Cùng Các Chuyên Gia Phân Tích Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam

Với tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, trong năm 2022, dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế.

Đang xem: Nguyên nhân lạm phát ở việt nam

*

Trong hai tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước đã có 4 kỳ điều chỉnh tăng liên tiếp, bình quân tăng 45,3% so với hai tháng cùng kỳ năm trước.

Với tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, trong năm 2022, dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế.

Để hiểu rõ hơn về áp lực lạm phát trong năm 2022, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung này.

– Trong hai tháng đầu năm nay, giá xăng dầu liên tục tăng, ông có cho rằng việc này gây áp lực lạm phát và tạo nên mặt bằng giá mới trong năm 2022?

Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm: Trong hai tháng đầu năm nay, thị trường xăng dầu trong nước đã có 4 kỳ điều chỉnh tăng liên tiếp, giá xăng dầu các loại tăng từ 1.570-2.562 đồng/lít/kg, tương đương với tỷ lệ tăng từ 9,6%-14%.

Như vậy, bình quân 2 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm tăng 1,63 điểm phần trăm trong mức lạm phát chung 1,68% của nền kinh tế.

Do giá xăng dầu tăng cao nên chỉ số giá giao thông bình quân 2 tháng đầu năm tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021; giá của nhóm thực phẩm tháng 2/2022 cũng tăng 1,68% so với tháng trước.

Dựa vào thông tin của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ và hãng tin Bloomberg về việc Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến cắt giảm công suất khai thác dầu trong năm nay, Ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ dự báo giá dầu có thể giữ đà tăng mạnh lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và 150 USD/thùng trong năm 2023.

Trên cơ sở tình hình cung-cầu xăng dầu thế giới trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và bất ổn địa chính trị, dự báo giá xăng dầu trong nước năm 2022 tăng từ 25-45% so với năm 2021, tác động làm lạm phát của nền kinh tế tăng khoảng 0,9-1,62 điểm phần trăm.

<Điều hành giá linh hoạt, bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng CPI ở mức 4%>

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình, được sử dụng tại hầu hết các ngành, lĩnh vực nên tác động mạnh đến giá sản xuất và giá tiêu dùng.

*

Đặc biệt, xăng dầu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 70-75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước; sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thô. Vì vậy, biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới.

Với tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, trong năm 2022, dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế.

– Thưa ông, ngoài yếu tố giá xăng dầu tăng cao, còn những yếu tố nào gây nên áp lực lạm phát trong năm 2022?

Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm: Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng cùng các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế làm cho tổng cầu tăng đột biến cũng là áp lực rất lớn lên lạm phát trong năm 2022.

Tham khảo ngay  Amibroker Là Gì? Cách Sử Dụng Amibroker Cho Người Mới Từ A Amibroker Là Gì

Đặc biệt, trong gói chính sách tài khóa và tiền tệ 350 nghìn tỷ đồng có tới trên 32% dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn cung nguyên vật liệu xây lắp không dồi dào sẽ tạo thêm áp lực lạm phát.

Giãn cách xã hội, đóng cửa một số lĩnh vực ở các địa phương do ảnh hưởng của đại dịch trong năm 2021 nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động, tạo áp lực rất lớn đối với khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

Để có đủ lao động, doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải trả lương cao hơn, tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất không sớm trở lại bình thường, thiếu hụt nguồn cung sẽ đẩy giá cả tăng cao. Đây cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Cùng với đó, kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%.

Hiện nay, kinh tế thế giới đang khủng hoảng nguồn cung, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng thêm giá xăng dầu thế giới liên tiếp tăng cao sẽ làm giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao. Đây cũng là yếu tố gây nên áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam.

Có thể thấy trong năm 2022, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với các yếu tố trong nước gây nên áp lực lạm phát từ sự kết hợp, cộng hưởng của cả tổng cầu tăng đột biến và nguồn cung khó đáp ứng mức tăng của tổng cầu; trong đó, yếu tố thứ hai đóng vai trò chính, lớn hơn trong việc gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Nói cách khác, áp lực lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước.

– Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ông có nhận định gì về sức ép này đối với lạm phát trong năm 2022?

Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm: Năm 2022, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi mạnh mẽ khiến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng được tổng cầu nên giá các mặt hàng gia tăng và được giao dịch ở mức cao.

Bên cạnh các yếu tố trong nước tạo nên áp lực lạm phát, năm 2022, kinh tế nước ta có thể gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc… đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Tại Mỹ, lạm phát tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước – mức lạm phát cao nhất từ tháng 2/1982. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định Fed cần chuẩn bị ứng phó với kịch bản lạm phát không suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2022 và sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ trong năm nay. Điều này khiến gia tăng giá trị đồng đôla Mỹ, tạo sức ép lên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD. Đây cũng là yếu tố gây nên áp lực lạm phát.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Cách Mua Bán Bitcoin Việt Nam Uy Tín Nhất, Top 5 Sàn Mua Bán Bitcoin Ở Việt Nam

Xem thêm: Các Khoản Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 1/2022 cũng tăng 5,1% – mức cao kỷ lục mới so với mục tiêu lạm phát 2% của năm. Giám đốc Đầu tư hãng quản lý tài sản Kingswood nhận định: “Lạm phát tại Eurozone năm 2022 sẽ cao hơn khá nhiều mục tiêu 2%.”

Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới thông báo biến thể Omicron có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Fitch và Moody, hai công ty xếp hạng tín nhiệm của Mỹ nhận định biến thể Omicron có thể làm tổn hại tới triển vọng tăng trưởng toàn cầu và đẩy giá cả thị trường lên cao hơn.

Khủng hoảng năng lượng thế giới và bất ổn địa chính trị đang đẩy giá xăng dầu liên tục tăng trong năm nay là yếu tố làm gia tăng áp lực lạm phát, qua đó tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất và giá hàng hóa qua khâu lưu thông.

Thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine; đồng thời, dự trữ xăng dầu tại nhiều nước giảm và nhu cầu xăng dầu tăng cao.

Với sức ép lạm phát thế giới tăng cao trong năm 2022, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc khá nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Vì vậy, sức ép lạm phát từ bên ngoài đối với kinh tế Việt Nam cần quan tâm và có giải pháp kiểm soát phù hợp.

– Thưa ông, khi mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình phục hồi kinh tế?

Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm: Khi nền kinh tế vận hành trên mặt bằng giá mới, mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đầu tư đều được tính trên mặt bằng giá cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế vận hành với những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, nhưng khó khăn và thách thức nhiều hơn.

Với mặt bằng giá mới, chi phí sản xuất và hạn mức đầu tư đều tăng sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến xuất khẩu; giảm tiến độ và hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì nhà thầu phải đàm phán lại với chủ đầu tư; giá sinh hoạt đắt đỏ hơn làm giảm thu nhập thực của hộ gia đình dẫn đến giảm tổng cầu.

Tất cả các yếu tố đó tác động và làm chậm tiến trình phục hồi, ảnh hưởng tới hiệu quả của Chương trình phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội và làm lỡ nhịp tăng trưởng kinh tế nước ta với nhịp tăng của kinh tế thế giới.

– Thưa ông, đâu là những giải pháp để Việt Nam đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022?

Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm: Để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát năm 2022, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như chính phủ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính minh bạch và đơn giản hóa quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tham khảo ngay  Bộ Xử Lý Thanh Toán Tiền Điện Tử Bitpay Là Gì ? Lịch Sử Hình Thành

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính tự chủ của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi do cho hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất và các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn.

Đồng thời, xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác động của giá xăng dầu thế giới tăng cao.

Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí, nhất là thuế bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giảm áp lực lạm phát từ xăng dầu, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh. Từ đó góp phần giảm thiểu tác động trái chiều làm giảm hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế.

Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý như: điện, dịch vụ y tế, giáo dục…

Xem thêm: Equity Stake Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Equity Stake Là Gì

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button