Có Nên Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Trong Doanh Nghiệp, Công Thức Tính Đòn

Đòn bẩy tài chính là gì, có nên sử dụng đòn bẩy tài chính, sử dụng bao nhiêu thì hợp lý các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính là gì…Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đang xem: đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, được hiểu đơn giản là việc sử dụng tiền của người khác với mục đích để đem lại lợi nhuận cho mình,… việc sử dụng đòn bẩy tài chính khôn ngoan sẽ giúp mang lại nguồn lợi rất lớn. Tuy nhiên cũng có mặt trái là không phải khi nào dùng đòn bẩy tài chính cũng mang lại hiệu quả tốt cả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao 2 lưỡi, nếu vận dụng tốt thì mang lại được hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả khó lường.

*

Đòn bẩy tài chính

Nói cách khác đòn bẩy tài chính là các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nợ để thu về lợi ích, lợi nhuận trên tài sản bổ sung cho các cá nhân hoặc các tổ chức sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính. Có thể hiểu đơn giản chính là hình thức việc vay mượn tiền, tài sản của cá nhân hoặc một tổ chức với một cá nhân hoặc một tổ chức khác nhằm mang lại lợi nhuận cho cá nhân hoặc tổ chức đi vay mượn.

Sử dụng đòn bẩy tài chính đó là việc kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong vận hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đương nhiên Đòn bẩy tài chính lớn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu và ngược lại.

Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi. Nếu chúng được sử dụng hiệu quả và thực hiện đúng đắn thì sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sinh lợi cho doanh nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu như tình hình kinh doanh trở lên xấu đi không như mong đợi thì nó có thể là “cơn ác mộng” với các chủ doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia phân tích kinh tế và các chủ doanh nghiệp từ các tập đoàn lớn thì không có con số cụ thể cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính bao nhiêu thì hợp lý. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng vốn cũng như là khả năng dự đoán chính xác tình hình kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số bình quân trong ngành để làm căn cứ xác xác định tỷ lệ phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo ngay  Có Nên Đầu Tư Vào Quỹ Mở Nào Tốt Nhất Nên Đầu Tư? Quỹ Mở Nào Tốt Nhất Nên Đầu Tư

Có rất ít doanh nghiệp có thể tự hào nói rằng họ không có nợ. Trong khi đó, hầu hết các công ty đều phải vay nợ tại một thời điểm nhất định để dùng vào mua thiết bị, xây dựng văn phòng mới hoặc trả lương cho nhân viên. Đối với các nhà đầu tư, thì việc họ có dám thách thức bản thân đầu tư hay không còn phụ thuộc xem mức nợ của tổ chức có bền vững hay không. Để đánh giá điều này, các hệ số đòn bẩy tài chính là yếu tố nên được xem xét đầu tiên. Một hệ số đòn bẩy thấp hay cao có thể được tính toán bằng cách sử dụng phép đo đòn bẩy.

Hệ số Nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản đó. Điều này có nghĩa trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Hệ số này nếu cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

Hệ số nợ vay trên tổng tài sản nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết được tỷ số này cao hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, thì chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động được tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Hệ số Nợ/Vốn

Hệ số nợ trên vốn (D/C) đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn vốn của nó thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tham khảo ngay  Quy Ước Giờ Mùa Đông - Châu Âu Đổi Sang Giờ Mùa Đông

D/C cung cấp cho nhà phân tích và nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động của nó.

Xem thêm: 1988 Mệnh Gì, Tuổi Mậu Thìn Sinh Năm 1988 Mệnh Gì? Tổng Quan Về Người Sinh Năm 1988

Doanh nghiệp nào mà có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó hiện có thể có tình hình tài chính không khả quan lắm vì các khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cũng như mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp.

Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, ta biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.

Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số với vốn hiện có, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm nhất định, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, D/E thấp có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp trong việc trả nợ nhưng nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và đặc biệt là khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài chính sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ.

Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp chưa biết tận dụng được nhiều lợi thế đòn bẩy tài chính. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. Vì chúng ta biết ROE có thể được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu bình quân.

Tham khảo ngay  Sử Dụng Fibo Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Bài 1: Fibonacci Là Gì

Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này mà càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay của mình. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.

Mọi người thường băn khoăn rằng, liệu việc đi vay hay giữ nợ là một dấu hiệu tốt hay xấu. Trong trường hợp này, câu trả lời có thể là có, cũng có thể là không. Bởi vì ví dụ như, một công ty đang chuẩn bị mở một kho hàng mới vì nhu cầu mở rộng kinh doanh. Bây giờ, công ty này sẽ cần một khoản tiền để xây dựng kho. Để có khoản tiền này, họ có thể phải đi vay nợ. Do đó, công ty mong đợi vào doanh số bán hàng có thể tăng vọt trong thời gian tới để bù lại chi phí đi vay.

Bởi vì lãi vay là một chi phí tiêu tốn không bị tính thuế, do đó nợ đang trở nên ngày càng rẻ. Điều này lại khiến cho việc vay nợ trở thành một cách để thiết lập tài sản so với vốn chủ sở hữu . Tuy nhiên, vấn đề sẽ phát sinh khi khoản nợ này tăng lên. Số nợ lớn có thể biến thành một gánh nặng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Và trong trường hợp xấu nhất, phá sản là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem thêm: Dịch Vụ Chuyển Nhà Trọn Gói Taxi Tải Hoàng Phương Hải Phòng, Taxi TảI Hoã Ng Phæ°Æ¡Ng

Với bài viết này chúng tôi hi vọng quý khách hàng có thể cân nhắc kĩ hơn cho các khoản vay để tránh trường hợp thuộc vào các nhóm nợ xấu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button