Hợp Đồng Quyền Chọn Là Gì – Hợp Đồng Quyền Chọn (Options) Là Gì

Hợp đồng quyền chọn là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng quyền chọn? Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lựa chọn hợp đồng quyền chọn vì cơ hội sinh lợi cao. Loại hợp đồng này là một sản phẩm của chứng khoán phái sinh. Với những ai đang tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn, hãy cùng phunutiepthi.vn-phunutiepthi.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn (tên tiếng Anh là Option Contract) là loại hợp đồng cho phép người mua được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Cổ phiếu, trái phiếu,… đều có thể là hàng hóa cơ sở của loại hợp đồng này.

*

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Nhiều nhà đầu tư nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra với vị thế hiện tại của bản thân thường sẽ lựa chọn hợp đồng quyền chọn. Đồng thời, loại hợp đồng này cũng cho phép người sở hữu được phép thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ. Có thể coi đây là một công cụ tài chính phái sinh dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau (bao gồm cả tiền mã hóa, cổ phiếu hay các chỉ số trong tài chính).

Đang xem: Hợp đồng quyền chọn là gì

Theo quy định, hợp đồng quyền chọn được cấu thành bởi các yếu tố bao gồm:

– Loại quyền: Quyền chọn bán hay quyền chọn mua.

– Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.

– Tài sản cơ sở: Hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là bất kỳ loại hàng hóa này như: tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, lãi suất…

– Ngày đáo hạn (Expiry Date): Thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Tham khảo ngay  Trade Forex, Cfds, Metals & More With Authorized Online Broker

– Kỳ hạn quyền chọn: Thời gian được tính từ ngày ký kết đến ngày đáo hạn.

– Giá quyền chọn hay phí quyền chọn (Premium): Khi tham gia hợp đồng, nhà đầu tư phải trả phí quyền chọn cho quyền đã lựa chọn do hợp đồng cấp.

– Giá thực thi (Strike Price): Mức giá tài sản cơ sở được ấn định trước.

2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

*

Tìm hiểu về đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

Dựa vào yếu tố cấu thành mà đặc điểm của hợp đồng quyền chọn sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, bất cứ hợp đồng quyền chọn nào cũng sẽ có các đặc điểm cơ bản bao gồm:

– Người mua cần trả một khoản tiền cược ban đầu. Trong trường hợp lỗ, người mua quyền chọn sẽ mất phí cược ban đầu.

– Việc trao đổi, thanh toán theo quyền chọn sẽ diễn ra ở thời điểm được xác định trong tương lai. Người mua có quyền thực hiện quyền chọn mua/bán hoặc không, cho đến ngày đáo hạn.

– Tài sản của hợp đồng quyền chọn có thể là bất cứ loại tài sản nào mà không cần chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị hàng hóa cơ sở.

– Người mua được phép thực hiện quyền chọn hoặc không thực hiện tại thời điểm đáo hạn. Nếu người mua thực hiện quyền chọn, người bán bắt buộc phải thực hiện theo điều khoản được quy định tại hợp đồng quyền chọn.

3. Phân loại hợp đồng quyền chọn

*

Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option)

Dựa vào vị thế đối với tài sản cơ sở, hợp đồng quyền chọn bao gồm 2 loại là: quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Xem thêm: Vẽ Đám Mây Trong Cad, Cách Dùng Lệnh Đám Mây Trong Cad, Vẽ Đám Mây Trong Cad (Lisp Vẽ Mây Hay)

Quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng quyền chọn trao cho người nắm giữ hợp đồng hay người mua một quyền được mua tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Theo đó, người mua quyền chọn mua (người nắm giữ quyền chọn hay người mua) phải trả phí premium cho người bán quyền chọn mua (người bán). Trong trường hợp người mua thực hiện quyền, người bán phải bán tài sản cơ sở với giá thực hiện .

Tham khảo ngay  Top 6 Cách Đầu Tư Vàng Hiệu Quả Nhất, Hướng Dẫn Từ A

Quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ hợp đồng hay người mua một quyền được bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Khi đó, người mua quyền chọn bán phải trả phí premium cho người bán quyền chọn bán. Nếu người mua thực hiện quyền, người bán phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện.

 

Call Option

Put Option

 

Mua Call Option

Bán Call Option

Mua Put Option

Bán Put Option

Quyền

Mua tài sản cơ sở

Nhận phí Premium

Bán tài sản cơ sở

Nhận phí Premium

Nghĩa vụ

Trả phí Premium

Bán tài sản cơ sở

Trả phí Premium

Mua tài sản cơ sở

4. So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là công cụ chứng khoán phái sinh được niêm yết và giao dịch trên một sở giao dịch chứng khoán. Loại hợp đồng này thỏa thuận giữa hai bên về việc mua/bán một tài sản với giá xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

*

Điểm khác nhau giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai là gì?

– Giống nhau:

+ Đều là sản phẩm của chứng khoán phái sinh, có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…

+ Để mua hợp đồng, nhà đầu tư đều cần trả phí.

+ Có 2 phương thức thanh toán: thanh toán tiền mặt hoặc chuyển giao tài sản cơ sở.

+ Có thời gian đáo hạn cụ thể.

+ Các nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển giao tài sản với nhau.

– Khác nhau:

Tiêu chí

so sánh

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng tương lai

Tính chuẩn hóa

– Không cần chuẩn hóa.

– Bất kỳ tài sản nào cũng có thể là tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn.

– Được chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng của tài sản cơ sản, giá trị…

Niêm yết, giao dịch

– Được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC

– Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập chung

Bù trừ và ký quỹ

– Các nhà đầu tư không phải ký quỹ.

– Người mua quyền chọn cần trả phí quyền chọn khi ký hợp đồng.

– Trách nhiệm của bên bán là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên mua

– Các nhà đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán là bắt buộc.

– Hợp đồng sẽ được bù trừ và hạch toán theo ngày.

– Nhà đầu tư được cập nhật thông tin về lãi hoặc lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế và nếu cần, sẽ được gọi ký quỹ bổ sung.

Xem thêm: Có 40 Triệu Nên Mua Xe Gì Cho Nam & Nữ 2019 Vừa Đẹp & Bền, Những Dòng Xe Phù Hợp Với Giá Dưới 40 Triệu

Đóng vị thế

– Quyền chọn mua và quyền chọn bán

– Chỉ cần tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự là chủ sở hữu có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào.

Tính bắt buộc

– Nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện vào ngày đáo hạn

– Nhà đầu tư có quyền thực hiện vào ngày đáo hạn

Quy mô hợp đồng

– Phụ thuộc vào các điều khoản trên hợp đồng

– Không có quy mô hợp đồng

Tham khảo ngay  Trend / Xu Thế Là Gì ? Những Câu Nói Hay Về Cách Đối Nhân Xử Thế

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hợp đồng quyền chọn được phunutiepthi.vn-phunutiepthi.vn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, các nhà đầu tư có thể nắm rõ cách thức hoạt động và những đặc điểm của hợp đồng quyền chọn để chuẩn bị được những chiến lược thực hiện hiệu quả và có được kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button