Giám Đốc Kinh Doanh Cần Làm Gì, 5 Công Việc Chủ Yếu Của Giám Đốc Kinh Doanh

Công việc giám đốc kinh doanh đảm đương rất nhiều trọng trách trong một doanh nghiệp. Đây được xem là một bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp. Cùng phunutiepthi.vn mô tả công việc giám đốc kinh doanh chi tiết và những kỹ năng cần thiết để trở thành giám đốc kinh doanh giỏi trong bài viết sau đây nhé! 

*

Giám đốc kinh doanh là gì? Công việc này có khó không?

1. Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh có hai cách gọi trong tiếng Anh là Sales Director hoặc CCO (Chief Customer Officer). Vị trí công việc này rất quan trọng và chỉ đứng sau giám đốc điều hành (CEO). Một CCO thường đảm nhiệm hầu hết hoạt động quản lý kinh doanh. Lĩnh vực công việc bao gồm: quản lý sản xuất, quản lý thị trường, quản lý mức tiêu thụ sản phẩm, hoạch định chiến lược kinh doanh…Ngày nay, vị trí giám đốc kinh doanh được rất nhiều bạn trẻ chọn làm mục tiêu nghề nghiệp bởi mức lương hấp dẫn cùng cơ hội việc làm rộng mở. 

Giám đốc kinh doanh là vị trí cấp cao, thuộc C-level trong doanh nghiệp. Vì vậy để mô tả công việc giám đốc kinh doanh, họ thường là chuyên gia kinh tế giỏi và đặc biệt có tố chất lãnh đạo. Doanh số và lợi nhuận thành công hay không có phần lớn trách nhiệm của giám đốc kinh doanh. Họ thường xuyên phải làm quen và gìn giữ nhiều mối quan hệ làm ăn cùng nguồn khách hàng lớn. Bên cạnh đó, không quên tham khảo đối thủ cạnh tranh để vạch ra những kế hoạch hiệu quả nhất. 

Tham khảo ngay  Nấc Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì, Nấc Cụt Kéo Dài Là Dấu Hiệu Bệnh Gì

2. Bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh 

*

Mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất

Để đảm nhận một vai trò lớn như giám đốc kinh doanh thì tất nhiên lượng công việc cũng sẽ rất nhiều. Nhiệm vụ của giám đốc mảng chuyên môn này sẽ liên quan đến tất cả khía cạnh của kinh doanh và có tính chất khái quát hơn so với mô tả công việc nhân viên kinh doanh hay mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh dưới đây: 

STT NHIỆM VỤ
1 Quản lý các thao tác thực hiện chính sách kinh doanh
2 Quản lý mọi hoạt động kinh doanh theo khu vực, trong và ngoài nước
3 Quản lý công tác tuyển dụng nhân sự lĩnh vực kinh doanh
4 Thực hiện thu thập số liệu, lợi nhuận để phân tích và đánh giá về thị trường
5 Quản lý đào tạo nhân sự mới thuộc chuyên môn kinh doanh
6 Quản lý các khâu làm việc của bộ máy kinh doanh đạt chuẩn chất lượng
7 Quản lý bộ phận chăm sóc và hỗ trợ khách hàng (nếu cần)
8 Lên kế hoạch xây dựng chi nhánh bán lẻ (nếu có)
9 Thực hiện phê duyệt các đề án kinh doanh
10 Tổ chức kế hoạch kinh doanh mới theo từng quý, tháng
11 Đưa ra kiến nghị, giải pháp, ý kiến liên quan đến việc kinh doanh
12 Xử lý các khiếu nại liên quan đến vấn đề kinh doanh (giá cả, chất lượng…)
13 Lãnh đạo các nhóm kinh doanh nhỏ
14 Kết hợp làm việc với các phòng, ban khác để duy trì bộ máy kinh doanh hiệu quả
15 Tổng kết lại những kết quả và chỉ tiêu kinh doanh
16 Xem xét và đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ
17 Đảm nhận công tác ngoại giao với nhiều đối tác kinh doanh khác nhau
18 Hỗ trợ các công việc khác theo yêu cầu của CEO
19 Thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh để phân tích, đánh giá
20 Góp phần xây dựng hình ảnh marketing cùng phòng truyền thông
Tham khảo ngay  Lc Confirm Là Gì ? Thư Tín Dụng (Letter Of Credit Lc Là Gì Vậy

Bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh 

3. Giám đốc kinh doanh giỏi cần nắm vững 7 kỹ năng 

Giám đốc kinh doanh là người “đầu tàu” của công tác kinh doanh nên sẽ cần hội tụ rất nhiều kỹ năng. Bên cạnh chuyên môn giỏi thì khả năng lãnh đạo cùng kỹ năng mềm sẽ giúp CCO hoàn thành công việc xuất sắc. Nếu bạn đang mong muốn trở thành giám đốc kinh doanh trong tương lai thì đừng bỏ qua top 7 kỹ năng cần có sau đây nhé: 

Kỹ năng số học nhanh nhạy

Công việc kinh doanh cần tổng hợp nhiều bảng số liệu doanh thu, thống kê chi phí, bảng kê khai tài chính…nên đừng quên học chuyên ngành thật giỏi và rèn luyện tư duy tính toán. 

Kỹ năng hoạch định chiến lược đỉnh cao

Để đem lại lợi nhuận thì CCO cần có tư duy và tầm nhìn chuẩn. Kỹ năng này giúp họ vẽ ra các định hướng tuyệt vời để doanh nghiệp phát triển ổn định. Nếu chiến lược kém hiệu quả có thể làm chậm khả năng kinh doanh hoặc giảm điểm chứng khoán.

Kỹ năng truyền cảm hứng

Là một nhà lãnh đạo nên giám đốc kinh doanh thường xuyên phải làm việc chung với cả cấp trên và cấp dưới. Họ cần duy trì không khí hòa nhã, cầu tiến để truyền cảm hứng nhiều nhất. Từ đó, có thể đôn đốc nhân viên kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh làm việc hiệu quả và cống hiến tốt nhất.

Đang xem: Giám đốc kinh doanh cần làm gì

Kỹ năng giáo dục

Môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi giám đốc kinh doanh kiêm luôn nhiệm vụ đào tạo nhân sự. Hơn nữa, việc training tốt còn giúp doanh nghiệp giữ nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu chất lượng.

Tham khảo ngay  Thủ Tục Mua Điện Thoại Trả Góp Cần Những Gì? Cách Mua Trả Góp Tại Tgdđ

Kỹ năng quản lý chính xác

Vì công việc yêu cầu số liệu nhiều nên giám đốc kinh doanh cần kỹ năng quản trị để giám sát chi phí kỹ càng, hạn chế sự cố hay lỗ vốn.

Xem thêm: Một Số Đặc Điểm Của Chính Luận, Xã Luận Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt

Kỹ năng chuyên nghiệp về xây dựng cơ cấu tổ chức

Để bộ máy kinh doanh hoạt động trơn tru thì người đứng đầu cần nắm vững cơ cấu tổ chức, biết cách vận hành một tập thể, làm sao để các bộ phận thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh.

Xem thêm: 8 Nghề Không Có Bằng Cấp Thì Làm Gì Để Ổn Định Và Thăng Tiến ?

Kỹ năng “giao việc”

Người lãnh đạo sẽ không phải người thực thi mà là người phân chia công việc và quản lý việc thực thi. Giám đốc kinh doanh cần phân chia thời gian hoàn thành KPI sao cho hợp lý và giao cho đúng người, đúng việc. Họ cũng cần biết cách động viên nhân sự để tránh nhân viên của mình bị căng thẳng hay quá tải. 

Ngoài ra, để mô tả công việc giám đốc kinh doanh thêm đầy đủ thì còn cần một số kỹ năng mềm sau để hỗ trợ sự nghiệp:

Linh động xử lý các tình huống khẩn cấp.Giao tiếp và ứng xử khéo léo.Kiến thức chuyên môn vững vàng.

4. Con đường trở thành giám đốc kinh doanh

Có rất nhiều ngành học phù hợp để bắt đầu kế hoạch trở thành giám đốc kinh doanh. Bạn có thể xuất thân từ cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế đối ngoại…Hơn nữa, bạn có thể đi lên dần từ vị trí nhỏ, chẳng hạn như: nhân viên kinh doanh tại một số công ty. Tiềm năng thăng chức sau đó sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm, trung bình từ 6 – 10 năm là đã có thể thăng chức giám đốc nếu đủ năng lực. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button