Những Điều Nên Làm Trong Ngày Tết Để Đón May Mắn Cho Cả Năm, Mọi Người Thường Làm Gì Vào Ngày Tết

Tết là gì mà từ trẻ đến già ai cũng mong đến Tết? Ngày tết có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại có tết Tây? tết Ta? Tại sao Tết Dương lịch chỉ được nghỉ có 1-2 ngày còn Tết Âm lịch được nghỉ đến 6-7 ngày? Có bao nhiêu nước ăn tết Ta?

Tết là gì?

Tết là ngày đầu năm âm lịch – tức là ngày 1 tháng 1 âm lịch. Ngày xưa, người Việt dùng âm lịch, chứ không dùng lịch như ngày nay ta dùng, hay là dương lịch.

Đang xem: Những điều nên làm trong ngày tết

*
Tết Bính Thân 2016

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

Tết của ta có trùng với Tết của Trung Quốc và các nước theo Âm lịch của Trung Quốc hay không không?

– Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên” , và vẫn là tết cổ truyền của họ. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Tham khảo ngay  Cách Chọn Màu Lông Mày Đen Nên Nhuộm Tóc Màu Gì, Lông Mày Đen Nên Nhuộm Tóc Màu Gì

Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế tùy từng năm mà Tết của ta chênh lệch từ 1-2 ngày đến nhiều ngày so với Tết ở Trung Quốc và một số nước ăn Tết theo Âm lịch.

Xem thêm: Khái Niệm Dịch Vụ Tài Chính Phái Sinh Là Gì ? Nhiệm Vụ Quan Dịch Vụ Tài Chính Phái Sinh Là Gì

Có bao nhiêu quốc gia hay lãnh thổ ăn Tết theo Âm lịch?

Tết Nguyên đán thực ra chỉ có ở Việt Nam, Trung Hoa và các lãnh thổ có đông người Trung Quốc. Tuy nhiên việc ăn Tết theo Âm lịch thì có khá nhiều nước. Các quốc gia và lãnh thổ có truyền thống Tết Âm lịch là:

1 – Trung Quốc;

2 -Việt Nam;

3 – Hong Kong (TQ);

4 – Đài Loan (TQ); 5- Nhật Bản (trước 1868)

6 – Lào (đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm)

7 – Campuchia (do giao thoa về văn hóa và dân cư khiến có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc )

8 – Thái Lan (Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới)

9 – Hàn Quốc – Triều Tiên (Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch) Tết Seollah bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc, Triều Tiên);

Tham khảo ngay  6 Đặc Điểm Cơ Thể Của Phụ Nữ Khiến Đàn Ông "Mê Mệt", 7 Nét Đẹp Khiến Chàng Mê Bạn

10 – Singapore (người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền, vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa)

11 – Mông Cổ (ở Mông Cổ, một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, tức giống như ngày 30 tháng Chạp của ta)

12 – Ấn Độ (tết ở Ấn Độ – lễ hội Holi – vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Nhà nào, làng nào cũng dự trữ củi, rơm rạ… để đốt những đống lửa từ đêm giao thừa 14 tháng Hai)

13 – Bhutan (Trong dịp Tết âm lịch ở Bhutan, người ta mặc quần áo theo truyền thống. Vui nhất của năm mới ở Bhutan là các cuộc thi bắn cung được tổ chức trên cả nước).

Còn lại những quốc gia khác ở châu Á hay trên thế giới cũng biết Tết Nguyên Đán nhưng không xem Tết Nguyên Đán là một dịp lễ hội trọng đại như Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia … Trong số 10 quốc gia chính trên, thì Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có truyền thống mừng Tết Nguyên Đán lâu đời nhất và xem Tết Nguyên Đán là một lễ hội cực kỳ trọng đại trong năm!

Tại sao lại còn có Lễ Giao thừa?

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi.

Tham khảo ngay  Realtek Card Reader Là Gì - Phần Mềm Đọc Thẻ Realtek Là Gì

Xem thêm: Cách Đăng Ký Wechat Trên Web, Cách Đăng Ký, Tạo Tài Khoản Wechat

Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát. Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa…

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button