Thời Gian Để Xóa Tiền Án Tiền Sự Là Gì? Khác Nhau Như Thế Nào?

Tiền án tiền sự là gì? Phân biệt tiền án và tiền sự? Tiền án, tiền sự là một trong các tình tiết quan trọng và có ý nghĩa đến việc xác định nhân thân, kết án và xác định hình phạt cũng như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đối với cá nhân. Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nào!

Mục lục

1. Khái niệm tiền án, tiền sự là gì?2. Quy định về tiền án, tiền sự4. Thời hạn để xóa tiền án, tiền sự là bao lâu ?

1. Khái niệm tiền án, tiền sự là gì?

Tiền án là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì tiền án (hay còn được gọi là án tích) nghĩa là đặc điểm xấu về nhân thân của những người bị kết án và bị áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong hồ sơ lý lịch tư pháp theo thời gian luật định.

Đang xem: Tiền án tiền sự là gì? khác nhau như thế nào?

Một người đã được xóa án tích thì được coi là chưa bị kết án.

Tiền sự là gì?

Người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định của Bộ luật Hình sự, mà chỉ bị xử phạt về hành chính, kỷ luật. Trong trường hợp những người này đã thực hiện xong các hình phạt nhưng chưa được xóa kỷ luật hay vi phạm hành chính thì được coi là người có tiền sự.

2. Quy định về tiền án, tiền sự

2.1. Tiền án

Hiểu theo cách khác thì người có tiền án là người đã bị kết án và chưa được xóa án tích. Người bị kết án và được xoá án tích (có thể là đương nhiên xóa án hoặc là xóa án tích do Tòa án quyết định) thì được coi là chưa có án, trong hồ sơ lý lịch tư pháp của họ không ghi “có tiền án”.

Một người phạm tội thì phải chính thức gánh chịu những hậu quả pháp lý hình sự, kể từ khi bị khởi tố bị can đến khi được xoá án tích. Trong thời gian chưa được xoá án tích mà họ có tái phạm tội tương ứng thì được coi đó là tái phạm. Nói về bản án trước đó, thường được gọi là tiền án, với ý nghĩa pháp lý là đã có bản án trước và chưa xóa án tích.

2.2. Tiền sự

Người có tiền sự là người bị kỷ luật hành chính hay bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quy định pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, hiện chưa được xóa kỷ luật, hay chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Điều này được hiểu là khi một người có đủ năng lực hành vi trách nhiệm hành chính và đủ độ tuổi quy định, trường hợp họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính như là phạt tiền, phạt cảnh cáo hay bị áp dụng biện pháp hành chính giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

Chính những chế tài xử lý này làm phát sinh dấu hiệu pháp lý tiền sự. Về mặt thuật ngữ và theo trình tự thời gian xảy ra thì chữ “tiền” nghĩa là có trước, đã có; còn chữ “sự” là sự kiện pháp lý và hậu quả pháp lý hành chính.

Hiểu theo cách khác, tiền sự nghĩa là vết tích bị xử lý hành chính mà người vi phạm hành chính phải chịu trong một khoảng thời gian nhất định theo như quy định của pháp luật.

*

3. Cách phân biệt tiền án và tiền sự

Để phân biệt tiền án và tiền sự thì có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:

TIÊU CHÍ TIỀN ÁN TIỀN SỰ
Loại trách nhiệm pháp lý phải chịu Chịu trách nhiệm hình sự Chịu trách nhiệm hành chính
Hậu quả pháp lý – Người có tiền án có thể phải chịu một số hạn chế về quyền, lợi ích.

Ví dụ như: Lựa chọn về nơi thường trú, có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm một vài chức vụ hoặc là cấm làm một số ngành, nghề nhất định. (Theo quy định tại Điều 41, 42 Bộ luật hình sự 2015).

– Khi quyết định về hình phạt, nếu tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và tiền án được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Theo điểm h Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015).

– Tiền sự là một trong những tình tiết về nhân thân của người vi phạm, được dùng để xem xét và cân nhắc khi quyết định hình thức cũng như mức độ xử lý nếu người có tiền sự có những hành vi vi phạm pháp luật mới. Theo đó, khi quyết định hình phạt, trường hợp tái phạm tiền sự sẽ được coi là tình tiết tăng nặng về trách nhiệm hành chính (Theo điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Theo luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị xử lý hình chính là một yếu tố bắt buộc của cấu thành một vài tội phạm.

 

Ví dụ về một số tội về sở hữu như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172, Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173,…

Những trường hợp được xóa tiền án/tiền sự Người đã được xóa án tích được hiểu là chưa có tiền án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định có 03 trường hợp được xóa án tích, bao gồm:

 

– Trường hợp đương nhiên được xóa án tích (Điều 70)

 

– Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71)

 

– Trường hợp xóa án tích trong một số trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có các biểu hiện tiến bộ rõ rệt, đã lập công và được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hay chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì Tòa án quyết định về việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm thực hiện được ít nhất một phần ba thời hạn quy định (Điều 72).

Theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:

 

– Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định về xử phạt cảnh cáo hoặc 1 năm đối với quyết định xử phạt hành chính khác hay hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm, Cá nhân hoặc tổ chức không tái phạm thì được xem là chưa bị xử phạt về vi phạm hành chính.

– Những cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà trong thời hạn 02 năm, tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp này hoặc 01 năm nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không có tái phạm thì được xem là chưa bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.”

Hậu quả khi được xóa tiền án/tiền sự Người được xóa án tích xem như chưa bị kết án.

 

Tùy từng trường hợp mà khi người đã bị kết án đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích và đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định về việc xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu về lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích mục đích tạo điều kiện để được tái hòa nhập cộng đồng, chủ động và tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp cũng như pháp luật.

Khi mà được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự không bị xem là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, như vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi có vi phạm hành chính lần tiếp theo.
Tham khảo ngay  Lần Đầu Đụ Dì Tôi - You Are Being Redirected

 

4. Thời hạn để xóa tiền án, tiền sự là bao lâu ?

Như đã tìm hiểu trên đây, nếu đang có “tiền án”, “tiền sự” thì lý lịch về nhân thân không được trong sạch và sẽ ảnh hưởng đến công việc, cách nhìn nhận của người khác và của xã hội đối với họ, đồng thời là yếu tố bất lợi cho họ nếu liên quan đến một vụ việc hình sự. Vì thế, dựa theo nguyên tắc nhân đạo, nhằm tạo cơ hội cho người có hành vi vi phạm được tái hòa nhập cuộc sống bình thường, mang đến cơ hội làm việc và được cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Thời hạn để xóa tiền án tiền sự cụ thể như sau:

– Thời hạn để được xóa tiền án:

Trường hợp 1: trường hợp không bị coi là có tiền án

Đối với những người phạm tội và bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do lỗi vô ý và người bị kết án nhưng đã được miễn hình phạt, bị coi là có án tích, tức là không phải là có tiền án (theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015). Vì vậy, không phải xác định thời gian xóa án tích hay tiền án ở đây.

Trường hợp 2: đương nhiên được xóa án tích

Những người bị kết án về các tội mà không thuộc tội về xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội về phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh thì đương nhiên được xóa án tích được quy định tại chương XXVI,và chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015.

Tham khảo ngay  Surveillance Là Gì ? Meaning Of Surveillance In English

Những tội không thuộc theo quy định tại chương XIII, chương XXVI Bộ luật hình sự năm 2015 thì cũng sẽ được đương nhiên xóa án tích sau khi họ chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách và hết thời hiệu thi hành án đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian để được xóa án tích, cụ thể:

 – Theo nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án phải chấp hành hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hay phạt tù nhưng được hưởng án treo;

– Người phạm tội bị kết án mà hình phạt tù đến 05 năm.

Xem thêm: Cổ Phiếu Đầu Cơ Là Gì ? Bản Chất Và Đặc Trưng Top 3 Sự Kiện & Top 3 Nđt Vĩ Đại!

Với trường hợp này, thời hạn là 2 năm kể từ ngày họ chấp hành xong hình phạt chính, các hình phạt bổ sung (nếu có) và những quyết định khác của bản án đồng thời họ không phạm tội mới trong thời gian này.

– Nếu người phạm tội bị kết án mà hình phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày họ chấp hành xong hình phạt chính, các hình phạt bổ sung (nếu có) và những quyết định khác của bản án.

– Nếu người phạm tội bị phạt tù từ trên 15 năm hay tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án thì thời hạn 05 năm kể từ tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính các hình phạt bổ sung (nếu có) và những quyết định khác của bản án.

Lưu ý:

Nếu như hình phạt bổ sung cho người bị kết án đang chấp hành theo bản án là hình phạt bị quản thúc, quản chế; bị cấm cư trú; cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc công việc nhất định hoặc tước một số quyền công dân đồng thời thời hạn để người bị kết án chấp hành hình phạt bổ sung này còn kéo dài hơn thời hạn thử thách để được xóa án tích đối với hình phạt theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 thì thời hạn thử thách để xóa án tích, tức thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết từ thời điểm chấp hành xong hình phạt bổ sung này.

Bên cạnh đó, đối với người bị kết án chưa chấp hành bản án nhưng thời hiệu thi hành bản án đã hết thì người bị kết án sẽ đương nhiên được xóa án tích kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án và họ không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn như sau:

+ Với hình phạt cảnh cáo hay phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ, hay đang hưởng án treo thì thời hạn xác định đủ điều kiện xóa án tích là 01 năm.

+ Với người phạm tội bị kết án mức phạt tù đến 05 năm thì thời hạn là 02 năm.

+ Với người phạm tội bị kết án mức phạt tù từ trên 05 năm và đến dưới 15 năm thì thời hạn là là 03 năm.

+ Với người phạm tội bị kết án mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hay tử hình nhưng đã được giảm án thì thời hạn là 05 năm.

Trường hợp 3: được xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Căn cứ quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 thì trường hợp này áp dụng với những người phạm các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia theo quy định tại Chương XVIII, và các tội phạm chiến tranh, tội về xâm phạm hòa bình thế giới, tội về chống loài người được quy định tại Chương XXVI của Bộ luật hình sự này.

Đối với người bị kết án về một trong những tội được quy định tại các Chương XVII, chương XXVI của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ được Tòa án quyết định xóa án tích nếu như đã chấp hành xong những hình phạt bổ sung (như là bị quản chế hoặc cấm ra khỏi nơi cư trú…) và đáp ứng được điều kiện không phạm tội mới trong thời hạn như sau:

Tham khảo ngay  Đánh Rắm Nhiều Có Bị Bệnh Gì Không ? Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì

– 01 năm đối với hình phạt mà người bị kết án đang chấp hành đó là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo. Thời gian này được xác định tính kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt chính hay là hết thời gian thử thách án treo.

– 03 năm tính kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt tù đối với hình phạt tù đến 05 năm.

– 05 năm tính kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt tù đối với hình phạt tù với mức án trên 05 tù đến 15 năm tù.

– 07 năm tính kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt tù đối với hình phạt tù trên 15 năm tù, chung thân hay tử hình nhưng được giảm án.

Trường hợp 4: Đối với những trường hợp đặc biệt.

Theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật hình sự năm 2015, Tòa án có thể quyết định xóa án tích cho người bị kết án khi nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó công tác, cư trú nếu người bị kết án này có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành án và lập được công lớn và họ đã đảm bảo được ít nhất là 1/3 thời hạn thử thách để được xóa án tích theo quy định ở Điều 70, 71 Bộ luật hình sự năm 2015.

Cách xác định thời hạn xóa án tích như sau: Trường hợp một người bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật và họ tiếp tục có hành vi phạm tội mới ở trong thời gian chưa được xóa án tích dù bị kết án trước đó thì thời hạn để xóa án tích của bản án cũ sẽ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hay thời gian thử thách án treo đối với bản án mới hoặc là từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. Bên cạnh đó, người đang chấp hành được một phần bản án mà phần còn lại của hình phạt được Tòa án miễn chấp hành thì cũng tính là đã chấp hành xong hình phạt.

– Thời hạn để xóa tiền sự:

thời hạn để xóa tiền sự được hiểu là thời hạn để được coi như là chưa bị xử phạt hành chính.

Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể như sau:

Trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính thì:

Một người bị xử phạt hành chính thì họ sẽ được xóa tiền sự trong thời hạn như sau:

+ Nếu cá nhân bị áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo thì và họ không tái phạm trong thời gian 06 tháng, tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt thì được xóa tiền sự.

Cụ thể, tái phạm có nghĩa là việc một người lặp lại hành vi vi phạm hành chính mà đã bị xử lý trước đó trong khoảng thời gian chưa hết thời hạn được coi là xóa tiền sự, tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay ngày hết thời hiệu thi hành đối với quyết định xử phạt hành chính (căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính)

+ Nếu cá nhân này bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính khác không phải là cảnh cáo thì người này sẽ được xóa tiền sự khi họ không có tái phạm trong thời gian 01 năm, tính kể từ ngày họ chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hay là kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp mà bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính:

Biện pháp xử lý hành chính gồm có các biện pháp như sau: biện pháp giáo dục tại cấp xã; bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hay đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng. Biện pháp này áp dụng đối với người có hành vi vi phạm hành chính, vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn xã hội, an ninh, trật tự mà không xác định là tội phạm.

Thời hạn là 02 năm tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc là 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà họ không tái phạm.

Xem thêm: Yes Sir Madam Là Gì – Các Cách Xưng Hô Trong Tiếng Anh

Trên đây là nội dung bài viết Tiền án tiền sự là gì? Phân biệt tiền án và tiền sự? Trường hợp còn bất kỳ vướng mắc cần được giải đáp, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ 19006518 để được hỗ trợ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button