Sự Khác Biệt Giữa Lạm Phát Chi Phí Đẩy, Lạm Phát Chi Phí Đẩy

Sorry, you have Javascript Disabled! To see this page as it is meant to appear, please enable your Javascript!

*

*

*

Tổng quan

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hóa và dịch tăng lên liên tục theo thời gian. Trong đó, mức giá chung là mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ.

Đang xem: Lạm phát chi phí đẩy

Việc tăng giá khiến cho khả năng chi tiêu giảm sút. Tuy nhiên có một lưu ý là tránh nhầm lẫn giữa việc tăng giá của một hàng hóa và dịch vụ riêng lẻ. Lạm phát chỉ xảy ra khi giá cả của một nền kinh tế đều tăng.

Có 4 yếu tố chính tác động đến lạm phát. Đó là chi phí đẩy (giảm tổng cung hàng hóa và dịch vụ đến từ việc tăng giá sản xuất), và cầu kéo (tăng tổng cầu). Hai yếu tố còn lại là tăng cung tiền và giảm cầu tiền.

*

Lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation)

Tổng cung là tất cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế tại một mức giá nhất định. Khi mà tổng cung giảm vì chi phí sản xuất tăng, lúc đó chúng ta có thể gọi là lạm phát chi phí đẩy.

Lạm phát chi phí đẩy có nghĩa là chi phí đã được “đẩy lên” từ các yếu tố sau – lao động (labor), vốn (capital), đất đai (land) và năng lực kinh doanh (entrepreneurship).

Tham khảo ngay  Phương Thức Giao Dịch Trên Thị Trường Otc Market Là Gì, Kiến Thức Từ A

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ để dễ hình dung. Với cùng một lượng hàng hóa, doanh nghiệp không thể duy trì biên lợi nhuận khi chi phí sản xuất tăng cao. Giá nguyên vật liệu tăng sẽ kéo theo phí sản xuất tăng. Hoặc chính phủ có thể tăng thuế nhiên liệu, khiến cho doanh nghiệp phải tốn thêm một lượng tiền để trả thuế. Để bù đắp lượng tiền này, doanh nghiệp sẽ chuyển chi phí sang người tiêu dùng, dẫn tới mức giá chung sẽ tăng. Đây chính là lạm phát.

Để lạm phát chi phí đẩy xảy ra, nhu cầu phải không co giãn (inelastic). Điều này có nghĩa là cầu phải giữ nguyên trong khi cung giảm. Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng giá dầu trong những năm 1970. Khi đó, giá dầu được các nước OPEC nâng lên, trong khi nhu cầu dầu vẫn không thay đổi. Hệ quả là chi phí sản xuất hàng hóa khác cũng tăng lên theo, kéo theo lạm phát.

Xem thêm: Những Điều Nên Làm Trong Ngày Tết Để Đón May Mắn Cho Cả Năm, Mọi Người Thường Làm Gì Vào Ngày Tết

Lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation)

Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Tạo Và Sử Dụng Myetherwallet, Cách Tạo Và Sử Dụng Ví Myetherwallet

Khi tổng cầu tăng vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, lượng hàng hóa và dịch vụ (cung) chỉ có hạn, trong khi người mua (cầu) cứ liên tục đẩy giá cao lên. Từ đó, lạm phát sẽ xảy ra.

Hiểu một cách đơn giản là “tiền rất nhiều để mua nhưng quá ít hàng để bán”, điều này thường xảy ra khi nền kinh tế trong giai đoạn mở rộng.

Lạm phát cầu kéo có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ, chi tiêu chính phủ tăng có thể làm tăng tổng cầu, khiến giá cả tăng. Một yếu tố khác là giảm giá đồng nội tệ, lúc này, giá cả hàng nhập khẩu tăng. Hệ quả là nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng. Và cuối cùng, tổng cầu tăng.

Bạn có tham khảo tại bài viết về tỷ giá.

Xem thêm: Pay Pal Là Gì – Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng Paypal Thanh

Ngoài ra, giả sử chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Và tất nhiên, điều này cũng sẽ dẫn tới việc tăng giá hàng hóa (vì họ sẵn lòng trả tiền cao hơn).

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button