Là Gì? Công Thức Tính Roa Tính Như Thế Nào Roa, Roe Là Gì

Khi bắt tay vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào, chúng ta cũng cần cân nhắc đến vấn đề lợi nhuận hoặc khả năng sinh lời của sản phẩm dịch vụ đó như thế nào. Một trong những chỉ số phân tích quan trọng đó là Chỉ Số ROA.

Đang xem: Roa tính như thế nào

Chỉ Số ROA sử dụng như thế nào trong việc đánh giá doanh nghiệp ? Cách tính như thế nào? Ý nghĩa của nó ra sao? chỉ số này bao nhiêu gọi là tốt?…Bài viết sau đây sẽ giải thích cho chúng ta hiểu rõ những điều trên nhé.

CHỈ SỐ ROA LÀ GÌ ?

ROA là từ viết tắt của Return on Assets nghĩa là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là một chỉ số thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó.

*

Trong các báo cáo tài chính của quý công ty, chỉ cần nhìn vào ROA bạn có thể đánh giá được công ty đó có ăn nên làm ra không hay nói chính xác là doanh nghiệp dùng tài sản để thực hiện kiếm lời có hiệu quả hay không.

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ ROA

*

Giải thích:

Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường.Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.P/s: Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ.ROA đơn vị tính là %.

Ví dụ: Doanh nghiệp X có tổng tài sản bình quân năm 2014 là 100 tỷ VNĐ, lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VNĐ.

ROA= 20 tỷ VNĐ / 100 tỷ VNĐ *100% = 20%

Tức là trung bình với mỗi 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì trong năm 2014 doanh nghiệp X tạo ra 0,2 đồng Lợi nhuận sau thuế.

TÍNH CHỈ SỐ ROA TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chúng ta có thể dễ dàng tính toán chỉ số ROA trên Báo Cáo Tài Chính ( BCTC ) của doanh nghiệp, được công bố thông tin rộng rãi định kỳ hàng quý và hàng năm.

Ví dụ: ta có thể tính chỉ số ROA của Tổng Công Ty Cổ Phần Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh năm 2017 .

Bước 1 : Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

*

Trên báo cáo hoạt động kinh doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế của TCT Năm 2017 là 75 tỷ.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân.

*

Chỉ tiêu Lợi Nhuận Sau Thuế phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2017.

Do đó, nếu chỉ lấy tổng tài sản tại thời điểm 31.12.2017, sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về tài sản của công ty trong cả một năm.

Để tăng tính chính xác, ta sử dụng chỉ tiêu tổng sản sản bình quân:

Tổng tài sản bình quân đầu kỳ = ( Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì ) / 2

Tổng tài sản bình quân đầu kỳ của TCT = (253+253)/2 = 253 tỷ VNĐ

Bước 3: Tính chỉ số ROA

Và cuối cùng việc còn lại của bạn là thay số liệu vào công thức:

ROA (TCT)= 75 tỷ VNĐ / 253 Tỷ VNĐ * 100% =29.56%

Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ROA

*

Trước tiên , chúng ta phải biết tài sản được hình thành từ nguồn nào?

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dưới dạng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay dưới mọi hình thức.

Thước đo ROA hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển đối số vốn tiêu thụ ban đầu thành dòng lợi nhuận. Chỉ số ROA thấp chứng tỏ khả năng dùng vốn ban đầu không hiệu quả và ngược lại.

Vậy nên, chỉ số ROA để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.

Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần thì chỉ số còn có ý nghĩa trong việc dùng để so sánh giữa các công ty cùng ngành hoặc khác ngành nhau.

Ngoài ra, ROA còn phản ánh thông tin những khoản lãi được tạo ra từ số vốn đầu tư hay số tài sản.

Các nhà đầu từ thường nhìn vào đây để biết cổ phiếu có đang ở giá trị thực của nó hay không, có triển vọng hay không.

ROA càng cao thì giá cổ phiếu cũng cao và được thị trường ưa chuộng hơn.

Chỉ số roa để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.

CÓ THỂ LẤY ROA CÓ SẴN Ở ĐÂU?

Để thuận tiện hơn, bạn không cần phải tính tay mà có thể lấy các số liệu sử dụng trực tiếp từ các công ty chứng khoán, các trang báo cung cấp thông tin chứng khoán và doanh nghiệp :

FreeStock

https://freestock.vn/loc-co-phieu/

Vietstock Finance

https://vietstock.vn/

Cafef

https://cafef.vn/

StockBiz

https://www.stockbiz.vn/Default.aspx

*

CHỈ SỐ ROA LÀ BAO NHIÊU THÌ ĐƯỢC XEM LÀ TỐT?

So với ROE thì ROA ít được coi trọng hơn, nhưng cũng là chỉ số quan trọng.

Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế thì một doanh nghiệp có khả năng vững mạnh về tài chính là doanh nghiệp có chỉ số roa lớn hơn 7.5%.

Tuy nhiên, không thể chỉ xét trong 1 năm riêng lẻ mà đánh giá được khả năng tài chính của doanh nghiệp đó.

Các bạn phải xem xét số liệu qua nhiều năm, ít nhất là 3 năm để hiểu mức độ ổn định, từ đó mới có cơ sở đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp nào duy trì được con số ROA >= 10%/năm trong 3 năm liên tục mới là doanh nghiệp tốt, tài chính ổn định.

Những doanh nghiệp như vậy thường được giới chuyên môn và các nhà đầu tư đánh giá cao.

Bên cạnh đó, chỉ số ROA còn thể hiện tính ổn định hoặc biến động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhờ vào việc so sánh qua hằng năm.

Nếu chỉ số ROA liên tục đều đặn thì tình hình kinh doanh ổn định, còn biến đổi thất thường qua mỗi năm thì nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa có tính hiệu quả.

Đối với những công ty sẽ có ROA khác nhau. Các nhà phân tích tài chính cho rằng ROA chỉ dùng để so sánh công ty qua từng năm, các công ty tương đồng với nhau về quy mô, nghành nghề kinh doanh.

Để biết được chỉ số ROA bao nhiêu là tốt, chúng ta có thể xét cụ thể qua từng tiêu chí:

Lĩnh Vực Mà Công Ty Hoạt Động

Các ngành nghề khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Do vậy, các bạn không thể nào quy chụp chung ROA của tất cả ngành nghề lại với nhau để so sánh được.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như thép, xi măng…thường yêu cầu về nguồn tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.

Còn ngược lại, những công ty nằm trong nhóm ngành như dịch vụ, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin, bất động sản…không yêu cầu quá lớn về tài sản cố định để vận hàng thường có chỉ số ROA tương đối cao.

Dưới đây là ROA của 3 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau:

Công ty thép Hòa Phát với chỉ số ROA năm 2019 là 8,42%Công ty FPT với chỉ số ROA năm 2019 là 12,34%Công ty sữa Vinamilk ROA với chỉ số ROA năm 2019 là 25,72%

Như vậy thông qua 3 trường hợp điển hình trên chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch về ROA của từng ngành nghề khác nhau, nên sẽ thật khập khiễng nếu bạn lấy chỉ số roa để so sánh giữa các công ty.

So Sánh ROA Doanh Nghiệp Với ROA Trung Bình Nghành

Mỗi ngành đều có những tiêu chí riêng để đánh giá và đưa ra một mức chỉ số trung bình cho mỗi ngành.

Nhưng nếu công ty đó hoạt động qua từng năm hiệu quả hơn mức trung bình ngành đưa ra thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh cực tốt.

Chỉ Số Trung Bình Nghành Là Gì ?

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu chỉ số trung bình nghành là gì ?

Chỉ số trung bình nghành là những chỉ số tài chính, định giá bình quân của 1 nghành, lĩnh vực và được sử dụng để làm cơ sở so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp trong cùng nghành với nhau.

Chi số trung bình nghành là yếu tố không thể thiếu trọng việc định giá cổ phiếu.

Tuy nhiên thực tế là việc tính toán các chỉ số này là điều không thể dễ dàng.

Mỗi nghành có hàng trăm doanh nghiệp, để tính được các chỉ số trung bình nghành sẽ tốn công sức và mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên bạn có thể tham khảo 1 số nguồn sau để có được thông tin về chỉ số trung bình nghành.

Lấy Dữ Liệu Chỉ Số Trung Bình Nghành Ở Đâu?

Một nguồn dữ liệu khác cực kỳ tốt mà tôi khuyên bạn nên dùng là từ Investing.com.

Hiện tại Investing.com đã cập nhật dữ liệu cho thị trường Việt Nam.

Ví dụ: Các chỉ số của MWG.

Hoặc đơn giản hơn là chúng ta có thể xét dữ liệu từ các trang thông tin chứng khoán, các công ty chứng khoán…..

Xem thêm: Thông Tin Mới Về Sbtc Là Gì ? Giải Mã Chi Tiết Các Nghĩa Về Chữ Viết Tắt Sbtc

Vietstock Finance

https://vietstock.vn/

Cafef

https://cafef.vn/

StockBiz

https://www.stockbiz.vn/Default.aspx

Cổ Phiếu 68

http://www.cophieu68.vn/category_finance.php

Chứng Khoán Tân Việt (TVSI)

http://finance.tvsi.com.vn/data/industry

Chứng khoán Bản Việt

http://ra.vcsc.com.vn/Sector/Index-324

*

Cách So Sánh ROA Doanh Nghiệp Và ROA Trung Bình Nghành

Ví Dụ : Công Ty Cổ Phần Thế Giới Di Động

Trong ngành bán lẻ, thì chỉ số ROA trung bình ngành là 7,4% nhưng Thế Giới Di Động (MWG) có chỉ số ROA đến tận 11.5%, như vậy rõ ràng là MWG hoạt động vô cùng hiệu quả.

Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình nghành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản rất hiệu quả.

Tuy nhiên, so sánh với “anh em” trong ngành không vẫn chưa đủ, mà cần phải so sánh với chính doanh nghiệp trong quá khứ để tránh trường hợp ROA đi xuống mà vẫn cao hơn trung bình ngành.

So Sánh ROA Hiện Tại Với ROA Trong Quá Khứ

Bạn nhìn vào hình ảnh sau đây:

*

Nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy vinamilk đã hoạt động hiệu quả như thế nào qua các năm. Tuy số liệu có biến động nhưng vẫn ở mức cao. Nên việc sử dụng tài sản tương đối hiệu quả.

Tuy nhiên, khi đứng riêng lẻ một mình, ROA không nên được dùng để đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động của một công ty mà phải kết hợp sử dụng với các chỉ số tài chính khác mới có thể thấy rõ hơn bức tranh tài chính của một doanh nghiệp.

CÁCH ÁP DỤNG TRUNG BÌNH NGHÀNH VÀO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

Phần trên, tôi đã giới thiệu cho mọi người về chỉ số trung bình nghành và lấy chỉ số trung bình nghành ở đâu.

Làm thế nào để áp dụng chỉ số trung bình nghành cùng với chỉ số ROA vào để phân tích và định giá cổ phiếu.

Chỉ số trung bình nghành thường được biết đến như sau :

Chỉ số trung bình nghành về định giá : P/E , P/B, EV/EBITDA….Chỉ số trung bình nghành về các chỉ tiêu tài chính : ROA, ROE, hệ số nợ, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận….

Bạn có thể tham khảo bài viết về chỉ số P/E và định giá theo P/E ở link sau:https://phunutiepthi.vn/chi-so-pe/

Lấy lại ví dụ phía trên về phân tích so sánh ROA (MWG) với ROA trung bình nghành bán lẻ

Trong ngành bán lẻ, thì chỉ số ROA trung bình ngành là 7,4% nhưng Thế Giới Di Động (MWG) có chỉ số ROA đến tận 11.5%, như vậy rõ ràng là MWG hoạt động vô cùng hiệu quả.

Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình nghành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản rất hiệu quả.

Ở đây chúng ta có thể thấy thêm rằng cơ cấu tài sản của MWG khá thấp hơn so với nghành về tỷ lệ P/E và P/B.

Như thế, nếu so sánh với trung bình nghành, MWG hiện đang là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhưng đang bị định giá khá “thấp “.

Dựa vào các yếu tố trên chúng ta có thể xem đây là 1 cơ hội đầu tư khá tốt và hãy đánh giá sâu vào doanh nghiệp này.

CÁC LƯU Ý CẦN THIẾT ĐỂ ĐÁNH GIÁ ROA

Khi đọc các Báo Cáo Phân Tích, các công ty chứng khoán hay dùng chỉ số định giá trung bình nghành để ước tính ra 1 giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Nhưng điều này sẽ không chính xác ảnh hưởng đến kết quả đầu tư sai lệch của chính bạn.

Chúng ta chỉ nên sử dụng chỉ số định giá trung bình nghành như P/E , P/B …. làm thước đo để xem liệu doanh nghiệp có đang bị định giá cao hay thấo so với trung bình nghành thôi.

Mặc dù về lí thuyết, các chỉ số trung bình nghành được tính toán dựa trên danh sách các doanh nghiệp trong cùng 1 nghành, 1 lĩnh vực nhưng sẽ có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kết quả chính xác tuyệt đối của chỉ số nghành.

Số lượng doanh nghiệp mang đi tính toán không đủ phản ánh cho toàn bộ nghành hay lĩnh vực đó.Những doanh nghiệp được mang đi tính toán có thể dang bị định giá quá cao hay qúa thấp.Trong rổ tính toán có những cổ phiếu cùng nghành ở những thị trường khác nhau đang bị ” bong bóng”.

Vì những lí do trên nếu xác định giá trị của cổ phiếu mà chỉ nên dựa vào chỉ số trung bình nghành sẽ dẫn đến bạn có cái nhìn sai lệch vào giá trị của cổ phiếu đó và đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư không chính xác.

MỐI QUAN HỆ GIỮA ROA VÀ ROE

*

Đây là một cặp chỉ số tuyệt vời để bổ sung cho nhau.

Công thức tính chỉ số ROE:

Qua công thức trên ta thấy rằng ROE không đề cập tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Lưu ý : Vấn đề lưu ý chung khi tính toán ROA và ROE là Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỷ ( xem trong Bảng Báo Cáo Tài Chính của Công ty ).

Không phải là con số mà chúng ta sử dụng vì nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ.

Vì thế chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bình quân và Vốn chủ sở hữu bình quân khi tính toán cho ROE và ROA.

Có nhiều thường hợp ROE tăng cao chủ yếu lại đến từ việc doanh nghiệp tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, thay vì nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong khi đó, chỉ tiêu tài sản trong ROA bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề này.

Ví dụ: So sánh ROA và ROE của 2 công ty công nghệ FPT và MWG vào năm 2019 như sau:

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy so với MWG thì FPT hoạt động tương đối hiệu quả hơn một chút.

Đồng thời ROA và ROE còn được sử dụng để đánh giá về hệ số đòn bẩy tài chính của công ty.

Hệ số đòn bẫy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa phần vốn được hình thành từ nợ vay và vốn chủ sở hữu.

Ví Dụ Về ROA Của Một Số Doanh Nghiệp

Một doanh nghiệp A có tổng tài sản là 5000.000usd và có thu nhập ròng là 1800.000usd thì ROA của doanh nghiệp là 36%

Cũng như vậy, một công ty B khác có thu nhập ròng tương tự với 1800.000usd nhưng tổng tài sản thì lại đến 10.000.000 usd thì ROA của doanh nghiệp B là 18%.

Nếu so sánh về chỉ số ROA thì rõ ràng là công ty A kinh doanh hiệu quả hơn so với B.

Chúng ta có thể phân tích giá trị của ROA qua một công ty cụ thể đó là công ty cổ phần FPT. ROA qua các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 12,87%, 11,81% 12,34%.

Đây được xem là chỉ số ROA ổn định khiến các nhà đầu tư cảm thấy an tâm và tin tưởng khi mua cổ phần, cổ phiếu, chứng quyền.

Đây cũng chính là lý do cổ phiếu của FPT ổn định qua nhiều năm và có xu hướng tăng mạnh qua mỗi năm.

Ứng Dụng ROA Khi Mua Bán Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư có trình độ, kiến thức tham gia vào.

Trước khi bắt đầu, các nhà đầu tư thường tìm hiểu rất kỹ về công ty, doanh nghiệp mà họ định xuống tiền. Bên cạnh những kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời, sản phẩm dịch vụ cung cấp, ban lãnh đạo ra sao thì việc quan tâm đến các chỉ số tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính là một điều tuyệt đối không thể bỏ qua.

Tất nhiên, chỉ số ROA vẫn thường được nhắc đến như một phần tác động vào quyết định của các nhà đầu tư.

Ví dụ: Về chỉ số ROA của cổ phiếu Vinamilk – cổ phiếu tăng trưởng và giá trị hàng đầu tại Việt Nam

Theo bảng báo cáo tài chính hằng năm của Vinamilk, 3 năm trở lại đây ROA của công ty luôn rơi vào mức sau:

Năm 2017 chỉ số ROA là 32.10%.Năm 2018 chỉ số ROA là 28,34%.Năm 2019 chỉ số ROA là 25,72%.

Nhìn sơ lược qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số ROA của tập đoàn Vinamilk luôn rơi vào mức cao ngất ngưỡng dù có giảm đôi chút do một số kế hoạch đầu tư đã làm pha loãng nguồn vốn.

Tuy nhiên, với chỉ số ROA này Vinamilk vẫn xứng đáng là cổ phiếu tiên phong bền vững qua năm tháng kể từ lúc IPO trên sàn và phát triển cho đến bây giờ, xứng đáng là cổ phiếu đầu tàu, cổ phiếu trụ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Qua chỉ số ROA còn có thể chứng minh được việc sử dụng nguồn vốn của cổ đông rất hiệu quả, khiến các nhà đầu tư an tâm, tin tưởng và đầu tư lâu dài.

Tóm lại, bài viết trên đây khái quát cho bạn hiểu nhiều hơn về chỉ số ROA. Để từ đó bạn trang bị cho mình thêm một chút kiến thức về hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ trong đầu tư hoặc tự kinh doanh, giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có.

Lưu ý: Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo. Chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm với những chia sẻ này.

Quà tặng đặc biệt cho bạn

Trọn bộ 24 quyển sách chứng khoán kinh điển nhất mọi thời đại.

Xem thêm: Những Tác Dụng Của Bã Trà Có Tác Dụng Gì, 5 Tác Dụng Bất Ngờ Của Bã Trà Xanh

*

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy bình luận phía dưới và Hoàng sẽ trả lời. Bạn thấy bài viết hữu ích chỉ cần bình luận “Thanks” để tôi có thêm động lực viết tiếp.

Rate this post
Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Chuyển Tiền Qua Ipay Vietinbank Ipay, Vietinbank Ipay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button