Cảm Tính Thị Trường (Market Sentiment Là Gì, Sentiment Là Gì

Bạn cảm thấy thế nào về thị trường tài chính – bạn nghĩ rằng chúng sẽ tăng hay giảm trong tương lai? Nếu trả lời được câu hỏi đó, thì bạn đã hiểu mức độ cảm xúc của bạn đối với thị trường tài chính là như thế nào, cho dù bạn giao dịch cổ phiếu, ngoại hối hay bất cứ sản phẩm nào khác.

Đang xem: Sentiment là gì

Thị trường tài chính được thúc đẩy bởi cảm xúc và đây là một trong những lý do chính khiến các nhà đầu tư có thể tìm thấy cơ hội giao dịch. Lấy cổ phiếu làm ví dụ, một trong những lý do chính khiến giá cổ phiếu không nhất thiết phải khớp với giá trị sổ sách của công ty là vì những gì nhà đầu tư đã kỳ vọng đã vượt quá các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp và giá cả.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc đối với thị trường, nhưng bạn cũng cần phải kết hợp các hình thức khác như phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản mới có thể quan sát một cách rõ nét về bức tranh thị trường.

Xem thêm: Cách Lưu Trữ Bitcoin Là Gì? Top 4 Loại Ví Lưu Trữ Btc Uy Tín Và Tốt Nhất 2021

Hiểu tâm lý thị trường là một chuyện, nhưng giao dịch được hay không lại là chuyện khác. Vì thị trường luôn có những suy nghĩ khác hoàn toàn với cái bạn muốn, cái bạn kỳ vọng. Vậy làm sao để bạn theo dõi tâm lý thị trường và làm thế nào để bạn giao dịch nó?

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Đầu Tư Firstcoin Toàn Tập Dành Cho Người Mới, Hướng Dẫn Rút Lãi Firstcoin

*
*

Chỉ số biến động (Volatility Index-VIX): Còn được gọi là chỉ số sợ hãi, VIX theo dõi giá quyền chọn và đo lường biến động. Được sử dụng như một cách để nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước mọi sự điều chỉnh về giá giống như là một chính sách bảo hiểm vậy. Đồng nghĩa VIX càng cao cho thấy xu hướng hiện tại càng dễ đảo chiều. Nếu chỉ số VIX thấp cho thấy tâm lý thị trường đang ổn định và xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục.

Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio): Một trong những cách dễ nhất để tìm hiểu xem thị trường đang trong tâm trạng phấn chấn hay hoang mang chính là Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio). Nhờ dựa trên việc so sánh có bao nhiêu cổ phiếu đang hướng tới mức cao nhất trong 52 tuần trước so với số cổ phiếu tạo ra mức thấp trong 52 tuần. Nếu hướng trung bình của thị trường hiển thị mức thấp thì những con gấu đang kiểm soát – thị trường giảm và khi thị trường ở các mức cao hơn thì những con bò đang kiểm soát – thị trường tăng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đào Eth Bằng Cpu, Đào Eth Bằng Cpu

Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index): một chỉ số giúp bạn tìm hiểu mức tăng của thị trường. Chỉ số sử dụng tín hiệu điểm và tín hiệu mua, liệt kê số lượng cổ phiếu đã tạo ra tín hiệu mua trong một chỉ số nhất định. Dựa theo đồ thị Point and Figure Chart (P&F), các cổ phiếu mang tín hiệu mua hoặc bán một cách rõ ràng với thang điểm dưới dạng phần trăm từ 0% đến 100%. Các nhà đầu tư áp dụng ngưỡng riêng của họ vào chỉ số này để xác định xem diễn biến thị trường, nhưng nhìn chung nếu chỉ số từ 70% đến 80% tín hiệu mua thì các nhà đầu tư coi thị trường đã mức quá mua và sẵn sàng cho các lệnh Sell trong thời gian tới. Nếu thị trường nằm dưới mức 30% hoặc 20% sẽ cho thấy thị trường đang ở mức quá bán và có khả năng sẽ tăng lại trong thời gian tới.

Tham khảo ngay  Cách Xác Định Ngưỡng Hỗ Trợ Và Kháng Cự, Bài 1: Hỗ Trợ Và Kháng Cự Là Gì

Như vậy, có rất nhiều cách để đo lường tâm lý thị trường, giúp trader suy đoán và đi trước thị trường 1 bước, trước khi các biến cố lớn xảy ra. Đừng bao giờ đánh giá thấp tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư nên cố gắng tiếp nhận càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy lắng nghe cả phe bò và phe gấu, xâu chuỗi lại nhằm tạo ra 1 bức tranh hoàn chỉnh về tâm lý thị trường để tạo hiệu quả cao trong giao dịch. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button