Top 5 Mạng Đa Kênh Hàng Đầu ( Mcn Là Gì, Đâu Là Công Thức Thành Công Của Một Multi

(TBKTSG) -Từ sự vụ YouTube tuyên bố chấm dứt hợp đồng với Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1, dẫn đến chuỗi dài những ngày giá cổ phiếu của công ty này sụt giảm ở mức sàn, nhiều người thắc mắc không rõ mô hình mạng đa kênh (multi-channel network – MCN) – mô hình hoạt động của các công ty con thuộc Yeah1 là gì, vì sao mô hình này vướng vào nhiều tai tiếng.Bạn đang xem: Mcn là gì

Sự cố không dễ chịu ở Yeah1

Ở đây chúng ta bàn chung về mô hình MCN chứ chưa nói cụ thể vào chuyện kinh doanh của Yeah1.

Đang xem: Mcn là gì

Bạn đang xem: Mcn là gì

*

Nhìn từ góc độ người dùng như chúng ta, YouTube là một kho khổng lồ các video đủ loại nội dung, từ nhạc đến hoạt hình, từ dạy nấu ăn đến tấu hài, từ tin tức đến các bài hát karaoke có sẵn… Đôi lúc bạn tự hỏi vì sao có nhiều người (tạm gọi họ là các cá nhân sáng tạo) cứ liên tục sản xuất các video đưa lên YouTube cho mọi người xem miễn phí – câu trả lời là để kiếm tiền.

Doanh thu quảng cáo của YouTube năm 2015 vào khoảng 8 tỉ đô la Mỹ; Alphabet, công ty mẹ của YouTube và Google sẽ giữ lại 45%, phần còn lại 55% chia cho các cá nhân hay tổ chức đưa video của mình lên cho YouTube khai thác qua mạng quảng cáo Adsense.

Những nhân vật nổi tiếng trên YouTube như PewDiePie có 54 triệu người đăng ký để xem kênh của anh ta, mỗi năm có thể thu về đến 12 triệu đô la. Với giá năm 2013, cứ 1.000 lượt xem một video (từ chuyên môn gọi là CPM) sẽ đem về cho chủ video 7,6 đô la thì video Gangnam Style khi vượt ngưỡng 1 tỉ lượt xem, tức đã đem về cho chủ nó 7,6 triệu đô la.

Thế nhưng đâu phải ai tay cầm máy quay phim nghiệp dư, làm các video vô thưởng vô phạt cũng có thể kiếm tiền từ YouTube. Có video nhiều người xem rồi, làm sao để chặn các nơi khác ăn cắp video của mình về khai thác, làm sao quảng bá kênh của mình rộng rãi ra để kiếm thêm nhiều tiền. Thế là từ đó nảy sinh mô hình mạng đa kênh MCN như kiểu một tay quản lý trung gian đứng giữa các kênh video của từng cá nhân sáng tạo và YouTube.

Tham khảo ngay  Tiện Ích Gia Tăng Vietcombank, Các Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Của Vietcombank

Các cá nhân làm ra video chịu trả một tỷ lệ hoa hồng để các MCN này lo cho họ nhiều thứ. YouTube cũng khuyến khích mô hình mạng lưới như thế để dễ quản lý thay vì phải làm việc trực tiếp với hàng triệu cá nhân có video.

Mô hình MCN có nhiều mặt tích cực như hỗ trợ các cá nhân làm video về kỹ thuật sản xuất video, trong quảng bá, tiếp thị, thương lượng để được trả tiền nhiều hơn, bảo vệ trước các kiện tụng về bản quyền, ngăn các nơi lấy lại video của mình… Thế nhưng tai tiếng về các MCN cũng lắm.

Xem thêm: Bị Đau Đầu, Hoa Mắt, Chóng Mặt, Đau Đầu: Nguy Cơ Lớn Từ Triệu Chứng Nhỏ

Không làm gì cả dù sao cũng vô hại. Ngược lại trên các mạng xã hội từ lâu đã râm ran chuyện MCN biến hóa để “giúp” một cá nhân tham gia mạng lưới Adsense dễ dàng hơn. Tải video lên YouTube là một chuyện nhưng đăng ký để YouTube đồng ý chia sẻ doanh thu quảng cáo cho kênh của mình là chuyện khác. Các yêu cầu tối thiểu gần đây nhất là kênh phải có ít nhất 1.000 người đăng ký xem và tích lũy được ít nhất 4.000 giờ xem. MCN bằng cách nào đó “giúp” các kênh mới ra đời có thể được YouTube chấp nhận tham gia Adsense để đổi lại một khoản phí nhất định, gọi là bật kênh kiếm tiền.

Cho dù một MCN làm ăn đứng đắn, mô hình này cũng hàm chứa nhiều rủi ro như nhiều bài báo đã phân tích. Cứ giả định một MCN chờ một YouTuber nào đó có hơn 1.000 người đăng ký xem kênh video của anh ta rồi đến mời anh tham gia mạng của mình. Về nguyên tắc, MCN làm hết sức để sang năm kênh này có thêm vài chục ngàn người xem vì chủ kênh được càng nhiều tiền thì hoa hồng cho MCN (có thể lên đến 30%) sẽ càng tăng theo. Nhưng lúc đó lấy gì bảo đảm chủ kênh sẽ không tự hỏi MCN làm gì cho mình mà ăn đến 30% doanh thu, tại sao mình không tự hoạt động để ẵm trọn 100% tiền YouTube chia?

Tham khảo ngay  Fortnite Battle Royale Là Gì ? Lịch Sử Và Sự Bùng Nổ Của Dòng Game Này

Trong khi đó, YouTube dưới nhiều áp lực của công luận phải thay đổi chính sách liên tục. Mỗi lần thay đổi chính sách như thế, sẽ tác động đến thu nhập của các kênh và từ đó là thu nhập của MCN. Chưa kể có nhiều thay đổi buộc MCN phải cắt hợp đồng, chấm dứt hợp tác với nhiều kênh. Ví dụ để ngăn ngừa các tên biến thái lợi dụng các video dành cho trẻ em nhảy vào phần bình luận (comment) để liên lạc với nhau hay bình luận nhảm nhí, dung tục, YouTube quyết định khóa phần comment của các video có hình ảnh trẻ em. Thế là các kênh gia đình dành cho trẻ em sẽ sút giảm người xem; thiếu tương tác sẽ làm người xem bỏ đi nơi khác.

Một trong những nỗi lo của YouTube là kiểm soát video xấu, video có vấn đề với cộng đồng như kích động bạo lực, dung tục, bày cách giết người… Bên cạnh mở rộng bộ máy kiểm duyệt, YouTube còn trao trách nhiệm “rà soát” cho các MCN: họ phải chịu trách nhiệm cho nội dung video những kênh trong mạng tải lên. Nếu trong khoảng thời gian 90 ngày, mạng có hơn 50 sự cố (sự cố ở đây là kênh bị khóa hay bị mất quyền chạy quảng cáo kiếm tiền) thì mạng đó không được tuyển mộ thêm kênh mới trong một thời gian nhất định. Nếu vi phạm quy định 50 sự cố trong 90 ngày vài lần liên tục thì YouTube chấm dứt hợp tác với kênh MCN đó.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Chọn Mua Trâu Cày Coin, Hướng Dẫn Chọn Mua Trâu Cày Tốt Nhất

Số phận của các MCN như thế hoàn toàn phụ thuộc vào YouTube và bầu không khí của công luận, dễ dàng bị xóa tên trong một sớm một chiều như vụ Defy Media bỗng dưng đóng cửa vào cuối năm ngoái, để hàng ngàn cá nhân có video bơ vơ và hàng triệu đô la doanh thu quảng cáo không biết giờ ai nắm giữ.

YouTube nói gì về vụ Yeah1?

Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1 sở hữu hay có cổ phần trong một số doanh nghiệp hoạt động như một mạng đa kênh, gồm Yeah1 Network, SpringMe và ScaleLab (vừa mua vào đầu năm, nay cũng vừa bán lại). Ngày 3-3, Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) công bố việc YouTube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với các MCN gồm SpringMe, Yeah1 Network và ScaleLab kể từ ngày 31-3.

Đó là nói theo văn bản công bố, còn nói một cách đơn giản, YouTube chấm dứt vai trò làm MCN của cả ba SpringMe, Yeah1 Network và ScaleLab. Sau ngày 30-3, các cá nhân sáng tạo nội dung trên YouTube trước đây nhờ ba nơi này quản lý giờ muốn tiếp tục nhận tiền từ Adsense thì phải hoạt động độc lập hoặc đi tìm một MCN khác đầu quân.

Xem thêm: Adr Là Gì? Các Tác Dụng Không Mong Muốn Phản Ứng Có Hại Của Thuốc (Adverse Drug Reaction

Trước đó, vào đầu năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt một nhóm chuyên sản xuất các video có những hình ảnh gợi cảm, dung tục và bạo lực không phù hợp với trẻ em rồi đăng lên kênh YouTube. Các kênh này qua mặt YouTube bằng cách xen lẫn nội dung nhảm nhí vào các video dễ thương, vui nhộn, trong sáng cho lứa tuổi thiếu nhi. Vì Yeah1 Network làm MCN cho các kênh này nên cũng bị phạt 20 triệu đồng do “không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật”.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button