Sừng Tê Giác: Thực Hư Tác Dụng “Tiên Dược” Của Sừng Tê Giác Trong Đông Y

Sừng Tê giác từ thời xa xưa là vật cống phẩm thượng hạng cho vua chúa triều đình. Đến ngày nay, người ta đồn thổi đây là vị thuốc quý hiếm trị bách bệnh. Do đó, con người đổ xô đi săn bắn và buôn bán sừng Tê giác với giá lên đến hàng tỷ đồng. Việc này khiến cho loài động vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng. Vậy đây liệu có thật sự là “tiên dược”? Nó có thể trị được bách bệnh hay không? Chúng ta hãy cùng phân tích thực hư qua bài viết này nhé

Tê giác là gì?

Có các tên gọi khác như Tê giác một sừng, Tê ngưu giác…

Là động vật hoang dã. Có nhiều loài khác nhau trên thế giới.

Đang xem: Thực hư tác dụng “tiên dược” của sừng tê giác trong đông y

Tên khoa học là Rhinoceros unicornis L.Rhinoceros sondaicus Desmarest. Thuộc họ Tê giác Rhinocerotidae.

Sừng Tê giác có tên khoa học là Cornu Rhinoceri.

Xem thêm: Bói Ngày Sinh Cho Ngày 27 Tháng 10, Bạn Là Cung Gì? Sinh Ngày 27 Tháng 10 Thuộc Cung Gì

Mô tả loài Tê giác

Tê giác là loài thú cỡ lớn. Nặng trung bình khoảng 1000 – 2000 kg. Hình dáng nặng nề, cục mịch nhưng chạy nhanh. Thân dài khoảng 3 – 4 m, cao khoảng 1,5 – 1,7 m. Có mình to, đầu thuôn, tai vểnh, mắt nhỏ, khứu giác rất nhạy. Sừng mọc ngay ở mũi, gắn vào lớp da dày. Thường chỉ có con đực mới có sừng (trừ loài Tê giác 2 sừng có thể gặp sừng ở con cái). Chân ngắn, to, có 3 ngón, các ngón có móng guốc. Lớp da dày, cứng. Bề mặt da có nhiều nếp chia thân thành nhiều mảnh. Lông thưa, màu xám sẫm.

Tham khảo ngay  Viết Lách Là Gì? 17 Cách Luyện Viết Lách Hớp Hồn Người Đọc Viết Lách Là Gì

*

Tê giác bị cưa sừng vô cùng đau đớn và có thể ảnh hưởng đến sự sống còn

Có nhiều lựa chọn khác để thay thế

Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng, tác dụng của sừng Tê giác có thể thay thế bằng loại sừng khác. Hoạt chất Keratin và các acid amin trong sừng có thể hạ được cơn sốt cao, an thần, giảm co giật trên thỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sừng của loài trâu nước Bubali Cornu cũng chứa các keratin và acid amin tương tự. Nó cũng mang lại tác dụng và hiệu quả giống như sừng Tê giác. Do đó, nếu như bắt buộc phải sử dụng đến sừng động vật để điều trị, có thể dùng sừng trâu thay thế cho sừng Tê giác.

Trong y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc mang tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc trấn kinh. Mà các vị thuốc này đều có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên quanh ta. Y học hiện đại cũng có rất nhiều loại thuốc có tác dụng hạ sốt và an thần mà giá thành lại rẻ như Acetaminophen, nhóm thuốc Benzodiazepine… Không nhất thiết phải làm tổn thương thể xác cho các loài động vật và tận diệt các loài động vật hoang dã quý hiếm để làm thuốc trị bệnh cho con người.

Xem thêm: Cci Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chỉ Báo Cci Chiến Thuật Indicator Cơ Bản

Tham khảo ngay  Bệnh Cúm A/ H1N1 Là Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh

Tóm lại, sừng Tê giác có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc. Không có tác dụng tăng cường sinh lý và điều trị liệt dương. Không có bằng chứng nào chứng minh có thể điều trị ung thư hay điều trị bách bệnh như những lời đồn thổi. phunutiepthi.vn hy vọng bạn đọc đã bổ sung thêm một vài kiến thức bổ ích để tránh vừa tốn tiền, vừa tiếp tay cho những kẻ phá hoại thế giới tự nhiên

Trang tin y tế phunutiepthi.vn chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội

2. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

3. Available sustainable alternatives replace endangered animal horn based on their proteomic analysis and bio-effect evaluation

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button