Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì ? Đặc Điểm, Mục Đích Hoạt Động Và Các Thông Tin

Share: facebook-f icon

linkedin-in icon twitter icon pinterest-p icon envelope icon
Bài viết giúp bạn hiểu khái niệm sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK), nắm bắt thông tin về các sàn giao dịch lớn ở Việt Nam để đầu tư an toàn và hiệu quả.

Đang xem: Sàn giao dịch chứng khoán là gì

*

Khi mới tìm hiểu về đầu tư, bạn sẽ nghe đến khái niệm sàn giao dịch chứng khoán. Vậy sàn giao dịch là gì, có chức năng ra sao? Ở Việt Nam có những SGDCK lớn và uy tín nào?

Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

SGDCK là nền tảng để mua, bán và trao đổi các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Đây là nền tảng để các công ty/ tổ chức bán các sản phẩm tài chính và để các nhà đầu tư mua, bán và trao đổi các sản phẩm đó với nhau theo đúng quy định của pháp luật.

SGDCK cũng là nơi cung cấp các dịch vụ phát hành, thu hồi chứng khoán. Đồng thời, đây còn là trung gian để tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ nợ hoặc vốn cho nhà đầu tư như chi trả cổ tức và lợi tức.

Khi một công ty được “niêm yết” trên một sàn giao dịch chứng khoán, điều đó có nghĩa là chứng khoán của công ty đó được phép phát hành để mua, bán trên sàn. Để được niêm yết trên sàn, các công ty sẽ cần đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, số lượng cổ đông, phương án phát hành, giá cổ phiếu…

*

SGDCK hoạt động như thế nào?

Để hiểu cách hoạt động của một SGDCK, bạn cần hiểu khái niệm về thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp:

Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán chào bán công khai lần đầu hay còn gọi là IPO (Initial Public Offering). Việc này liên quan đến một công ty bán cổ phần hoặc các phần của chính công ty cho các nhà đầu tư để huy động vốn. Một trong những điều quan trọng nhất cần lưu ý là trong thị trường sơ cấp, chứng khoán được mua trực tiếp từ nhà phát hành. Tiền bán chứng khoán trên thị trường này sẽ thuộc về nhà phát hành.Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường để nhà đầu tư giao dịch (công ty không tham gia) các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là nơi xuất hiện của các sàn giao dịch chứng khoán. Phần lớn các giao dịch chứng khoán diễn ra trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư. Tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán.

Trên thị trường sơ cấp, quá trình IPO cho phép các công ty tư nhân huy động lượng vốn lớn từ nhà đầu tư. Giao dịch tiếp theo trên thị trường thứ cấp thông báo giá trị hiện tại của chứng khoán thông qua cung và cầu của những người giao dịch trên thị trường.

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp, và ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi.

Giá chứng khoán được xác định như thế nào?

Nói một cách dễ hiểu, giá chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán được điều chỉnh bởi cung và cầu của những người giao dịch. Tại bất kỳ thời điểm nào, có một mức giá tối đa mà người mua sẵn sàng trả cho một cổ phiếu nhất định, và một mức giá tối thiểu mà người bán sẵn sàng bán cổ phiếu đó. Các nhà giao dịch đặt giá mua chứng khoán dựa trên mức độ tin tưởng vào sự thành công của chứng khoán đó hoặc mức độ họ muốn có cổ phần trong công ty đó.

Có thể nói, giá cổ phiếu được định đoạt trên sàn như trong một cuộc đấu giá, những người muốn mua vào sẽ đấu thầu các chứng khoán mà những nhà đầu tư khác muốn bán. Thông thường, người mua cố gắng mua ở mức giá thấp nhất có thể để sau này có thể bán kiếm lời ở mức giá cao. Trong khi, người bán sẽ muốn bán ở một mức giá hợp lý sau khi đã qua quá trình thẩm định.

Nếu có nhiều nhu cầu về một cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ muốn mua nhiều cổ phiếu hơn so với số lượng người bán muốn bán, khi đó giá sẽ tăng cao hơn. Ngược lại, nếu nhiều nhà đầu tư bán cổ phiếu hơn người mua, giá thị trường sẽ giảm.

Làm thế nào để thị trường luôn có người mua và người bán?

Để thị trường có tính thanh khoản, tức luôn có người mua và người bán các loại chứng khoán, có những tổ chức trung gian gọi là nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường là doanh nghiệp/tổ chức mua bán một loại chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán, qua đó tạo ra thị trường cho loại chứng khoán đó.

*

Hiểu một cách nôm na, nhà tạo lập thị trường đóng vai trò như một nhà môi giới cung cấp các giải pháp mua và bán cho các nhà đầu tư. Để thực hiện điều này, các nhà tạo lập thị trường mua và nắm giữ chứng khoán và liên tục liệt kê các báo giá mua và bán. Vai trò cốt yếu của nhà tạo lập thị trường là tạo thanh khoản cho các chứng khoán có thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch. Sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường góp phần duy trì tính thanh khoản của một loại chứng khoán, tăng khả năng thực hiện giao dịch của chứng khoán. Từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với loại chứng khoán đó để thu hút vốn cho nhà phát hành.

Nhà tạo lập thị trường tìm kiếm lợi nhuận từ cơ hội hưởng chênh lệch giá mua và bán thông qua hoạt động tạo lập thị trường.

Chức năng của sàn giao dịch chứng khoán

Chứng khoán là một trong những ngành được quản lý rất chặt chẽ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát quy định và bảo vệ nhà đầu tư thông qua hoạt động trên các SGDCK. Nếu không tham gia giao dịch trên các sàn giao dịch uy tín, nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều rủi ro vì không được bảo vệ theo pháp lý.

Xem thêm: Vì Sao Ông Phạm Nhật Vũ Có Phải Em Phạm Nhật Vượng, Sự Nghiệp Của Em Trai Phạm Nhật Vượng

Các sàn giao dịch phục vụ cho cả nhà đầu tư và các công ty/ tổ chức niêm yết với những chức năng chủ chốt sau:

Định giá chứng khoán minh bạch

SGDCK đóng vai trò quan trọng trong việc định giá chứng khoán công bằng và minh bạch, đồng thời kết nối người mua và người bán một cách hiệu quả.

Sàn giao dịch phải đảm bảo người mua và người bán được quyền truy cập, cập nhật các lệnh giao dịch mua, bán với mức định giá chính xác để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

Tạo tính thanh khoản

Các sàn giao dịch chứng khoán giúp các công ty mới huy động vốn, đồng thời cung cấp quyền giao dịch mua, bán, trao đổi chứng khoán cho các nhà đầu tư. Sàn giao dịch thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường, cho phép trao đổi chứng khoán nhanh chóng mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá của chứng khoán.

Giúp giao dịch an toàn

Bên cạnh việc giúp người mua và người bán có nền tảng để gặp nhau và giao dịch, chức năng quan trọng của SGCDK là giúp người mua và người bán giao dịch an toàn. Sàn giao dịch thực hiện chức năng này bằng cách đảm bảo người tham gia phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết và tuân thủ các quy định theo chỉ dẫn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tạo cơ hội và bảo vệ nhà đầu tư

Sàn giao dịch chứng khoán mang đến cơ hội đầu tư cho tất cả mọi người. Dù là nhà đầu tư lâu năm với số vốn lớn, hay là người mới tham gia với ít vốn, bạn đều có thể tìm được chứng khoán phù hợp với nhu cầu và chiến lược của mình.

Đồng thời, sàn giao dịch còn bảo vệ nhà đầu tư như phân loại cổ phiếu theo mức độ rủi ro một cách thích hợp cho những người mới đầu tư. Việc này giúp nâng cao mức độ uy tín của sàn với người đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư ít kinh nghiệm khỏi thua lỗ nghiêm trọng.

Các SGDCK ở Việt Nam

Để giao dịch an toàn, bạn cần chọn các sàn giao dịch chứng khoán uy tín. Dưới đây là những SGDCK lớn và uy tín hàng đầu của Việt Nam:

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hay thường gọi là sàn HOSE. tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thành lập vào tháng 07/2000. Sàn HOSE trực thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết tại Việt Nam. Sàn HOSE được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

*

Tìm hiểu thêm chi tiết về Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại đây.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

*

Hiện có gần 350 mã chứng khoán đang được niêm yết trên HNX. Ngoài cổ phiếu, sàn HNX còn có những sản phẩm khác như chứng chỉ quỹ ETF, trái phiếu, chứng khoán phái sinh…

Sàn giao dịch Upcom

*

Sàn chứng khoán Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom ra đời vào năm 2009, được tổ chức và vận hành dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Sàn Upcom được coi như một trung gian thử nghiệm cho các cổ phiếu chưa được niêm yết trên hai sàn lớn HOSE và HNX. Vì vậy, thủ tục đăng ký niêm yết trên sàn Upcom sẽ không quá khắt khe như hai sàn HOSE và HNX. Tuy nhiên, mọi giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom vẫn đảm bảo an toàn vì chịu sự quản lý của Nhà nước và được pháp luật bảo vệ.

Tóm lại…

Như vậy, có thể thấy giao dịch thông qua các sàn giao dịch chứng khoán uy tín, bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi và hạn chế được những rủi ro.

Xem thêm: ” Pussy Là Gì – Pussy Có Nghĩa Là Gì

Để có trải nghiệm đầu tư cổ phiếu dễ dàng và thuận tiện nhất, tải ngay app phunutiepthi.vn – Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.

Rate this post
Tham khảo ngay  Nêu Ví Dụ Về Đòn Bẩy Và Ròng Rọc, Ví Dụ Về Đòn Bẩy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button