7 Loại Lãng Phí Là Gì? Cách Nhận Diện & Loại Bỏ Lãng Phí

Nhiều bạn đọc đóng góp ý kiến tìm biện pháp phòng, chống lãng phí sau khi báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài “Lãng phí phải xử như tham nhũng”…

Phải làm rõ thế nào là lãng phí

Chuyện tiết kiệm, chống lãng phí diễn ra từ trước tới nay nhưng gần như chẳng xử lý được gì, ngay cả khi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có hiệu lực.

Có những chi tiêu không cần thiết trong lễ tiệc, hiếu hỉ, hoa hòe… người ta chỉ cần quy hết vào mục “tiếp khách” là xong. Hay hiện tượng cứ cuối năm, các đơn vị tổ chức hội thảo không cần thiết để giải ngân… Tuyển cán bộ thì chưa hẳn đã căn cứ vào nhu cầu. Vào làm việc rồi thì có nơi cán bộ thong dong, làm mấy việc lặt vặt, đến tháng nhận lương ngon lành. Sự lãng phí ấy đâu chỉ phí phạm ngân sách mà còn làm ảnh hưởng chung đến những cán bộ, công chức làm được việc khác.

*

Do không đồng bộ trong thi công nên đường mới tráng nhựa xong lại phải đào lên gây lãng phí. Ảnh: HTD

Theo tôi, lý do dẫn tới tình trạng lãng phí là ranh giới xác định lãng phí hay không lãng phí rất mơ hồ nên khó định lượng được hành vi nào là lãng phí. Mặt khác, các chế tài về hành vi này cũng chưa thật sự mang tính răn đe, chỉ kêu gọi chung chung nên khó điều chỉnh hành vi vi phạm của cán bộ. Do đó, tình trạng lãng phí cứ ngày càng lan rộng. Tôi mong Quốc hội lần này phải hết sức lưu tâm đến những vấn đề trên để Luật sửa đổi tới đây thực sự góp phần tích cực vào việc răn đe, ngăn ngừa và chống được nạn lãng phí.

Ông PHẠM ĐÌNH TOÀN, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, TP.HCM

Lãng phí lớn, phải xử hình sự

Thực tế cho thấy có rất nhiều dự án đầu tư lớn chúng ta khảo sát, tính toán không kỹ… dẫn đến lãng phí vô cùng lớn.

Đang xem: Lãng phí là gì?

Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Người Bị Ngộ Độc Thực Phẩm Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Xem thêm: Những Lần Nhóm Nhạc Kpop Thắp Sáng 'Thánh Đường' Tokyo Dome Là Gì

Rất nhiều khu công nghiệp hiện nay phủ không quá 50% diện tích; nhiều dự án quy hoạch rồi nằm phơi sương đó hoặc phải bỏ đi (như dự án cảng Kê Gà nằm trong quy hoạch phát triển bauxite – nhôm Tây Nguyên).

Trong bộ máy nhà nước, lãng phí con người đang gây ra những hệ lụy nặng nề cho cả hệ thống. Chưa đâu mà tỉ lệ cán bộ trên đầu người lại nhiều như ở nước ta. Sự trùng lắp, giẫm chân lẫn nhau trong thực hiện chức năng đang khiến bộ máy nặng nề, hiệu suất công việc kém. Cán bộ không có kiến thức nên không làm được việc, làm bậy, làm sai dẫn đến lãng phí…

Theo tôi, cái cần nhất hiện nay là phải quy trách nhiệm một cách chặt chẽ, cụ thể hơn trong luật sửa đổi tới đây mới có căn cứ để xử lý được. Song song, phải nêu rõ định mức để xác định được mức độ lãng phí của hành vi. Từ đó, quy định những chế tài cụ thể để xử lý thích đáng những hành vi lãng phí tương ứng. Trong đó, lãng phí nhỏ thì xử lý hành chính, còn nếu gây lãng phí lớn thì nhất quyết phải xử lý hình sự. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tình trạng lãng phí hiện nay.

TS HỒ HỮU NHỰT, nguyên Trưởng ban Khoa học Lịch sử, Trung tâm KHXH và NV TP.HCM

M.CƯỜNG ghi

Xem xét trách nhiệm người bổ nhiệm

Tôi đề nghị Quốc hội có quy định: Những người khi nhận chức có sử dụng vốn, tài sản nhà nước phải có bản cam kết nếu để xảy ra lãng phí, tham ô, mất mát tài sản Nhà nước thì phải chịu hình phạt tùy theo mức độ tổn thất (nhẹ thì phạt hành chính, nặng phạt hình sự và mức án có thể tử hình…).

Ngoài ra người ký quyết định bổ nhiệm cá nhân đó nếu xem xét thấy không có năng lực, gây tổn thất cho Nhà nước cũng phải chịu chế tài tương xứng. Việc bỏ qua trách nhiệm người được quyền bổ nhiệm chính là nguyên nhân để xảy ra những vụ tham nhũng lớn trong thời gian qua…

Rate this post
Tham khảo ngay  Chăm Sóc Da Sau Khi Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì Để Mụn Không Tái Phát?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button