Tính Thanh Khoản Là Gì ? Thông Tin Cần Biết Về Tính Thanh Khoản
II. Top 5 các loại tài sản có tính thanh khoản caoIII. Tính thanh khoản trong chứng khoán2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản chứng khoánIV. Tính thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản là một khái niệm thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính và các kênh đầu tư. Vậy thanh khoản là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đối với hình thức đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh? Saigon Futures mời các nhà đầu tư cùng đọc qua bài viết sau để trả lời những thắc mắc trên.
Đang xem: Tính thanh khoản là gì
I. Thanh khoản là gì?
Thanh khoản (Liquidity) là một thuật ngữ kinh tế dùng để diễn tả khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt (hay còn gọi là tính lỏng) của một tài sản hoặc một sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Tiền mặt có độ thanh khoản tuyệt đối là 100%, bởi tiền có thể trở thành công cụ mua/bán trao đổi hàng hóa và có khả năng thanh toán tất cả các giao dịch. Cổ phiếu và trái phiếu được xem là các tài sản có tính khoản cao, vì chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.
Các loại tài sản như: nhà máy, hàng tồn kho hoặc máy móc…có độ thanh khoản rất thấp, vì đây là những tài sản đầu tư trong dài hạn và thường khấu hao trong quá trình sử dụng.
II. Top 5 các loại tài sản có tính thanh khoản cao
1. Tiền mặt
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì tình lưu thông liên tục, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng mục đích sử dụng như: Thanh toán trực tiếp, tiết kiệm và lưu thông…
2. Các khoản đầu tư ngắn hạn.
Các khoản đầu tư ngắn hạn hiện nay là tài sản có mức thanh khoản nhanh thứ hai vì có tỉ lệ chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian khá ngắn vì thời gian đầu tư của các khoản này chỉ từ vài ngày hoặc vài tháng.
3. Các khoản phải thu.
Các khoản phải thu tùy thuộc vào thị trường các khoản thu hoặc nợ được thanh toán theo thời hạn khác nhau. Trong một vài thị trường cụ thể các khoản phải thu hoặc nợ công có thể kéo dài lên tới vài tháng hoặc vài năm.
4. Các khoản ứng trước ngắn hạn
Các khoản ứng trước trong giao dịch từ nhiều ngành nghề khác nhau cũng là một loại tài sản có thời gian chuyển đổi ra tiền mặt tương đương với các khoản phải thu.
5. Hàng hóa tồn kho
Hàng hóa tồn kho đươc cho là có tính thanh khoản thấp nhất trong top 5 vì còn phải qua nhiều quá trình ví dụ như phôn phối, kiểm kê… và cuối cùng mới là tiêu thu trong một khoảng thời gian rất lâu.
II. Tính thanh khoản của một công ty
Theo phân tích từ các chuyên gia, độ thanh khoản của một công ty được đo lường bằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của nó. Thông thường, người ta dùng ba tỉ lệ phổ biến sau để đánh giá tính thanh khoản hoặc mức độ công ty có thể thanh lý các tài sản của mình để đáp ứng các khoản nợ trong ngắn hạn:
Tỉ lệ vốn lưu động: xác định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tất cả những tài sản có tính thanh khoản cao mà công ty đang nắm giữ như: tiền mặt chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho…
Tỉ lệ vốn lưu động được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của công ty chia cho các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số toán thanh toán nhanh: được tính bằng cách lấy tỉ lệ vốn lưu động trừ đi hàng tồn kho đang có tại công ty. Như đã nói ở trên hàng tồn kho là tài sản có độ thanh khoản thấp khó có thể chuyển đổi thành tiền mặt nên chúng bị loại đi, đặc biệt là khi so sánh hàng tồn kho so với các tài sản có độ thanh khoản cao như: tiền mặt, nợ phải thu, trái phiếu…
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Người ta lấy dòng tiền đang hoạt động hiện tại để chia cho các khoản nợ hiện tại để xác định được chỉ số OCF. Nếu như chỉ số này càng tăng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển ở thế “vững mạnh”
III. Tính thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt, hoặc chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán.
Một loại chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán có sẵn trên thị trường. Việc mua đi bán lại được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Giá cả tương đối ổn định theo thời gian và có khả năng phục hồi vốn đầu tư ban đầu.
Thanh khoản trong chứng khoán cho phép các nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi tiền mặt dễ dàng khi cần thiết, đây là nguyên nhân chính thu hút các nhà đầu tư thực hiện đầu tư chứng khoán.
1. Rủi ro thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản được các nhà đầu tư và ngân hàng hết sức quan tâm và cân nhắc đến khả năng bán lại chứng khoán để thu hồi vốn.
Chứng khoán có khả năng thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc khó có thể tìm được người mua hoặc có thể bán với giá thấp. Khi nhà đầu tư hay ngân hàng nắm giữ loại chứng khoán đó sẽ phải chịu tổn thất tài chính nặng nề.
Trên thực tế thì một nhà đầu tư nắm quá nhiều loại chứng khoán nhưng không thể bán ra được và phải chịu thua lỗ từng ngày thì đấy chính là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản ảnh hưởng rất lớn đến số mệnh chứng khoán của một doanh nghiệp. Vì thế, có rất nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán
2.1 Tài chính doanh nghiệp
Những con số trong tài chính doanh nghiệp sẽ phản ánh trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó lớn, uy tín, làm ăn tốt, ổn định và phát triển. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đó có tính thanh khoản tốt và ngược lại.
2.2 Quy định của nhà nước và các cơ quan quản lý
Mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp đều phải tuân thủ và chịu sự quản lý trực tiếp từ những chính sách và quy định của nhà nước và các cơ quan quản lý đó. Vì thế tính thanh khoản cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ những quy định này.
Xem thêm: Làm Sao Để Sống Hạnh Phúc – 9 Nguyên Tắc Để Sống Hạnh Phúc
2.3 Nhà đầu tư nước ngoài
Tính thanh khoản của chứng khoán bị tác động ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết, được phép mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết.
Điều đó đồng nghĩa các nhà đầu tư nước ngoài không được mua hết các cổ phiếu họ đang nhắm đến mà chỉ có thể chọn những loại cổ phiếu phù hợp nhất. Từ đó cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận đến các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế rất nhiều.
2.4 Tâm lý của các nhà đầu tư
Tâm lý của các nhà đầu tư ảnh hưởng rất lớn vào thị trường chứng khoán. Khi thị trường có xu hướng tăng cao thì nhà đầu tư thường có tâm lý chi tiền mua bán khiến thị trường khởi sắc hơn. Ngược lại khi thị trường có dấu hiệu giảm điểm nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang và cẩn trọng hơn.
Các kênh đầu tư như vàng, bất động sản,…đều có mối liên hệ với nhau. Một khi thị trường biến động thì ít nhiều cũng sẽ tác động đến những thị trường khác đặc biệt là chứng khoán. Điều đó sẽ gây nên rủi ro thanh khoản trong chứng khoán
Để hạn chế thấp nhất mức rủi ro trong chứng khoán, các nhà đầu tư nên phân bổ nguồn vốn phù hợp và đặc biệt phải xem xét đến khả năng bán lại của chứng khoán đó để bảo toàn nguồn vốn đầu tư, phòng ngừa rủi ro không bán lại được hoặc bị mất giá khi bán.
IV. Tính thanh khoản ngân hàng
Tính thanh khoản ngân hàng được xem như là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Ngân hàng được xem như là một kênh đầu tư có tính thanh khoản bật nhất trên thị trường.
Tuỳ thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà ngân hàng sẽ có những khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
Thanh khoản ngắn hạn hay nói các khác chính là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của người gửi. Đây là khoản tiền gửi giao dịch hay tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ,…Dù là khoản vay ngắn hay dài hạn thì ngân hàng cũng cần phải có nguồn tiền dự phòng để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.
1. Đặc điểm của thanh khoản trong ngân hàng
Khả năng cung- cầu của ngân hàng rất hiếm khi cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt và giải quyết một trạng thái thâm hụt hay thặng dư. Khi nguồn vốn được giữ lại lớn và ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng sẽ thấp và ngược lại. Giải quyết vấn đề thanh khoản buộc các ngân hàng phải mất chi phí: phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn, phí giao dịch để tìm nguồn vốn,…
Khả năng thanh khoản là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp hạng tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau:
Tiền gửi từ khách hàngPhí thu từ việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàngCác khoản tín dụng thu vềTừ việc bán các tài sản kinh doanh và sử dụng tài sản đóVay mượn từ thị trường tiền tệ
Những hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:
Khách hàng rút các khoản tiền gửi từ ngân hàng Khách hàng đề nghị vay vốnThanh toán các khoản chi phí cho vayChi phí dịch vụ ngân hàng và chi phí tạo ra sản phẩmThanh toán cổ tức cho cổ đông
Rủi ro thanh khoản ngân hàng được hiểu là khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn nhằm để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.
Thiếu ngân quỹ được hiểu là thiếu dự trữ tại ngân hàng hoặc không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức. Hay hiểu đơn giản ở đây chính là ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, thiếu khả năng chi trả do không đủ khả năng chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể kịp vay để đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng thanh toán.
2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng
Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng bao gồm:
Do ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ cá nhân và các tổ chức tài chính khác và chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn. Dẫn đến mất cân đối thời hạn giữ nguồn vốn và sử dụng vốnDo sự thay đổi về lãi suất nhất là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất tăng sẽ dẫn đến một số người gửi tiền rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn khác.
3. Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Một khi ngân hàng bị mất tính thanh khoản thì sẽ phải chịu thiệt hại ở phạm vi vi mô lớn. Những thiệt hại từ rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ phải chịu như sau:
Khi ngân hàng mất khả năng cung ứng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản sẽ phải chạy đua huy động vốn lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu cung ứng tiền mặt đó. Một khi lãi suất huy động cao buộc lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vayKhi ngân hàng phải trả một lãi suất huy động cao nhưng không thể cho vay thì chắc chắn ngân hàng sẽ bị lỗKhi ngân hàng mất tính thanh khoản đồng nghĩa với việc không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, dẫn đến mất niềm tin từ khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng không thể đáp ứng được các nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng.
Thiệt hại xấu nhất một khi ngân hàng mất tính thanh khoản có thể gây ra đó là ảnh hưởng liên quan đến vấn đề lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thậm chí gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung:
Khi lãi suất gửi ngân hàng tăng, khách hàng sẽ ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốnLãi suất cấp tín dụng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, kéo theo lạm phát tăng, giảm quy mô đầu tư và từ đó dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tếVà cuối cùng, một khi lạm phát tăng sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân
4. Những giải pháp khuyến nghị nhằm giảm rủi ro thanh khoản ngân hàng
Để nâng cao hiệu quả và nhằm giảm thiểu thấp nhất mức rủi ro thanh khoản ngân hàng cần có những chính sách quản lý và những biện pháp tích cực từ cơ quan nhà nước và ngân hàng thương mại
Đối với Ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại:
Đối với các ngân hàng thương mại quy mô lớn và nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mởĐối với các ngân hàng thương mại nhỏ không có những giấy tờ giá trị và đủ tiêu chuẩn. Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ thanh khoản thông qua các công cụ tái cấp vốn
Tuy nhiên, những sự hỗ trợ trên từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ là hỗ trợ ngắn hạn, việc các ngân hàng thương mại lớn nhỏ cần làm là phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp.
Đối với các ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại cần phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong các hoạt động của Tổ chức tín dụng vay, tránh chạy theo lợi nhuận mà bất chấp các rủi roThực hiện tái cơ cấu tất cả các nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, tái cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn. Tái cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro như chứng khoán, bất động sản,…Duy trì một tỷ lệ dự trữ nhất định nhằm để đối phó với các dòng tiền đi ra, giúp ngân hàng đối phó với các rủi ro thanh khoản và có thu nhập hợp lý hơnThực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Hiện nay các ngân hàng quan tâm hơn tới thị trường hàng hoá phái sinh như là một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, và quản lý tốt hơn các tài sản nợ, tài sản có của mình.
Các công cụ phái sinh hàng hoá như Hợp đồng Kỳ hạn (Forward Contract), Hợp đồng Tương lai (Futures Contract) là những công cụ phái sinh hiệu quả cầm giữ lãi suất giao dịch hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường có biến động. Hợp đồng Hoán đổi (Swap) giúp các ngân hàng có thể tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối, hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn
Nhìn chung, thanh khoản chứng khoán hay thanh khoản ngân hàng đều có những rủi ro của chính nó. Và để tránh được những rủi ro tài chính nói chung và thanh khoản nói riêng cần các nhà quản trị, nhà phân tích phải thật sự cẩn trọng giữa cung và cầu, nắm rõ được vấn đề là điều kiện tiên quyết để hạn chế những rủi ro thanh khoản.
Qua những thông tin trên, Saigon Futures mong rằng quý nhà đầu tư có thể hiểu rõ được tính thanh khoản cũng như ý nghĩa của nó để có thể lựa chọn kênh đầu tư phù hợp, hạn chế rủi ro cũng như mang lại lợi nhuận cao cho chính mình.
IV. Thanh khoản trong hàng hóa phái sinh
Hàng hóa phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua/bán các hợp đồng tương lai các sản phẩm hàng hóa trên thị trường gồm 4 nhóm chính: nông nghiệp, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng.
Do những sản phẩm được lưu thông trong thị trường hàng hóa phái sinh đều là những mặt hàng rất cần thiết đối với đời sống con người và quá trình sản xuất, nên hàng hóa phái sinh được đánh giá là một thị trường năng động và có tính thanh khoản cao.
Xem thêm: Home Banking Của Techcombank Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Dịch Vụ Homebanking
Tuy nhiên, độ thanh khoản trong hàng hóa phái sinh hạn chế rất nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư. Bởi khi tham gia vào kênh này, NĐT có thể liên kết với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như: CBOT, NYMEX, TOCOM…, khiến cho những thông tin truyền đạt trong thị trường có tính minh bạch và rõ ràng, tránh tình trạng nhiễu loạn giá cả trên thị trường, tạo sự an toàn cho người tham gia.
Để tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả, quý nhà đầu tư có thể liên hệ phunutiepthi.vn để được tư vấn và mở tài khoản. Chúc nhà đầu tư sức khỏe và luôn thành công trên con đường gia tăng lợi nhuận.