Phân Kỳ Macd – Xác Định Và Ứng Dụng Tín Hiệu Đúng Chuẩn

MACD là một trong những chỉ số kỹ thuật mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng ở bất kỳ thị trường nào. MACD do Gerald Appel phát minh vào năm 1979.

Đang xem: Phân kỳ macd

MACD được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng như một tín hiệu để xác định điểm vào lệnh có độ chính xác và hiệu quả cao. 

Bạn đã biết cách xác định và ứng dụng tín hiệu phân kỳ MACD đúng chuẩn chưa? Trong bài viết này, phunutiepthi.vn Academy sẽ chia sẻ cùng bạn cách xác định tín hiệu phân kỳ MACD đúng và đâu là tín hiệu phân kỳ mạnh, đâu là tín hiệu phân kỳ yếu.

1. MACD LÀ GÌ?

MACD – Moving Average Convergence Divergence là chỉ báo kỹ thuật của sự phân kỳ – hội tụ trung bình động , chỉ báo này hỗ trợ xác định một cách trực quan cường độ (mạnh – yếu) và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hoặc giảm.

2.BẠN LIỆU ĐÃ XÁC ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG TÍN HIỆU PHÂN KỲ MACD ĐÚNG CHUẨN?

Để bắt đầu, bạn nên xác định trước là bạn có đang sử dụng chỉ báo MACD đúng chuẩn và hiệu quả nhất hay chưa?

Đường MACD nhanh (Màu tím) = SMA (close) 12 – SMA (close) 26

Đường Tín hiệu MACD (Màu xanh) = SMA (MACD 9)

Mức Zero là đường nằm ngang mà các thanh Bar di chuyển lên xuống quanh nó.

3. TÍN HIỆU PHÂN KỲ MACD LÀ GÌ?

Tín hiệu phân kỳ MACD được xác định khi giá (Có thể dựa trên biểu đồ nến) và các chỉ báo MACD hiển thị sự đối lập rõ rệt. Trong bài viết này, phunutiepthi.vn Academy sẽ không áp dụng và không hướng dẫn về cách xác định phân kỳ giữa đường MACD (Tím) và đường tín hiệu (Xanh).

Tham khảo ngay  Nút Thắt Nút Cổ Chai (Bottleneck) Là Gì? Tác Động Và Cách Xác

3.1. TÍN HIỆU PHÂN KỲ MACD BÁO HIỆU XU HƯỚNG TĂNG GIÁ

Để mô tả cho trường hợp này, chúng ta sẽ cùng xem hình ảnh dưới đây:

*

Trong hình ảnh phía trên, chúng ta thấy ở đây xuất hiện phân kỳ MACD báo hiệu sớm xu hướng tăng giá sắp diễn ra cụ thể:

Trong xu hướng giảm giá (được vẽ và đánh dấu bởi màu xanh):

Trên biểu đồ giá: Liên tục xuất hiện đáy sau thấp hơn đáy trước .Trên biểu đồ của MACD, Histogram hiển thị Đáy sau cao hơn đáy trước .

3.1. TÍN HIỆU PHÂN KỲ MACD BÁO HIỆU XU HƯỚNG GIẢM GIÁ

Tiếp tục theo dõi biểu đồ phía trên, Phân kỳ MACD cũng có điểm báo hiệu sớm xu hướng giảm giá sắp diễn ra:

*

Trong xu hướng tăng giá sau khi xuất hiện phân kỳ MACD trước đó, (được vẽ bằng đường màu đỏ):

Trên biểu đồ giá: Xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher High).Trên MACD: Histogram hiển thị Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (Lower High).Lưu ý: Nếu áp dụng phân kỳ, bạn nên áp dụng trong một thị trường với một xu hướng rõ ràng như thị trường Tăng hoặc giảm. Đừng nên áp dụng trong thị trường Sideway vì khi đó MACD sẽ liên tục cắt qua lại mức Zero.

4. ỨNG DỤNG TÍN HIỆU PHÂN KỲ MACD CHÍNH XÁC

Tín hiệu phân kỳ MACD hỗ trợ chúng ta rất tốt và có thể đưa ra các dự báo sớm về sự đảo chiều của giá. Nhưng cũng có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý:

Khi các tín hiệu phân kỳ quá nhỏ hoặc khoảng cách khá ngắn thì bạn không nên vội vã áp dụng.

Chúng ta sẽ cùng xem một hình ảnh dưới đây:

*

Ở hình ảnh phía trên:

Tín hiệu phân kỳ MACD báo hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm giá sang tăng giá được đánh dấu màu xanh.Tín hiệu phân kỳ MACD báo hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng giá sang giảm giá được đánh dấu màu đỏ.

Tham khảo ngay  Webmoney Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Webmoney Toàn Cầu Webmoney Là Gì

Xem thêm: Swift/ Bic Code Là Gì ? Mã Swift Code Của Một Số Ngân Hàng Ở Việt Nam

Tín hiệu phân kỳ MACD sai được đánh dấu màu xám.

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng phân tích biểu đồ phía trên.

Bắt đầu từ phía bên trái trong xu hướng giảm giá, Chúng ta thấy hai phân kỳ đầu tiên xuất hiện Đáy sau thấp hơn đáy trước . Và ở MACD Histogram báo Đáy sau cao hơn đáy trước . Tuy nhiên không có bất kỳ tín hiệu Nến đảo chiều nào quá rõ ràng để chúng ta vào lệnh, nên chúng ta bỏ qua. Không cố vào lệnh ở hai trường hợp này, dù có Phân kỳ mạnh từ MACD.

Hai Phân kỳ tiếp theo trong xu hướng giảm giá, Chúng ta cũng thấy xuất hiện Đáy sau thấp hơn đáy trước và ở MACD Histogram báo Đáy sau cao hơn đáy trước. Và đặc biệt xuất hiện 02 Mô hình nến đảo chiều mạnh đó là Bullish Engulfing chứng tỏ đây là một tín hiệu với độ tin cậy cao hơn và có độ rủi ro thấp hơn. Nên cân nhắc vào lệnh ở 2 Phân kỳ này. Ngoài ra ở các đường MACD và Đường tín hiệu MACD đều cho một tín hiệu phân kỳ giống với Phân kỳ trên Histogram.

Tiếp theo, Sau khi đảo chiều, chúng ta có một ví dụ về Tín hiệu phân kỳ MACD báo hiệu sớm xu hướng giảm giá sắp bắt đầu được vẽ màu đỏ. Tại đây, chúng ta thấy xuất hiện Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. MACD Histogram bắt đầu cắt đường Zero chuyển xuống bên dưới. Và trên MACD Line, MACD Signal xuất hiện Phân kỳ nhỏ. Tuy nhiên, tại đây chúng ta lại có sự hỗ trợ của một tín hiệu nến đảo chiều rất mạnh đó là Bearish Engulfing.

Sau đó, có một ví dụ xấu về phân kỳ. Lý do điều này không đủ điều kiện như một ví dụ tốt về sự phân kỳ là do sự thoái lui tạo ra mức thấp đầu tiên quá nhỏ đến nỗi nó hầu như không đáng chú ý. 

Tham khảo ngay  Return On Equity Là Gì ? Roae Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Trong Phân Tích Đầu Tư

Hành động giá thông qua khu vực này quá mịn. Không có xu hướng tăng và giảm giá để thiết lập mức thấp nào có thể phân biệt được. So sánh giai đoạn này với xu hướng giảm ở bên trái của hình ảnh. Ở đó bạn có thể thấy mức thấp thấp hơn rất thấp so với mức giá thấp. Mức thấp của biểu đồ cũng rất có thể phân biệt được, rất hữu ích nhưng không quan trọng.

Tiếp theo, chúng ta có một ví dụ khác về sự phân kỳ biểu đồ tăng lên. Sự phân kỳ tăng điểm này cũng trùng hợp với tín hiệu nến tăng giá, mô hình engulfing bullish. Tuy nhiên, thân nến thật là nhỏ so với các ngọn nến khác trong khu vực. Vì lý do đó, ta nên bỏ qua giao dịch này, mặc dù nó đã có hiệu quả.

Cuối cùng, chúng ta có một ví dụ khác về tín hiệu Phân kỳ MACD và giá được đánh dấu màu xám. Nó quá nhỏ và quá ngắn. Trong trường hợp này, không có tín hiệu nến để xác nhận xác nhận sẽ có đảo chiều nên chúng ta sẽ không giao dịch.

5. TỔNG KẾT VỀ PHÂN KỲ MACD

Tín hiệu phân kỳ MACD là một tín hiệu giúp bạn dự báo sớm rằng giá sẽ đảo chiều khá chính xác nhưng bạn cần lưu ý các điểm sau:

Không nên áp dụng phân kỳ MACD trong trường hợp thị trường trong trạng thái Sideway (Đi ngang).

Ứng dụng phân kỳ MACD trong thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm giá rõ ràng sẽ mang lại độ chính xác và hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Nên kết hợp Tín hiệu phân kỳ MACD với các Mô hình nến Nhật đảo chiều mạnh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Ví Cứng Ledger Nano S Chính Hãng, Ví Cứng Ledger Nano S

Nên Backtest thật kỹ để phát hiện tín hiệu chính xác đồng thời phát hiện các Mô hình nến phù hợp với Phân kỳ tốt hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button