Đề Cương Giới Thiệu Luật Lực Lượng Dự Bị Động Viên 2019, Luật Lực Lượng Dự Bị Động Viên 2019

04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 53/2019/QH14

Hà Nội, Ngày 26 tháng 11 năm 2019

LUẬT

LỰCLƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Lực lượng dự bịđộng viên.

Đang xem: đề cương giới thiệu luật lực lượng dự bị động viên

Chương I

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Luật này quy định về xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 2. Giải thích từngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. Lực lượng dự bịđộng viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăngký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sungcho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị bao gồmsĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đượcđăng ký theoquy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyênnghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

3. Phương tiện kỹ thuật dự bịlà tài sản của cơ quan, tổchức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,phương tiện đường thủy,phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiệnxây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc,thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theoyêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.

4. Đơn vị dự bị động viên là tổchức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuậtdự bị trong kế hoạch bổsung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưahoàn chỉnh hoặc chưatổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạchđộng viên, bổ sung trong thời chiến khi cólệnh động viên.

5. Đơn vị chuyênmôn dự bịlà loại hình đơn vị dự bị động viên được tổ chức, biên chế quân nhân dự bị cóchuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyênmôn.

6. Chuyên nghiệp quân sự là nghềnghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh trong biên chế Quân đội nhân dân.

7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọiquân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượngthường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.

8. Chủ phương tiện kỹ thuật dựbị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụngphương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vàođơn vị dự bị động viên.

Điều 3. Nguyên tắcxây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trựctiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sựquản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởngBộ Quốc phòng.

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viênvững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấucao và được quản lý chặt chẽ.

3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàndân.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triểnkinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế-xã hội của đất nước.

5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị độngviên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn,thời gian; bảo đảmbí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.

6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật,công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 4. Trách nhiệm củaquân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị được xếp trong đơnvị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra sức khỏe;

b) Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễntập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu;

c) Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vịdự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

d) Thực hiện lệnh huy động để bổ sungcho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dựbị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại khoản1 Điều này;

b) Nắm tình hình số lượng, chất lượngđơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấnluyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sungcho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Điều 5. Quyền vànghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phươngtiện kỹ thuật dự bị

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị cónghĩa vụ chấp hành quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị;được hoàn trả phương tiện kỹ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồithường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra.

2. Người vận hành, điều khiển phươngtiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động; được hưởng chế độ,chính sách theo quy định của Luật này.

Điều 6. Bồi thườngthiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị đượcbồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng,bị mất hoặc bị tiêu hủy;

b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động,điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.

2. Người có thẩm quyền quyếtđịnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việcbồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hạicho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sảntrưng dụng theoquy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bịđược huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố tríkinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sáchnhà nước.

Điều 7. Các hành vi bịnghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Trốn tránh thực hiệntrách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị đượchuy động, điều động.

2. Chống đối, cản trở việc xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Huy động, điều động lực lượng dự bịđộng viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

4. Lợi dụng, lạm dụngviệc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợiích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Phân biệt đối xử về giới trong xâydựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương II

XÂYDỰNG, HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Mục 1. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG,HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 8. Thẩm quyền lậpkế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xâydựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ.

Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị độngviên lập kế hoạch xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy bannhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩmquyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vịQuân đội nhân dân.

Điều 9. Nội dung kếhoạch

1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượngdự bị động viên bao gồm:

a) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị độngviên;

b) Quản lý đơn vị dự bị động viên;

c) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quandự bị;

d) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵnsàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

đ) Công tác đảng, công tác chính trị;

e) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật,tài chính.

2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượngdự bị động viên bao gồm:

a) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;

b) Tập trung, vận chuyển, giao nhậnquân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dựbị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tàichính;

đ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lựclượng dự bị động viên;

e) Bảo vệ trong quátrình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dựbị.

3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượngdự bị động viên bao gồm:

a) Quyết định về việc thực hiện nhiệmvụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

b) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phươngtiện kỹ thuật dự bị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tàichính.

Điều 10. Thẩm định vàphê duyệt kế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp vớiBộ Kếhoạchvà Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nướcvề xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướngChính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Ban chỉ huy quân sựBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền.

4. Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộtrưởng Bộ Quốcphòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quânkhu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội.

5. Cơ quan quân khu thẩm định;Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, BộTư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnhchủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhândân cấp tỉnh, các cơ quan có liênquan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

7. Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định;Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị độngviên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.

Điều 11. Rà soát, điềuchỉnh, lập mới kế hoạch

1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạchxây dựng, huy động, tiếpnhận lực lượng dựbị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bịđộng viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết địnhviệc điều chỉnh, hoặc lập mới kế hoạchtrong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Tham khảo ngay  Học Công Nghệ Sinh Học Sau Này Ra Làm Gì, Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Gì

2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếpnhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hợp có sự thayđổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.

3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếpnhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bịhoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;

b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhậnquân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Mục 2. XÂY DỰNG LỰCLƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 12. Đăng ký, quảnlý quân nhân dự bị

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sựcấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dựbị cho công dân cư trútại địa phương.

Ban chỉ huy quân sựcơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động,học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. Trường hợp cơ quan, tổ chứckhông có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợppháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tạicơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy bannhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bịcư trú tại địa phương.

3. Ban chỉ huy quân sựcấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý quân nhân dựbị đang lao động, học tập,làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tụcđăng ký quân nhân dự bị quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Đăng ký, quảnlý phương tiện kỹ thuật dự bị

1. Cơ quan đăng ký quyền sởhữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hànghải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan đăng kýtàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôncó trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuậtdự bị cho Bộ Quốc phòng để đăng ký, quản lý.

2. Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phươngtiện thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lýphương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế ở địa phương có trách nhiệmđịnh kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹthuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện đểđăng ký, quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổchức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp thông tin về phương tiện kỹ thuật dự bịkhông thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhândân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụsở để đăng ký, quản lý.

4. Chính phủ quy định Danh mục phươngtiện kỹ thuật dự bị và việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.

Điều 14. Giao chỉtiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựnglực lượng dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàtỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương.

2. Căn cứ chỉ tiêu Thủtướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên đượcquy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quyết định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị độngviên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấptỉnh; quyết định chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và quy định độngviên trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho đơn vị Quân đội nhân dân;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viêncho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyềnvà Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêuxây dựng lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 15. Tổ chức biênchế đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuậtdự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân độinhân dân được tổ chức thànhcác đơn vị dự bị động viên.

2. Đơn vị dự bị động viên phải duy trìđủ quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.

Điều 16. Sắp xếp quânnhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên

1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩnvề sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyểnquân với địa bànđộng viên; trường hợpthiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chứcdanh biên chế.

2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dựbị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệpdự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắpxếp binh sĩ dự bị hạng hai.

3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vịdự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phươngsau.

Điều 17. Độ tuổi quânnhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vàođơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhândân Việt Nam.

2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dựbị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy địnhnhư sau:

a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bịkhông quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếpvào đơn vị chiến đấu;

b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bịvà hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị khôngquá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Điều 18. Sắp xếpphương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Phương tiện kỹ thuật dự bị được sắp xếpvào đơn vị dự bị động viên có tính năng đúng yêu cầu sử dụng trong biên chế của từng đơnvị Quân đội nhân dân; trường hợp không có thì sắp xếp phương tiện kỹ thuật dựbị có tính năng tương tự.

Điều 19. Thẩm quyền sắpxếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhândân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội nhân dâncó chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quânnhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 20. Bổ nhiệm, miễnnhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; tướcdanh hiệu quân nhân, giải ngạch đối với quân nhân dự bị

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ;giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; giải ngạch sĩ quan dựbị thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Việc phong, thăng quân hàm và giải ngạchquân nhân chuyên nghiệp dự bị thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyênnghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

3. Việc bổ nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức;phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; tước danh hiệu quân nhân và giải ngạch hạsĩ quan, binh sĩ dự bị thực hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Điều 21. Tuyển chọn,đào tạo sĩ quan dự bị

1. Thủ tướng Chính phủquyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.

Xem thêm: Current Account Là Gì – Tài Khoản Vãng Lai (Current Account) Là Gì

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng từngnhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Chính phủ quy định đối tượng, tiêuchuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.

Điều 22. Huấn luyện, diễntập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiệnkỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉtiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quânnhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên hằng năm cho Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trungương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướngChính phủ, việc giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dựbị động viên được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵnsàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao chỉ tiêu huấnluyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho Ủy bannhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu cụ thể choỦy ban nhân dân cấp xã.

3. Việc gọi quân nhân dự bị huấn luyện,diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiếnđấu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, LuậtQuân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quânsự.

4. Quân nhân dự bị được hoãn tập trunghuấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong trườnghợp sau đây:

a) Trùng với thời gian thi tuyển côngchức, viên chức; thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, viên chức; thi kếtthúc học kỳ, thi kết thúc khóa học được cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bịđang lao động, học tập, làm việc xác nhận;

b) Bị ốm đau hoặc hoàn cảnh gia đình, bản thânkhó khăn đột xuất không thể tham gia, được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhândân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi quân nhân dự bị cư trúhoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xácnhận.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động có thời hạn phươngtiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhđiều động số lượng, thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp vào đơn vịdự bị động viên phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổchức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc điềuđộng từng phương tiện kỹ thuật dự bị.

6. Việc huấn luyệnđơn vị dự bị động viên thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố HồChí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện tại cơ sở huấn luyện dự bị độngviên cấp tỉnh.

Tham khảo ngay  Tuổi Thai Nào Có Thể Sử Dụng Biện Pháp Hút Thai? Hút Thai Có Ảnh Hưởng Gì Không

Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên khôngthuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huyquân sự cấp tỉnh thực hiệntheo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

7. Chính phủ quy địnhvề cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 23. Chế độ sinhhoạt của quân nhân dự bị

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chứcsinh hoạt cho quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểuđội trưởng và tương đương trở lên.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhândân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tổ chức sinh hoạt cho quânnhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

3. Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị.

Mục 3. HUY ĐỘNG, TIẾPNHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 24. Các trường hợphuy động lực lượng dự bị động viên

1. Khi thực hiện lệnh tổng động viênhoặc lệnh động viên cục bộ.

2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

4. Để phòng, chống,khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Điều 25. Huy động lựclượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cụcbộ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định sốlượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị huy động ở Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trungương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động đơn vị dự bị động viên ở từngBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

3. Căn cứ quyết định của Thủ tướngChính phủ, lệnh huy động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc huy động lực lượngdự bị động viên được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền theo quy định của LuậtSĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân vàviên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự quyết định gọi quân nhân dự bị nhậpngũ;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật dự bịtrong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhhuy động phương tiện kỹ thuật dự bị ở địa phương; trường hợp đơn vị Quân độinhân dân không có người vận hành, điều khiển thì được quyết định huy động ngườivận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổchức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việchuy động phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹthuật dự bị.

Điều 26. Huy động lựclượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ

1. Huy động lực lượng dự bị động viênkhi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bao gồm những trường hợpquy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Luật này.

2. Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dựbị trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 của Luật này.

Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuậtdự bị.

3. Người chỉ huy đơn vị Quân đội nhândân được giao quản lý địa phương thiết quân luật quyết định huy động quân nhândự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 27. Thông báoquyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên

1. Quyết định, lệnh huy động lực lượngdự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiếnhành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đếncơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnhhuy động lực lượng dự bị động viên được quy định nhưsau:

a) Bộ Tổng Tham mưu thông báo lệnh huyđộng đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Quốcphòng và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động đến cơ quan quân sự địaphương, đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quanngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đến đơn vị thuộc quyền và chỉ đạo việcthông báo quyết định huy động đến đơn vị cơ sở;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báoquyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh đến cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các đoàn thể có liênquan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnhThành phố Hồ Chí Minh,Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên củaTư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉhuy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũcủa cấp có thẩm quyền đến cơ quan quân sự cấp huyện;

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báoquyết định huy động quân nhân dự bị của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cơ quan quân sự cấp huyệnthông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh, lệnh gọisĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi quân nhân chuyênnghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quânsự cấp huyện đến Ủyban nhân dân cấp xã vàcơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhândân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơquan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên đến từngquân nhân dự bị, quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến từng chủ phương tiện kỹthuật dự bị;

e) Cơ quan quân sự địaphương và đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có nhiệm vụ giao nhận lực lượngdự bị động viên phải thông báo cho nhau về việc giao nhận lực lượng dự bị độngviên.

3. Thời hạn hoànthành thông báo quyết định huy động và lệnh huy động quân nhân dự bị,phương tiện kỹ thuật dự bị được xác định trong kế hoạchhuy động lực lượngdự bị động viên.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việcthông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 28. Tập trung, vậnchuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy bannhân dân cấp xã, cơquan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực,hiện việc tập trung, vận chuyển, bàn giao lực lượng dự bị động viên cho đơn vịthường trực của Quân đội nhân dân; tổ chức tiếp nhận lực lượng dự bị động viênsau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

2. Đơn vị thường trực của Quân độinhân dân tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được bổ sung; bàn giao lựclượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức sau khithực hiện xong nhiệm vụ.

3. Địa điểm tập trung lực lượng dự bịđộng viên do Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định. Địa điểm tiếp nhận lực lượng dựbị động viên do đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân xác định.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchi tiết Điều này.

Chương III

CHẾĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNGVIÊN

Điều 29. Phụ cấp đốivới quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dựbị động viên được hưởng phụ cấp.

2. Quân nhân dự bịđược bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặctương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vịvà thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định mức phụ cấp, điềukiện và thời gian được hưởng phụ cấp.

Điều 30. Chế độ,chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập,kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổngđộng viên hoặc động viên cục bộ

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối vớiquân nhân dự bị được quy định như sau:

a) Quân nhân dự bị đang lao động, họctập, làm việc trong cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước đượccơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc trả nguyênlương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàuxe. Trường hợp mức lương,phụ cấp thấp hơn mứclương, phụ cấp áp dụng trong Quân đội nhân dân thì đơn vị Quân đội nhân dân trả phần chênh lệch;

b) Quân nhândự bị không thuộc các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản này được đơn vịQuân đội nhân dân cấp một khoản phụ cấp theo ngày làm việc trên cơ sở mức tiềnlương cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tại ngũ hoặc bằng mức phụ cấptheo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; tiền tàu xe và phụ cấpđi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Quân nhân dự bị được cấp hoặc mượnquân trang, đồ dùng sinh hoạt và bảo đảm tiền ăn theo chế độ hiện hành đối vớisĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việctrong cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi huấn luyện, diễn tập,kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, huy độngkhi chưa đến mức tổng độngviên hoặc động viên cục bộ thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp saukhi kết thúc nhiệmvụ hoặc được nghỉ bù vào thời gian thích hợp.

4. Quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệmvụ bị thương hoặc hy sinh được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ thì bảnthân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật vềưu đãi người có công với cách mạng.

5. Quân nhân dự bị khi thực hiện côngviệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theoquy định của pháp luật về lao động được hưởng chế độ, chínhsách như đối với người lao động làm cùng công việc.

6. Quân nhân dự bịtham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bịsuy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định củapháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trường hợp không tham gia bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chínhphủ.

Điều 31. Chế độ trợ cấpđối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhândự bị được hưởng trợ cấp trong thời gian quânnhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu và huyđộng khi chưa đến mức tổngđộng viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.

Tham khảo ngay  Học Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học: Hướng Nghiệp và Tương lai

Điều 32. Chế độ,chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị trongthời gian được huy động

1. Người vận hành, điều khiển phươngtiện kỹ thuật dự bị được bảo đảm tiền ăn tương đương với tiền ăn của chiến sĩ bộbinh; trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết, bị suy giảm khả nănglao động hoặc khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động thìbản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị.

2. Người vận hành, điều khiển phươngtiện kỹ thuật dự bị đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơquan, tổchứcnơi đang lao động, làm việc trả nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúclợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe; trường hợp không hưởng lương từ ngân sáchnhà nước thì được đơn vị Quân đội nhân dân chi trả tiền công lao độngcho ngày làm việc tính theo mức thu nhập trung bình 03 thángliền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động, phụ cấp điđường và tiền tàu xe.

Điều 33. Nguồn kinhphí

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việcxây dựng, huy động lực lượng dự bị độngviên được bố trí trong dựtoán chi hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địaphương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 34. Nội dung chicho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Bộ Quốc phòng chi cho các công việcsau đây:

a) Đăng ký, quảnlý và kiểm tra sức khỏequân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵnsàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lựcvà huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đảm trang bị,phương tiện cho chỉ huy động viên; xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị,phương tiện kỹ thuật dự bị của đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuậtcholựclượng dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹthuật dự bị và các chi phí khác do đơn vị Quân đội nhân dân huy động phục vụ huấnluyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

e) Huy động, điều động phương tiện kỹthuật dự bị bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

g) Dự trữ trang bị quân sự cho lực lượngdự bị động viên trong phạm vi cả nước;

h) Chi trả phụ cấpcho quân nhân dự bị theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

i) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, sơkết, tổng kết, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động,tiếp nhận lực lượng dự; bị động viên;

k) Huy động và tiếp nhận lực lượng dựbị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ chi cho các công việc sau đây:

a) Tổ chức, quản lý đơn vị dự bị độngviên theo chỉ tiêu được giao;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵnsàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị chuyên môn dự bị được Thủ tướng Chínhphủ giao; tuyển chọn công dân đào tạo sĩ quan dự bị;

c) Huy động, bàngiao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

d) Dự trữ phương tiện kỹ thuật dự bịtheo chỉ tiêu Thủtướng Chính phủ giao;

đ) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảođảm trang bị vật chấtphục vụ cho công tác xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi chocác công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lýquân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng độngviên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động Viên thuộc bộ đội địa phương và huấnluyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đảm trang bị, phương tiện chochỉ huy độngviên; bảo đảm thao trường, bãi tập, doanh trại phục vụ huấn luyện đơn vị dự bịđộng viên, xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bịthuộc bộ đội địa phương;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuậtcho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹthuật dự bị và các chi phí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động phục vụ,huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu vàhuy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

e) Huy động, bàn giao đơn vịdự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

g) Huy động lực lượng dự bị động viênkhi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

h) Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bịtrong thời gianquân phân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵnsàng chiến đấu và huy độngkhi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

i) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vậnhành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luậtnày;

k) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảođảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bịđộng viên.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chi chocác công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏequân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; sinh hoạt đơnvị dự bị động viên;

b) Bảo đảm trang bị,phương tiện cho chỉ huy động viên, xây dựng trạm tập trung quân nhân dự bị,phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuậtcho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối vớingười vận hành, điều khiển phương tiện, kỹ thuật dự bị được huy động theoquy định của Luật này;

đ) Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dựbị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổchức chi cho việc đăng ký, quản lý, sinh hoạt và kiểm trasức khỏe quân nhân dự bị; quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; tập trung, vậnchuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chương IV

TRÁCHNHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 35. Trách nhiệmcủa Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nướcvề xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên.

2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyềnban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiếnlược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

c) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ,chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm,giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 36. Trách nhiệmcủa Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị độngviên và có trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng,huy động lực lượng dự bị động viên;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ xây dựng chiến lược, chính sách, Kế hoạch nhà nước về xây dựngvà huy động lực lượng dự bị động viên;

3. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bịđộng viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

4. Quy định quy mô, loại hình tổ chức,số lượng đơn vị dự bị động viên;

5. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn Bộ,ngành trung ương, chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động lực lượng dựbị động viên;

6. Chỉ đạo, hướng dẫn cơquan, đơn vị quân đội phối hợp với chính quyền địa phương trong xây dựng,huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

7. Chủ trì, phối hợp vớiBộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quankiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổngkết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

8. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sởdữ liệu về đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về xâydựng, huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Trách nhiệmcủa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Phối hợp với Bộ Quốcphòng, cơ quan, tổ chức có liên quan lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, huy độnglực lượng dự bị động viên.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vịthuộc quyền xây dựng đơn vị chuyên môn dự bị bảo đảm đủ số lượng, chất lượngđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 38. Trách nhiệmcủa chính quyền địa phương các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định ngân sách bảo đảm cho việcxây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương;

b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp,pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng, huy động lựclượng dự bị động viên.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạmvi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quản lý nhà nước vềxây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân độinhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

Điều 39. Trách nhiệmcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có tráchnhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị độngviên; giám sát việc thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị động viên.

Điều 40. Trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức

Cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bịđang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm phối hợp với địa phương bố tríthời gian cho quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵnsàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ khi chưa đến mức tổngđộng viên hoặc động viên cục bộ; tiếp nhận, bố trí công việc cho quân nhân dự bịkhi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiếnđấu và thực hiện xong nhiệm vụ.

Chương V

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thihành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Pháp lệnh về lựclượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996 hết hiệu lực kể từ ngàyLuật này có hiệu lực thi hành.

Xem thêm:

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button