Phép Chuẩn Là Gì Khi Làm Phép Chuẩn? Hôn Nhân Khác Đạo

GH Việt Nam Giáo Phận Chủng Viện Thông Báo Suy Niệm Thời Sự Phụng Vụ Đức Tin Mục Vụ Linh Mục – Tu Sĩ Sứ Vụ Media Tư Liệu GH Toàn Cầu Khác Tư Liệu GHVN Khác

*

HÔN NHÂN KHÁC ĐẠO

Lm. Antôn Hà vănMinh

WHĐ (6.7.2020) – Nhạc sĩ tácgiả bài ca: “Tình người ngoại đạo” đãtrình bày sự ngần ngại khi yêu người Công giáo:

Tạisao lại ngần ngại, bởi có nhiều người hiểu lầm cứ ngỡ rằng đạo Công giáo là vậtcản lớn nhất làm cho đôi bạn trẻ khó tiến tới hôn nhân, có bạn đã tâm sự:“Em và cô ấy đã yêu nhau đượchơn 5 năm. Chúng em yêu nhau rất chân thành, em vừa ra trường, công việc cũngổn, em muốn kết hôn với cô ấy. Em về nhà và xin phép gia đình hai bên, nhưnghai bên đều không đồng ý vì cô ấy theo đạo Thiên Chúa, còn nhà em thì theolương. Hai gia đình bất đồng quan điểm”.

Đang xem: Phép chuẩn là gì

Quảthật, theo Giáo luật điều 1055 khoản 2: “Giữa những người đã chịu phép rửa tội,không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích”. Cónghĩa là người Kitô hữu khi kết hôn thì hôn phối của họ cần phải được cử hànhsao cho thích hợp để trở thành Bí tích, để được như thế điều kiện cần phải cólà hai người phối ngẫu phải là Kitô hữu, vì chỉ có Kitô hữu mới có thể trởthành thừa tác viên trao bí tích hôn phối cho nhau.

Nóinhư thế phải chăng Giáo hội Công giáo đang cướp đoạt sự tự do của tình yêu vàđang giới hạn tình yêu trong khuôn khổ của niềm tin tôn giáo? Phải chăng Giáohội Công giáo đang đòi hỏi việc tỏ bày tình yêu giữa người nam và người nữ phảiđược thể hiện như là một lời tuyên xưng đức tin? Thưa không phải thế, bởi Giáohội luôn ý thức rằng, mình được hiện hữu nhờ bởi Thiên Chúa yêu thương. Tìnhyêu này được Thiên Chúa tỏ bày trước tiên qua công trình tạo dựng của Ngài.Sách Sáng Thế đã tường thuật: “Thiên Chúatạo dựng con người theo hình ảnh của Người. Người đã tạo dựng người nam vàngười nữ. Thiên Chúa thấy điều Người làm: điều đó tốt và rất tốt (St 1, 27.31). Việc tạo dựng giống hình ảnh của Ngài chính là giống bản tính Ngài,một bản tính được thánh Gioan minh định: Thiên Chúa là Tình yêu (1 Ga 4, 8), vìthế với hình ảnh giống Ngài, con người được mời gọi đi vào yêu thương và sựhiệp thông. Theo thần học Do thái, “vũ trụ được tạo dựng không phải để các tinhtú và các vật thể khác gia tăng trong đó, nhưng để có một không gian cho giaoước, để Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài và con người đáp lại”. Tạo dựnglà để thực hiện cuộc đối thoại tình yêu của Thiên Chúa với con người, cuộc đốithoại được biểu tỏ trước tiên qua tình yêu mà người nam và người nữ tỏ bày chonhau.

1. Hôn nhân tự nhiên

Nhưvậy, qua việc tạo dựng con người, Thiên Chúa đã đặt để nơi người nam và ngườinữ một khả năng yêu thương giống như Thiên Chúa. Theo tường thuật trong sáchSáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng nên một mình Ađam trước nhưng ông đã không tìmthấy một niềm vui, ông cảm thấy cô đơn. Thiên Chúa hiểu nỗi cô đơn đó, nên Ngàiđã phải thốt lên: Con người ở một mình không tốt, nên Ngài đã tạo dựng thêmEvà, và khi vừa thấy Evà, Ađam đã thể hiện một niềm vui khôn tả, đến nỗi ông đãlìa bỏ mọi sự mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt (X. St2, 18-24). Việc lìa bỏ mọi sự để tìm đến với Evà và cả hai gắn kết với nhau đểnên một xương một thịt, theo Đức Bênêđictô XVI trong Thông điệp “Thiên Chúa làTình Yêu” (Deus caritas est), nói lên hai điều này: “eros như được cắm rễ sâu trong bản tính của con người. Ađam luôn đitìm và ‘lìa cha mẹ”, để tìm người đàn bà; cả hai hợp lại mới nói lên tính trọnvẹn của con người, “cả hai trở thành một xương một thịt”. Điều thứ hai cũngquan trọng không kém: ngay từ lúc sáng tạo, eroshướng con người đến hôn nhân, đến sự ràng buộc, đến sự duy nhất và dứt khoát”<1>.Quả vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có nam có nữ và đặt để trong bảntính con người một yếu tố đặc biệt như động lực thúc đẩy họ tìm đến nhau để cóthể kết hợp với nhau làm nên một thân xác, đó là yếu tố “tính dục” và là mộtphần làm nên tình yêu.

Nhưvậy việc nam nữ tới tuổi trưởng thành thể hiện tình yêu dành cho nhau nó thuộcvề bản chất, do đó, chẳng ai có quyền ngăn cản tình yêu. Bởi thế, Giáo Hội luôntỏ lòng tôn trọng các cuộc hôn nhân tự nhiên hợp pháp. Cũng nên biết rằng, khithiết lập định chế hôn nhân, Thiên Chúa ghi dấu ấn vào trong định chế này mangđặc tính đơn hôn và vĩnh hôn, như Công Đồng Triđentinô đã tuyên tín: “Mọi hônnhân hợp pháp do luật tự nhiên và thiên định đều vĩnh viễn và bất khả phân ly”,điều đó có nghĩa hôn nhân của những lương dân nếu không có ngăn trở theo luậttự nhiên và thiên luật thì được coi là hợp pháp.

Tham khảo ngay  Bạn Biết Gì Về Sàn 3D Là Gì ? Cách Sử Dụng Như Thế Nào? Bạn Biết Gì Về Sàn 3D

Quảthật, “Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những quy luật riêng cho cộng đồng củasự sống và tình yêu đầy thân mật giữa đôi vợ chồng. Cuộc sống chung đó được gầydựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là do sự ưng thuận không thể rút lại của từngcá nhân. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến chonhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chếvững chắc có giá trị ngay cả đối với xã hội. Vì lợi ích của lứa đôi, của concái và của xã hội, mối dây liên kết linh thiêng này không thể đặt dưới sự phânxử tùy tiện của con người” (GS số 48).

2. Hôn nhân bí tích

Câuhỏi được đặt ra là vậy tại sao Giáo hội lại không cho người Công giáo kết hônvới người ngoài Công giáo? Nói không cho là hoàn toàn sai. Như đã nói Giáo hộiluôn tôn trọng tình yêu giữa người nam và người nữ, Giáo hội tôn trọng sự tự dotrong tình yêu và không bao giờ đưa ra một sự kỳ thị nào về tôn giáo, màu da,ngôn ngữ… Tuy nhiên, Giáo hội cũng ý thức về trách vụ của mình là phải chămlo thiện ích cho con cái của mình, nhất là thiện ích về sự sống đời đời, sựsống mà Chúa Kitô đã hứa ban tặng cho những ai tin vào Người. Và vì thế, sựsống đời đời có một giá trị cao hơn các giá trị khác. Do đó, để giúp con cáicủa mình luôn trung thành với đức tin hầu có thể đạt tới sự sống đời đời, Giáohội đồng ý cho phép con cái của mình kết hôn với người ngoài Giáo hội với mộtsố điều kiện. Chung quy các điều kiện đó liên quan đến đời sống đức tin củangười Công giáo, sự cho phép này theo thuật ngữ chuyên môn gọi là phép “chuẩnhôn phối”.

Để hiểurõ tại sao phải chuẩn hôn phối cho người Công giáo khi kết hôn với người ngoàiCông giáo, trước tiên chúng ta nói về mầu nhiệm Giáo Hội. Giáo hội là một cộngđoàn được Chúa quy tụ trong đức tin. Qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu đượctrở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, và được tháp nhập vào thân thể huyềnnhiệm của Người, tức Giáo hội, nói như thánh Phaolô Tông đồ: “Cũng như trongmột thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chứcnăng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong ĐứcKitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thânthể” (Rm 12,4-5). Như vậy, khi được tháp nhập vào thân mình huyền nhiệm này,tất cả mọi Kitô hữu không ai là người đơn lẻ trong Giáo hội, nhưng mọi ngườiđều có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều có tương quan với các người khácvà tất cả đều đồng quy về việc làm thành một thân thể sống động duy nhất, gắnliền với Chúa Kitô một cách sâu xa. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này: “là thànhphần của Giáo hội có nghĩa là kết hiệp với Chúa Kitô và nhận được từ Người sựsống thiên linh khiến cho chúng ta sống như kitô hữu”<2>.

Chínhtrong sự hiệp thông này Giáo hội được nhìn như một cộng đoàn đức ái, một cộngđoàn với dáng vẻ của một thục nữ và được gọi là hiền thê của Chúa Kitô. Hìnhảnh Giáo hội như là Hiền Thê của Chúa Kitô được Công đồng Vat. II trình bàytrong hiến chế Lumen Gentium: “Giáo hội… được mô tả như hiền thê tinh tuyềncủa Con chiên không tì ố, được Chúa Kitô yêu mến và ‘hiến thân để thánh hóa”,được Người kết hợp bằng một giao ước bất khả phân ly được ‘nuôi dưỡng và sănsóc” không ngừng. Sau khi thanh tẩy hiền thê, Chúa Kitô muốn hiền thê ấy kếthợp và vâng phục mình trong tình yêu và trung tín ” (LG số 6).

Khi trình bày hình ảnh Hiền thê, Công đồng Vat. IIdiễn tả đến mối tương quan đối đương giữa Chúa Kitô và Giáo hội được xây dựngtrên tình yêu, mà thánh Phaolô trình bày như là tình yêu hôn nhân vợ chồng (x.Ep 5, 21 – 32). Trong thư gởi tín hữu Êphêsô Thánh Phaolô đã trình bày mốitương giao giữa Chúa Giêsu và Giáo hội là mối tương giao trong tình nghĩa vợchồng (x. Ep 5, 21 – 33). Qua đó Thánh Tông đồ đã trình bày Chúa Giêsu như vịHôn thê của Giáo hội, đã yêu thương Giáo hội như người bạn trăm năm. Qua mốitương giao Chồng – Vợ, Thánh Phaolô đã khám phá chiều kích hiệp thông nên một“thân mình” giữa Chúa Kitô và Giáo hội: “…người ta nuôi nấng và chăm sóc thânxác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Giáo hội, vì chúng ta là mộttrong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: “Chính vì thế, người đànông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Giáo hội” (Ep 5, 29 -32). Quả thật “Chúa Kitô yêu thương Giáo hội như hiền thê Người, Người trởthành gương mẫu của người chồng yêu thương vợ mình như yêu chính bản thân (x.Ep 5, 25 – 28)” (x. LG số 7).

Tham khảo ngay  Bị Vết Thương Hở, Ăn Gì Để Tránh Sẹo Thâm, Bị Sẹo Kiêng Ăn Gì Để Tránh Sẹo Lồi, Sẹo Lõm

HiểuGiáo hội như thế, chúng ta mới nhận ra rằng, mỗi một Kitô hữu đều thuộc về dungmạo Hiền Thê Chúa Kitô, dung mạo đó được biểu lộ trong suốt đời sống của ngườiKitô hữu, cho nên việc kết hôn của người Kitô hữu không phải là một việc làmmang tính cá nhân, một công việc thuần tính tự nhiên, nhưng tự bản chất đó làcông việc của Hội thánh, bởi mỗi tín hữu là một chi thể của Nhiệm thể Chúa Kitô,kết nên hình ảnh Hiền Thê của Người. Vì là công việc thuộc về Giáo hội, nênviệc kết hôn của người tín hữu phải thực sự diễn tả trọn vẹn huyền nhiệm màmình thuộc về, đó là huyền nhiệm yêu thương giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Bởithế, việc kết hôn của người Kitô hữu phải thể hiện tính bí tích, đó là điều màGiáo luật nói tới: “Giữa những người đã chịu phép rửa tội, không thể có khế ướchôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích”<3>.

Xem thêm: Mã Authy Remitano, Lấy Lại Authy Bị Mất Remitano, What&#39S Authy

3. Hôn phối giữa người Cônggiáo và không Công giáo

Vì làbí tích, nên việc kết hôn phải được cử hành giữa hai người đã được rửa tội, vìngười không được rửa tội thì không có khả năng trao bí tích. Bởi bí tích hônphối không đơn giản là một nghi lễ mang tính hình thức bên ngoài, không phảichỉ là một khế ước giữa người với người, nhưng đây còn là dấu chỉ thánh nhằmhướng tới một thực tại thánh thiêng, một thực tại trình bày lý do tại sao Giáohội hiện hữu, đó là thực tại về một tình yêu vô cùng lớn lao mà Chúa Giêsu Kitôdành cho Giáo hội, nhờ tình yêu này, mà con người được quy tụ vào trong cunglòng của Giáo hội, nơi mà mọi người nhận được ơn cứu độ. Vì thế, sự kết hợp củavợ chồng trong hôn nhân diễn tả sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Sự hysinh của vợ chồng dành cho nhau là hình ảnh sự hy sinh của Chúa dành cho GiáoHội. Công đồng Vat. II đã nói đến hiệu quả mà bí tích hôn nhân mang lại: (1)Khi hai người yêu nhau muốn được Thiên Chúa chúc phúc cho họ, thì Bí tích haingười ban cho nhau, cũng sẽ đem lại cho họ ân sủng và phúc lành của Chúa. (2)Đối với người Công giáo, hôn nhân còn là môi trường giúp cho họ cảm nghiệm đượctình yêu Thiên Chúa dành cho họ một cách cụ thể qua tình yêu của người yêu. Nóicách khác, trong tình yêu hôn nhân họ cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa dànhcho họ một cách cụ thể: Họ dễ dàng xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương họ thathiết trong vòng tay của người yêu. Tình yêu trong hôn nhân như thế chính làhình ảnh tình yêu của Chúa dành cho con người. (GS, số 48). Vì thế, bí tích hônphối không phải chỉ được cử hành một lần trong nghi thức Phụng vụ, mà còn cầnphải được cử hành mỗi ngày một cách cụ thể trong đời sống thường ngày giữa haivợ chồng bằng cách tận hiến cho Chúa và hy sinh cho nhau. Như thế, Bí tích Hônphối là một phần thuộc thực tại cứu độ bao la của Thiên Chúa dành cho loàingười qua sự tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài.

Vì làdấu chỉ bí tích nên việc kết hôn của người Kitô hữu phải được thực hiện giữahai người đã được rửa tội như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, tình yêu có baogiờ lại bị giới hạn trong một quy định, một giới luật! Đã là con người, cho dẫuxấu như Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao cũng khao khát yêu và đượcyêu, thì có gì có thể ngăn cản tình yêu nảy nở giữa hai người khi đã bị tiếngsét ái tình đánh gục! Bởi đó Giáo Hội cũng luôn rộng lòng tạo điều kiện cho concái của mình được thành hôn với những người chưa được rửa tội nếu họ yêu nhau,như đã nói, Giáo hội tạo điều kiện qua phép chuẩn. Phép chuẩn này cho phépngười Kitô hữu được kết hôn với lương dân mà không vi phạm luật về bí tích Hônphối. Việc cho phép này tạo điều kiện cho người tín hữu sau khi kết hôn đượctiếp tục thi hành đời sống đức tin Công giáo của mình, cụ thể là được lãnh bítích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể, được tham dự cách tích cực vào các côngviệc mục vụ trong Giáo hội.

Phépchuẩn hôn phối được ban do Đấng bản quyền địa phương. Theo Giáo luật khoản1125: Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản quyền sở tại có thể ban phép ấy;tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:

a. BênCông giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Đức tin, vàhứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dụctrong Giáo hội Công giáo.

b. Vàolúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người Công giáo phải giữ,để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên Công giáo.

c. Cảhai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối,và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.

Tham khảo ngay  Chip Amd Là Gì ? So Sánh Amd Với Intel Tìm Hiểu Về Chip Amd

Việcchuẩn như thế để thấy một mặt Giáo hội luôn tôn trọng tình yêu đôi lứa, đàngkhác Giáo hội cũng không quên nhiệm vụ chính yếu của mình là luôn hướng dẫn concái luôn đặt giá trị của ơn cứu chuộc lên hàng đầu. Việc kết hôn giữa một ngườiCông giáo và lương dân không làm thành Bí tích Hôn phối, nhưng đặc tính hônnhân vẫn có giá trị trọn vẹn, đó là bất khả phân ly và một vợ một chồng, vàbuộc hai bên phải tuân giữ, vì những đặc tính này không do bí tích Hôn phốimang lại, nhưng là do Thiên Chúa thiết định khi Ngài thiết lập định chế hônnhân.

4. Những thách đố

Trongkhi đề cao tình yêu nam nữ và ban phép chuẩn cho các cuộc tình không cùng niềmtin Kitô giáo được tiến tới hôn nhân một cách hợp pháp, Giáo hội cũng nhắc nhởcon cái của mình đừng quên rằng, trong cuộc sống gia đình, trước mặt còn đốidiện với nhiều thách đố:

a- Về tính bềnvững của hôn nhân:Cha ông Việt Nam ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, đểnói lên tầm quan trọng của sự thuận thảo trong gia đình, nhất là giữa vợ chồng.Kiểu ông nói gà bà nói vịt thì gia đình không thể nào đạt tới sự thiện ích củanó. Việc thuận vợ thuận chồng không chỉ gói gọn trong các quyết định chỉ liênquan đến những thực tại trần thế: như việc đầu tư, việc chọn vợ gả chồng chocon, việc giáo dục con cai… Nhưng còn có một thực tại quan trọng hơn nhiều đólà đời sống tâm linh. Quả thật, đời sống gia đình không luôn luôn là con đườngtrải đầy hoa hồng, nhưng có thể nói, vợ chồng luôn đối diện với bao thách đốcủa cuộc đời, bao là bão tố, bao là lo toan. Đứng trước những thách đố, vợ chồngcảm thấy như bất lực, mệt mỏi, chính niềm tin tôn giáo như là chiếc phao cứusinh. Thế nhưng trong hoàn cảnh niềm tin tôn giáo không cùng song hành với haivợ chồng thì quả thật đây là vấn đề nan giải. Chẳng hạn ngày Chúa nhật ngườiCông giáo muốn đi lễ để thi hành trọn vẹn đời sống đức tin của mình, nhưngngười không Công giáo lại có kế hoạch đưa cả gia đình đi chơi, hạt giống bấthòa bắt đầu được gieo; hay là những nan giải trong việc thờ cúng giỗ chạp giữacác tôn giáo, làm sao phận làm dâu, làm rể có thể chu tất mà không đi ngược lạivới đức tin Công giáo? Rồi việc con cái có được rửa tội hay không theo điều đãcam kết?… Vô số vấn đề nảy sinh giữa hai niềm tin khác nhau trong đời sống vợchồng, và thật là khó nghĩ khi hai người kết hợp nên một thân mình, nhưng trongthân mình đó lại đối kháng với nhau về niềm tin tôn giáo. Kết quả của sự đốikháng đó là sự bất hòa làm cho đời sống vợ chồng nên nặng nề, nảy sinh baonhiêu là cuộc cãi vã và rồi sự thuỷ chung của đời sống vợ chồng từ từ gãy đổ.

b- Về đời sốngđức tin của người Công giáo:Cho dẫu trong tờ cam kết xin chuẩn hôn phối bên Công giáo hứa sẽ trung thànhtrong đời sống đức tin, bên không Công giáo cam kết tôn trọng và tạo mọi điềukiện để bên Công giáo sống trọn vẹn với niềm tin của mình. Cam kết là thế,nhưng trong thực tế nhiều đôi hôn phối đã huỷ lời cam kết. Trong một thế giớitục hóa hôm nay, đứng trước trào lưu hưởng thụ ích kỷ, và đề cao các ngẫu tượngnhư tiền bạc thì quả thật đức tin của người Công giáo trong môi trường của giađình vắng bóng gương sống đức tin của ông bà, lời nhắc nhủ của cha mẹ, đã bịlung lay và cuối cùng là sống xa lìa hẳn với đức tin Công giáo.

Vâng,khi yêu nhau đôi bạn trẻ vẽ bao là mộng đẹp, nhưng khi bước vào cuộc sống hônnhân mộng đẹp tan vỡ như giọt sương ban mai khi gặp ánh nắng mặt trời. ĐứcPhanxicô đưa ra lời nhận định: “Chỉ khi đối diện với đời sống chung thườngnhật, một cuộc sống đòi đôi vợ chồng phải hiến thân và hy sinh cho nhau, một sốngười mới nhận thấy mình đã không hiểu rõ hôn phối mà họ mới bắt đầu. Và họthấy mình không thích hợp, nhất là khi phải đối chiếu với tầm mức và giá trịcủa hôn nhân Kitô, với những khía cạnh cụ thể, gắn liền với đặc tính bất khảphân ly của bí tích hôn phối, sự cởi mở đón nhận hồng ân sự sống và phải chungthủy với nhau”<4>.

Xem thêm: Bệnh Tăng Tiết Nước Bọt Do Đâu? ? Chảy Nước Miếng Cũng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Tật

Vìthế, mục vụ cho các đôi hôn phối khác đạo luôn là nỗi trăn trở của các mục tử,mong tìm cách giúp cho đời sống gia đình của họ đạt tới hạnh phúc và thiện ích.Tuy nhiên, điều quan trọng trước tiên chính là ở nơi các bạn trẻ. Do đó, ướcmong sao các bạn trẻ luôn tìm hiểu đúng đắn về người mình yêu, và nghiêm túckhi quyết định tiến tới hôn nhân với một ý thức trách nhiệm minh bạch rõ ràng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button