Quần Hôn Là Gì, Tra Từ – Từ Chế Độ Quần Hôn Là Gì

Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định là sự xếp đặt của một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung và sinh con đẻ cái với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.

Đang xem: Quần hôn là gì

Nội dung chính

*

Hai bàn tay siết chặt trong hôn nhân, được người La Mã cổ đại lý tưởng hóa như là khối nhà nền tảng của xã hội và là sự đồng hành của hai người bạn đời cùng nhau làm việc, sinh thành và nuôi dạy con cái, đảm đương công việc hàng ngày, sống cuộc đời gương mẫu, và tận hưởng tình yêu thương.<1>

Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: Hôn nhân đa thê là việc một người đàn ông có thể kết hôn với nhiều vợ cùng lúc, hôn nhân đồng tính là việc hai người cùng giới tính kết hôn, hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn, hôn nhân cận huyết là 2 người có họ hàng gần kết hôn với nhau… Tuy nhiên, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác (hôn nhân đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số ít quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử, vì những kiểu hôn nhân biến dị đó tạo ra tác hại lâu dài cho văn hóa, đạo đức xã hội và trẻ em.

Ở Việt Nam, Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định “Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Như vậy có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, các biến dị khác như hôn nhân đồng tính, hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến, và Luật hôn nhân và gia đình không công nhận những kiểu biến dị đó.

Mục lục

Tầm quan trọng của hôn nhânSửa đổi

Gia đình được coi là tế bào của xã hội. Hôn nhân và Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Có các tế bào khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển, ngược lại, nếu xuất hiện ngày càng nhiều “tế bào lỗi” thì xã hội sẽ suy thoái, truyền thống văn hóa, đạo đức của đất nước sẽ tan vỡ.

Cổ nhân đã đúc kết: Sự sinh sôi của vạn vật là theo lẽ tự nhiên, con người cũng là một phần của vạn vật, cũng theo lẽ Trời đất mà biến hóa, nên phải có phối ngẫu nam nữ: Trai phải có vợ, gái phải có chồng, phối hợp âm-dương thì loài người mới duy trì nòi giống được, xã hội mới ổn định phát triển được. Sách Lễ Ký viết: “Một âm thì không sinh, một dương thì không lớn, cho nên Trời đất phối hợp âm dương; nam với nữ lập gia thất, nữ với nam tạo gia đình, cho nên nhân sinh sánh đôi bởi vợ chồng”Đạo vợ chồng chính là khởi đầu của nhân luân, là dây mối của vương hóa

Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của đời sống hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, qua đó góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc. Chỉ có hôn nhân 1 vợ – 1 chồng là đáp ứng được các mục đích này và tạo ra các “tế bào khỏe mạnh” cho xã hội. Trong khi đó, các biến dị khác của hôn nhân không đạt được mục đích này (hôn nhân đa thê hoặc Hôn nhân tạm không đảm bảo được việc nuôi dạy trẻ em lành mạnh, hôn nhân đồng tính thì vừa không duy trì được nòi giống vừa không đảm bảo được việc nuôi dạy trẻ em lành mạnh), chúng tạo ra các “tế bào lỗi” góp phần làm suy thoái xã hội.

Do vậy, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác của hôn nhân (đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử.

Xem thêm: Capital Cost Là Gì ? Thông Tin Quan Trọng Về Wacc Có Thể Bạn

Hậu quả khi truyền thống hôn nhân suy thoáiSửa đổi

Hôn nhân chính là cơ sở nền tảng cho các liên kết xã hội khác (gia đình, dòng họ, làng xóm). Nếu truyền thống hôn nhân suy thoái thì các liên kết xã hội cũng sẽ tan vỡ, truyền thống văn hóa dân tộc cũng suy đồi và sức mạnh quốc gia sẽ bị hủy hoại.

Có phân tích cho rằng văn minh phương Tây (Mỹ và Tây Âu) hiện đang tàn lụi do kết cấu gia đình tại các nước này đang bị phá vỡ. Kể từ sau Thế chiến 2, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân, phim ảnh khiêu dâm, phong trào cổ vũ đồng tính luyến ái, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính… nảy nở mạnh ở Mỹ và Tây Âu, chúng đã phá hủy phần lớn các giá trị hôn nhân – gia đình trong xã hội<2>. Nhà nghiên cứu Mark Steyn phân tích rằng xã hội các nước Tây Âu đang đi đến tự sát và hấp hối bởi tỷ lệ kết hôn và sinh sản giảm xuống quá thấp, giới trẻ thì mất hẳn niềm tin vào hôn nhân, kết quả là người Tây Âu đang chịu nạn lão hóa dân số và bị lấn át bởi người Hồi giáo nhập cư. Mark Steyn nói rằng đã quá muộn để cứu vãn các nước Tây Âu: Châu Âu thời kỳ hậu Ki-tô giáo không thực sự có niềm tin và nó cũng không có chuẩn mực gia đình. Họ đang biến dần vào quá khứ. Xã hội của họ, về cơ bản, đã bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ<3>.

Nhà nghiên cứu Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 – 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. Khi đó, người Hồi giáo sẽ “chiếm cứ” được Tây Âu mà không cần vũ khí, và văn minh Tây Âu bản địa sẽ tàn lụi<4> Khi điều đó xảy ra, đây sẽ là ví dụ minh họa rõ ràng cho việc cả một đất nước, một nền văn hóa dù thịnh vượng về kinh tế song lại dần bị suy thoái và tàn lụi, chỉ bởi truyền thống hôn nhân 1 nam – 1 nữ bị xã hội đó phá bỏ và coi thường.

Nhà nhân chủng học Stanley Kurtz giải thích về việc tại sao hôn nhân phải nên được giới hạn giữa 1 vợ – 1 chồng, trong khi các biến dị khác của hôn nhân (hôn nhân đa thê, hôn nhân đồng tính) thì không: Chấp nhận hôn nhân đồng tính đã làm suy yếu thể chế hôn nhân và dẫn đến tình hình hiện nay tại Bắc Âu: hôn nhân truyền thống hiếm hoi hơn, sinh con ngoài giá thú phổ biến hơn, và tan vỡ gia đình tăng vọt. Trong bối cảnh nước Mỹ, điều này sẽ là một thảm họa. Việc chấp nhận hôn nhân đồng tính và sự xói mòn của hôn nhân truyền thống luôn song hành ở các quốc gia, truyền thống hôn nhân là tàn lụi nhất ở bất cứ nơi nào hôn nhân đồng tính là hợp phápHôn nhân đồng tính không thể đem lại cho trẻ em cả cha lẫn mẹ. Nếu hôn nhân không phải là vì trẻ em, vậy thứ gì là vì trẻ em? Trái ngược với những gì các nhà hoạt động đồng tính hô hào, nhà nước không xác nhận quyền kết hôn chỉ vì mọi người có tình cảm với nhau. Nhà nước công nhận hôn nhân chủ yếu là vì lợi ích của hôn nhân cho trẻ em và xã hội (nếu không, chúng ta sẽ phải công nhận cả hôn nhân cận huyết hoặc chế độ đa thê). Xã hội không nhận được lợi ích gì từ hôn nhân đồng tính. Tương lai của trẻ em và một xã hội văn minh phụ thuộc vào hôn nhân bền vững giữa nam và nữ. Đó là lý do tại sao, bất kể những gì bạn nghĩ về đồng tính luyến ái, hai loại quan hệ không bao giờ nên được coi là tương đương về pháp lý.<5>

Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ quan Hôn Nhân Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng thể chế hôn nhân suy yếu bởi phong trào đòi công nhận hôn nhân đồng tính sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội: “Khi bạn đã cắt lìa định chế hôn nhân khỏi gốc rễ sinh học của nó (1 nam – 1 nữ), thì chẳng còn gì để chặn đứng việc tái định nghĩa nó cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm quyền lợi khác nhau. Các hậu quả này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia đã hợp pháp hôn nhân đồng tính. Tại Brazil và Hà Lan, các quan hệ tay ba (một chồng hai vợ) gần đây đã được hợp thức hóa. Ở Canada, một người đàn ông đa thê đã phát động chiến dịch đòi luật pháp thừa nhận chế độ quần hôn. Ngay ở Mỹ, bang California cũng đã thông qua một dự luật để hợp pháp hóa các gia đình gồm tới ba hay bốn cha mẹ. Sinh sản và nuôi dạy trẻ em là lý do chính khiến hôn nhân phải được giới hạn giữa hai người khác giới tính. Khi tình yêu tính dục thay thế cho trẻ em làm mục đích chính của hôn nhân, thì các giới hạn hôn nhân đâu còn nghĩa lý gì với thế hệ tương lai của loài người nữa.<6>

Nhà nghiên cứu Ryan Normandin của Đại học RMIT cho rằng<7>:

Trên thực tế, có những lý do chính đáng tại sao hôn nhân đồng tính không nên được hợp pháp hóa.Sự phản đối hôn nhân đồng tính mang một ý nghĩa tiêu cực vì những người ủng hộ đã đóng khung thành công vấn đề này thành một trong những “quyền bình đẳng”. Theo logic này, nếu bạn phản đối hôn nhân đồng tính, bạn đang phản đối quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng có phải tất cả mọi người đều có quyền kết hôn với bất cứ ai mà họ muốn? Không; tiểu bang có luật điều chỉnh kết hôn, cấm anh em họ gần kết hôn, anh chị em ruột kết hôn, cha mẹ kết hôn với con cái, người kết hôn với động vật… và nhiều dạng cấm khác.Tại sao chính phủ khuyến khích một số loại hôn nhân trong khi cấm loại hôn nhân khác? Lý do là nam và nữ, khi lập gia đình, có nhiều khả năng sinh sản và nuôi dạy trẻ em, do đó đảm bảo sự duy trì xã hội. Các loại hôn nhân bị cấm vì lý do tương tự: con cháu của các gia đình này có nhiều khả năng bị còi cọc, do đó không thể tiếp tục sự phát triển của xã hội, hoặc khiến xã hội bị suy thoái.Rõ ràng là, ở thời điểm này, hôn nhân đồng tính rơi vào trường hợp này. Cặp đôi đồng tính không thể sinh sản, có nghĩa là không có lợi ích xã hội để công nhận hôn nhân của họ. Điều này có liên quan đến các cuộc tranh luận xung quanh hôn nhân đồng tính bởi vì, trong các cặp đồng tính, trẻ em chắc chắn sẽ lớn lên mà không có người làm cha hoặc làm mẹ, do đó làm tăng nguy cơ của các tác động không may với trẻ emHôn nhân đồng tính không phải là một vấn đề quyền công dân; vấn đề chính là có tồn tại lợi ích xã hội đủ để Chính phủ khuyến khích hôn nhân đồng tính hay không? Khi mà các cặp vợ chồng đồng tính không thể sinh sản và, trên thực tế, có tiềm năng gây nguy hiểm cao hơn cho trẻ em, chính phủ cần duy trì lập trường rằng hôn nhân chỉ diễn ra giữa 2 người khác giới.

Xem thêm: Break Out Là Gì ? Dấu Hiệu Của Breakout Thành Công Và Thất Bại

Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã đề ra bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính<8>. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, vốn đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu<9> 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm. Bên cạnh đó, từ năm 2015, quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính<10>. Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải: chính sách cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái, bảo tồn truyền thống hôn nhân 1 nam – 1 nữ chính là để bảo vệ tương lai của nước Nga, tránh nạn lão hóa dân số mà Tây Âu đang phải gánh chịu: “Người châu Âu đang thoái hóa dần (do lão hóa dân số)… và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em”, “chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi”

Nhà nghiên cứu Alexander Lapin giải thích tại sao lại cần phải ngăn chặn hôn nhân đồng tính để bảo vệ nòi giống và tương lai của đất nước<11>: Mục đích của những người ủng hộ hành vi tình dục đồng tính và hôn nhân đồng tính – đó là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia…Điều gì là tốt và những gì là xấu? Gia đình là gì? Quê hương là gì? Trẻ em nên nhận được một thông điệp rõ ràng về gia đình thông qua các phương tiện truyền thông, rằng mục tiêu cuộc sống của các em – là xây dựng một gia đình, phục vụ cộng đồng, sinh sản ra thế hệ tương lai cho Tổ quốc. Do đó, việc thúc đẩy đồng tính luyến ái, cũng như bất kỳ hình thức khác của sự vô đạo đức về tình dục là không tương thích với sự phục hưng của nước Nga. Điều này là trái với bản chất của đạo đức và tinh thần yêu nước truyền thống.Nước Nga đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, mà cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các quốc gia. Đó không chỉ là tham nhũng và một nền kinh tế kém hiệu quả. Đó còn là già hóa dân số, suy thoái tinh thần và đạo đức, cũng như sự hỗn loạn về lý tưởng cống hiến. Vì vậy, để xây dựng một nhà nước mạnh, có sức cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải có, trước hết, các định hướng đạo đức cho xã hội và gia đình… Các vấn đề an ninh thông tin của nhà nước phải được hướng dẫn bởi một mục tiêu chung – bảo vệ trẻ em và tổ chức của gia đình truyền thống như các giá trị tối caoViệc bảo vệ quyền lợi của các nhóm LGBT ở Nga có sự tiếp sức từ bàn tay của các nhà tài trợ phương Tây. Không phải ngẫu nhiên khi Hillary Clinton cho biết rằng Mỹ sẽ “bảo vệ quyền lợi người đồng tính trên toàn thế giới”. Nước Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung rất thích chiêu bài “bảo vệ các nhóm thiểu số” (tôn giáo, dân tộc, chính trị và xu hướng tình dục), qua đó Mỹ ngầm làm giảm đi bản sắc của các dân tộc, chế giễu lịch sử và văn hóa của họ. Và đồng tính luyến ái – được tuyên truyền phương Tây coi là “nét đẹp văn hóa”, thay vì sự lệch lạc. Tất cả vì một mục tiêu – làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia.

Rate this post
Tham khảo ngay  Tại Sao Đeo Lens Có Bị Gì Không ? Khóc Khi Đeo Lens Có Sao Không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button