Thực Hiện Siêu Âm Thai 32 Tuần Để Làm Gì ? Siêu Âm Thai Tuần 32

Khám thai tuần 22-23 là thời điểm bác sĩ kiểm tra kỹ về hình thái thai nhi cũng như các nguy cơ về dị tật có thể mắc phải thì khám thai tuần 32 là thời điểm tốt nhất để kiểm tra sự phát triển toàn diện của bé về cả cân nặng, trí não cũng như sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới. Chính vì thế, trong quá trình khám và siêu âm thai 32 tuần mẹ bầu cần lưu ý những điều sau.

Đang xem: Siêu âm thai 32 tuần để làm gì

1. Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Lúc này cơ thể trẻ đã phát triển gần như đầy đủ và hoàn thiện (trừ phổi sẽ trưởng thành tầm 34 tuần) như lúc chào đời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng đang hoàn thiện. Tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với vòng đầu.

Cân nặng chuẩn khi 32 tuần là 1,8 kg, chiều dài đo từ đỉnh đầu tới gót khoảng 41 cm. Lúc này, với không gian chật hơn, bé không còn “quậy” mạnh như trước, nhưng mẹ sẽ vẫn cảm nhận được những chuyển động của cơ thể trẻ.

Thai nhi lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.

2. Tại sao bạn không nên bỏ qua mốc siêu âm thai 32 tuần?

32 tuần là mốc khám thai quan trọng, mẹ sẽ được khám đầy đủ các bước sau:

– Khám thai: Mẹ sẽ được đo huyết áp, cân nặng, nhịp tim, kiểm tra dấu hiệu phù, cao tử cung,… để đánh giá về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần thai hiện tại.

Tham khảo ngay  Lá Thuốc Dòi Trị Bệnh Gì ? Mua Cây Thuốc Dòi Ở Đâu? Cây Lá Thuốc Dòi

– Siêu âm hình thái thai: Ở mốc tuần này, mẹ có thể siêu âm 5D bởi lúc này thai nhi đã rõ nét và mẹ có thể dễ dàng quan sát được các cử động của con. Đặc biệt, siêu âm 5D còn giúp bác sĩ đánh giá được các bất thường muộn của thai nhi nếu có, tiên lượng cuộc sinh, ngôi thai, rau, ối…

– Tổng phân tích nước tiểu: Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường như: nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu cách phòng tránh, điều trị vào thời gian cuối của thai kỳ.

3. Những thay đổi trong cơ thể của mẹ ở tuần 32

Cơ thể của trẻ chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ, khiến bụng mẹ lớn lên, việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở nên khó khăn hơn.

Lúc này, mẹ bầu có tướng đi lắc lư, lạch bạch, khó lựa chọn tư thế ngồi – ngủ thoải mái. Mẹ cũng thường cảm thấy tê các ngón tay, cổ tay, bàn tay, chân hay nhiều vị trí khác trên cơ thể. Núm vú to hơn, sẫm màu hơn.

Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị o ép, gây ra cảm giác khó thở.

Thời điểm này, mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sỹ để được kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.

Xem thêm: Mã Token Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Khi Sử Dụng Token Phân Biệt Các Loại Token Hiện Nay

Do nhu cầu thai nhi tăng lên để phát triển, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.

Tham khảo ngay  Đừng Nhầm " Any Là Gì Trên Facebook, Any Là Gì Trên Facebook, Tiếng Anh

4. Dinh dưỡng cho thai nhi 32 tuần

Ngoài kiến thức mẹ cần biết về sự phát triển, những thay đổi của mẹ và bé ở tuần thai nhi 32, dinh dưỡng cũng là vấn đề mẹ cần quan tâm để đảm bảo cung cấp các chất cần thiết cho trẻ phát triển và giúp mẹ bảo vệ sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho lần vượt cạn thành công.

Thời điểm này, cơ thể mẹ bầu đang có xu hướng tăng cân nhanh, trong khi cơ thể thai nhi cũng đang phát triển rất mạnh. Vì thế mà chế độ dinh dưỡng và thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này.

Dưới đây là những loại thực phẩm cũng như những thành phần dinh dưỡng mà mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này.

*

Đạm là một trong 3 thành phần dinh dưỡng cần thiết nhất giúp bé tăng nhanh tới 200g mỗi tuần. Mẹ có thể bổ sung đạm cho cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm như cá, trứng, bơ, sữa, đậu, quả hạch,… Khi thai nhi 32 tuần, lượng đạm mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 75 – 100g.Chất béo: Mẹ cũng cần bổ sung các loại axit béo tốt như Omega 3 trong các loại cá hồi, cá thu để não bộ của bé phát triển nhanh và thông minh hơn.Chất xơ: Để phòng ngừa việc bị táo bón, mẹ bầu trong những tuần giai đoạn cuối thai kỳ này cần cung cấp đủ chất xơ từ các loại rau, củ cho cơ thể. Chất xơ có nhiều trong gạo lứt, bông cải xanh, các loại đậu, bánh mì, ngô, cần tây,…Vitamin C: Vitamin C là chất dinh dưỡng không thể thiếu mà mẹ bầu cần trong chế độ dinh dưỡng tuần 32. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 75mg Vitamin C trong các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi quýt,…Uống nhiều nước (2 – 3l / ngày). Uống nhiều vào ban ngày, hạn chế vào ban đêm để tránh ảnh hưởng giấc ngủ.

5. Một số điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi 32 tuần tuổi

Thời điểm này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ. Do đó thời điểm này mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non:

Tham khảo ngay  Lễ Hội Ma Halloween Là Ngày Lễ Gì ? Bí Ẩn Ít Ai Biết Về Nguồn Gốc Halloween

Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn.Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu; ra dịch lỏng âm đạo, đó có thể là nước ối.

Đặc biệt, nếu mẹ cảm nhận có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1h, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30 – 45 giây thì hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là có kèm theo chảy máu âm đạo và/hoặc đau bụng khả năng rất cao bé bị sinh non.

Thai đạp nhiều hay đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2h.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy hay đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất,… thì đó cũng là những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.

Xem thêm: Mang Thai Tháng Thứ 5 Bà Bầu Nên Ăn Gì ? Mang Thai Tháng Thứ 5: Nên Và Không Nên Ăn Gì

Tuần 32 trở đi là giai đoạn vô cùng quan trọng và nhạy cảm của thai kỳ. Nếu mẹ không được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trẻ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm như: sinh non, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp… Do vậy, ở giai đoạn này, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện. Đồng thời mẹ cũng không quên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng đón con yêu chào đời.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button