Tổng Hợp Những Diễn Đàn F319 Chứng Khoán Việt Nam, Tổng Hợp Những Diễn Đàn

Kính gửi! Luật sư Công Ty Vạn Luật, tôi có một số thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Tôi là thành viên của “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” đây là diễn đàn thảo luận tin tức thị trường chứng khoán phân tích tài chính sôi động số 1 Việt Nam hiện nay. Hiện trên web có xảy ra hành vi “đấu tố” thành viên của “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com”, khóa không cho thành viên này phản biện và bêu vếu, nhục mạ nhân phẩm, danh dự của người này trên web. Trường hợp này có thể bị truy tố về tội gì trong Bộ luật Hình sự? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty Vạn Luật

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Công Ty Vạn Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Thị trường chứng khoán

Theo như thông tin bạn cung cấp thì “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” là diễn đàn thảo luận tin tức thị trường chứng khoán, phân tích tài chính sôi động số 1 Việt Nam hiện nay. Hiện tượng “đấu tố” thành viên của “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” với hành vi khóa không cho thành viên này phản biện và bêu vếu, nhục mạ nhân phẩm, danh dự của người này trên web “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com”. Trường hợp này có thể bị truy tố về tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và xử lý như sau:

*

“Đấu tố” trên “Diễn đàn thị trường chứng khoán F319.com” bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Căn cứ Điều 155 quy định về tội làm nhục người khác tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người đang thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Tra Số Tài Khoản Agribank Nhanh Gọn

Đang xem: Diễn đàn f319 chứng khoán việt nam

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Về mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với mục đích hướng đến là hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Thể hiện bằng lời nói: sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.

Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.

Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người. Hành vi có thể thực hiện công khai trước mắt người đó hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân.

Người bị hại phải là người bị xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác.

Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội kết hợp với các yếu tố khác như cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; trình độ nhận thức; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội về hành vi lăng nhục có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Tham khảo ngay  Rsi Là Gì? Cách Sử Dụng Rsi Hiệu Quả 7 Cách Sử Dụng Chỉ Báo Rsi Hiệu Quả

Tội làm nhục người khác là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Nếu hành làm nhục người khác dẫn đến nạn nhận tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội mà do hành vi làm nhục dẫn đến nạn nhân tự sát thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS về tội làm nhục người khác mà bị truy cứu TNHS về tội bức tử (Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Về khách thể:

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân là trách nhiệm của mỗi người.

Xem thêm: Dùng Mật Ngỗng Trị Bệnh Gì Đối Với Sức Khoẻ? Bị 6 Bệnh Sau, Ăn Thịt Ngỗng Có Thể Khỏi

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thỏa mãn thú vui xác thịt…Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.

Tham khảo ngay  Prophet Là Gì ? Prophet Tiếng Anh Là Gì

Về chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.

Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 3 khung, cụ thể như sau:

– Khung 1 (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung 2 (khoản 2)

Có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:Phạm tội 02 lần trở lên;Đối với 02 người trở lên;Đối với người đang thi hành công vụ;Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Khung 3 (khoản 3)

Có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau:Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;Làm nạn nhân tự sát.

Xem thêm: Top 6 Phần Mềm Thu Chi Cá Nhân Hiệu Quả, Sổ Thu Chi Misa: Quản Lý Chi Tiêu

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên , tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

#F319 FLC#F319 sập#Bình luận chứng khoán#Diễn đàn CafeF#Diễn đàn Vietstock#Tin chứng khoán#Trang web đầu tư chứng khoán#Tin tức cổ phiếu#Điều hướng trang

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button