí và liên quan đến nhau. Cơn đau vú này sẽ biến mất khi dùng giảm đau và khi tổn thương lành hẳn.

Xem thêm: Người Mệnh Mộc Hợp Với Xe Màu Gì Nhất, Chọn Màu Xe Hợp Mệnh Mộc 2021

3.10. Đau thành ngực hay vị trí khác

Có rất nhiều tình trạng gây cơn đau ở thành ngực lan đến vú, bao gồm:

Co cơ thành ngựcViêm cơ, viêm xương hay sụn sườnĐau ngực

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy hẹn gặp với bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc phụ khoa nếu bạn gặp một trong những tình trạng sau:

Cơn đau mỗi ngày kéo dài hơn 2 tuần.Chỉ xảy ra ở một vùng đặc biệt của vú.Dường như ngày càng tăngẢnh hưởng đến sinh hoạt ngày hằng ngày

Mặc dù nguy cơ ung thư vú thì thấp ở những người chỉ có triệu chứng đau vú, nhưng đôi khi bác sĩ vẫn cần phải làm các xét nghiệm để đánh giá thêm.

Đau vú là tình trạng thường gặp của các chị em phụ nữ. May mắn là đau vú hầu hết là do các nguyên nhân lành tính và không liên quan đến ung thư vú. Theo dõi các dấu hiệu đau vú để biết được đau vú này có liên quan đến chu kì kinh nguyệt không sẽ giúp ích cho chẩn đoán. Chị em nên tự khám vú ở nhà để hiểu rõ hơn về tình trạng của vú và phát hiện sớm những bất thường. Đi khám ngay nếu cảm nhận được các thay đổi ở vú hay cơn đau vú ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button