Cho Vay Ngang Hàng ( Peer To Peer Lending Là Gì ? Hiểu Rõ Về Lợi Ích Với Nhà Đầu Tư Và Người Vay

P2P lending hay còn gọi là mô hình cho vay ngang hàng bắt đầu hình thành từ năm 2005 tại Anh Quốc, đến nay đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Mô hình P2P lending mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội so với mô hình giải pháp tài chính truyền thống. Từ đó giúp cho người cần vay và người cho vay có cơ hội liên kết với nhau để giải quyết hiệu quả, nhanh chóng các vấn đề tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp.

Đang xem: Peer to peer lending là gì

P2P lending là gì?

P2P lending là một thuật ngữ đang khá quen thuộc trong giới các hoạt động tài chính Fintech. P2P lending là từ viết tắt của “Peer-to-peer lending” hay “Vay ngang hàng”. Nó được hiểu đơn giản là các cá nhân này (P) chỉ vay mượn trực tiếp (to) từ các cá nhân khác (P) dựa trên một nền tảng trực tuyến kết nối P – P.

*

Ở hình thức cơ bản nhất, cho vay ngang hàng cũng giống như bạn bè cho nhau vay tiền. Nhưng mối quan hệ này chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ, chỉ có 2 người đã quen biết nhau từ trước và được đảm bảo bởi sự tín nhiệm lẫn nhau. Trong khi đó, P2P lại dựa trên một nền tảng trực tuyến để đảm bảo mối quan hệ giữa người cho vay và cần vay có thể mở rộng trên quy mô lên đến hàng ngàn người.

– Người vay đều có đủ tín dụng cho khoản vay

– Giúp các nhà đầu tư tiếp cận đến người cần vay để cho vay tiền

– Giúp người vay trả lại các khoản vay cho các nhà đầu tư.

Hình thức P2P quen thuộc tại Việt Nam phải nhắc đến lĩnh vực như chia sẻ xe (Uber, Grab), căn hộ (AirB&B). Đối với lĩnh vực P2P lending – cho vay ngang hàng phổ biến như: cho vay sinh viên, các khoản vay thương mại và bất động sản, các khoản vay ngắn hạn, cho vay kinh doanh được đảm bảo, cho thuê và bao thanh toán,…

P2P lending là một hình thức cho vay bắt nguồn từ Anh năm 2005 (Zopa) và nhanh chóng lan mạnh sang Mỹ năm 2007 (Lending Club), Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, P2P lending cũng đã và đang phát triển ở rất nhiều quốc gia như: Indonesia, Philippine, Singapore, Malaysia, Thailand và Việt Nam. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng P2P lending cũng đã trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Prosper, Lending Club, Peerform, Upstart và StreetShares.

Tham khảo ngay  Top 8 Phần Mềm Bitcoin Trên Máy Tính Tốt Nhất Hiện Nay, Top Phần Mềm Đào Bitcoin Tốt Nhất 2022

Tổng quan thị trường P2P lending Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển các công ty Fintech nhanh đến chóng mặt. Từ hơn 40 công ty Fintech vào cuối năm 2016, đến tháng 5-2019, con số này đã tăng lên 154 công ty. Trong đó 25 công ty (chiếm 16%) hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng. Tự tăng trưởng nhanh của các công ty cho vay ngang hàng tạo điều kiện hỗ trợ đáp ứng nhu cầu vay vốn phi ngân hàng, đa dạng hóa kênh đầu tư cho doanh nghiệp.

*

 Nhắc đến các doanh nghiệp P2P thì phunutiepthi.vn chính là đơn vị tiên phong hoạt động trong lĩnh vực phi ngân hàng, cung cấp nền tảng phunutiepthi.vn Platform, giải quyết các vấn lớn cho các doanh nghiệp SMEs. Doanh nghiệp này hứa hẹn mang đến rất nhiều lợi ích thông qua các sản phẩm cốt lõi, từ đó tạo động lực và nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có cơ hội phát triển và giải quyết các vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, một vấn đề khá nan giải đối với các công ty P2P trong nước đó là có rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu đúng tính chất của cho vay ngang hàng, hoặc có một số công ty đang hoạt động biến tướng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy từ đó gây khó khăn cho những doanh nghiệp hoạt động chân chính. Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình cho biết: hiện nay có khoảng 60-70 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình P2P của Trung Quốc bị đổ vỡ tại quốc gia của họ và tràn sang Việt Nam. 

Đây là một thách thức khá lớn đối với sự phát triển của mô hình vay ngang hàng trong nước trong quá trình tạo niềm tin với các nhà đầu tư và người vay tài chính. Đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp P2P phát triển tiềm năng, khai thác thị trường tài chính trong nước. 

Tham khảo ngay  Kinh Doanh Ngoại Tệ Ở Việt Nam, Kinh Doanh Ngoại Tệ Và Sản Phẩm Phái Sinh

Lợi ích của P2P Lending đối với thị trường tài chính ?

+ Sự khác biệt của P2P lending và mô hình giải pháp tài chính truyền thống

Đánh giá sự khác nhau lớn nhất giữa mô hình P2P lending và giải pháp tài chính truyền thống là chi phí. Ngoài ra sự thuận tiện và khả năng hoạt động nhanh chóng cũng là yếu tố quan trọng giúp P2P lending đứng vững trên thị trường tài chính thế giới chỉ sau hơn 10 năm chính thức ra mắt.

Xem thêm: Nước Chanh Muối Có Tác Dụng Gì, Tác Dụng Của Chanh Muối Là Gì

*

P2P lending giống như ứng dụng nghe nhạc MP3 – một nền tảng âm nhạc giá rẻ cung cấp cho người nghe trên khắp thế giới. P2P lending cũng hoạt động trên một nền tảng Platform đã được tối ưu chi phí:

Ngân hàng phải tiêu tốn các khoản chi phí cho:

Máy tính, Website, chuyên giaHơn 100.000 nhân viênCác chi nhánh ngân hàng được phân bố trong cả nước (kho tiền, điện, giao dịch viên,..)

Trong khi đó, các công ty cho vay ngang hàng chỉ phải chi trả cho các khoản:

Máy tính, trang web, chuyên giaÍt hơn 1000 nhân viênChỉ cần có hội sở chính và công ty đại diện tại thành phố lớn. Do các hoạt động đều được làm việc thông qua hệ thống website.

Ví dụ như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank có trụ sở chính tại Hà Nội. Nhưng trong đó còn bao gồm hơn 600 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 2100 máy ATM và gần 56.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên khắp cả nước.

Trong khi đó P2P Lending có rất ít chi nhánh, chỉ hoạt động trên nền tảng website từ máy tính hoặc Smartphone. Do đó các chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với ngân hàng hoặc các công ty tài chính truyền thống, đây cũng là động lực thúc đẩy P2P – cho vay ngang hàng đạt được thành công đáng kinh ngạc.

*

+ 3 lợi ích của cho vay ngang hàng đối với người vay và nhà đầu tư

– Lãi suất cho vay thấp

Do các công ty P2P Lending hoạt động qua mạng internet nên có thể cung cấp cho người vay mức lãi suất khá thấp. Tỷ lệ này có thể có nghĩa là tiết kiệm được hàng ngàn USD theo thời gian. Trong quá trình vay và trả tiền, chúng ta cũng chỉ cần thực hiện thao tác Click chuột đơn giản để chuyển khoản nợ sang khoản vay ngang hàng.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Đào Dogecoin Bằng Cpu Chi Tiết Từ A Đến Z, Đây Là Tất Cả Những Điều Cần Biết

– Lãi suất được giữ ở mức cố định

Nếu như hình thức vay truyền thống bằng thẻ tín dụng hay vay lãi suất cố định từ ngân hàng, người vay sẽ phải thanh toán mức lãi suất khá cao nếu thanh toán chậm so với hợp đồng cam kết. Nhưng với P2P Lending, người vay sẽ không cần lo lắng lãi suất bị tăng lên hoặc tăng lên con số quá lớn nếu thanh toán chậm. 

– Thực hiện đơn giản, nhanh chóng

P2P Lending hoạt động trên nền tảng công nghệ hiện đại, nên các giao dịch và liên kết được thực hiện đơn giản và nhanh chóng.

Đối với hình thức vay truyền thống cụ thể như đi vay ngân hàng, người vay sẽ mất rất nhiều thời gian làm hồ sơ vay tiền và xét duyệt cho vay. Nếu được đồng ý cho vay thì đến ngày trả lãi phải xếp hàng từ sớm để thanh toán. Nếu như đến muộn hoặc vào ngày ngân hàng có nhiều giao dịch thì rất dễ bị lỡ hẹn trả lãi và bị tính thanh toán chậm.

Nhưng với peer-to-peer chúng ta chỉ cần vào hệ thống và thực hiện giao dịch vô cùng đơn giản. Chỉ cần truy cập trực tuyến, điền thông tin theo hướng dẫn, gửi một số tài liệu để xác thực danh người vay và (nếu được chấp thuận) tiền được chuyển bằng điện tử vào tài khoản đăng ký. Tất cả các giao dịch được thực hiện mọi lúc, mọi nơi và vô cùng dễ dàng cho người vay và cho vay.

Xem thêm: Mã Số Doanh Nghiệp Ma Là Gì Theo Quy Định Pháp Luật? Luật Doanh Nghiệp Và Hiện Tượng “Doanh Nghiệp Ma”

Qua đây có thể thấy, so với các mô hình giải pháp tài chính truyền thống thì P2P lending được đánh giá nằm ở một vị thế hoàn toàn mới, đem lại lợi ích cao nhất cho bên vay và cho vay. Do đó, mô hình vay ngang hàng đang rất phổ biến tại thị trường tài chính thế giới bao gồm cả Việt Nam.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button