How Do You Say ” Tôi Phải Làm Gì Đây ? Tôi Buồn Quá, Tôi Phải Làm Sao Đây

Có đôi khi bạn ngủ dậy, và không muốn làm gì cả. Không phải là buồn, thất tình, hay bệnh tật gì. Có thể là trong chuỗi ngày cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ của mình, bạn chợt mệt mỏi. Có thể là trên con đường đến mục tiêu, bạn chợt thấy chán nản. Vậy làm gì để cứu một ngày khi bạn không muốn làm gì?

Chán. Lười. Không muốn làm gì. Đó là những cảm giác rất con người. Nếu bây giờ bạn đang thấy chán, hãy đặt câu hỏi:

Vì sao bạn thấy chán? Cảm xúc này đã tồn lại lâu chưa? Cơ thể và tinh thần đang muốn nói gì với bạn?

Theo Healthline, chán nản kinh niên có là một trong những triệu chứng của chứng trầm cảm. Những người bị chán nản trong thời gian dài thậm chí có tỷ lệ tử vong cao hơn (theo Psychology Today).

Đang xem: Tôi phải làm gì đây

Nếu bạn cảm thấy mình cần được sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý, hãy đừng ngần ngại tìm người giúp đỡ.

Tuy nhiên, để được coi là một chứng bệnh về tâm lý thì còn nhiều yếu tố lắm. Và đa phần các trường hợp, bạn không gặp chứng bệnh nào đâu. Sự chán nản không muốn làm gì đa phần đến từ trường hợp 2:

Khi lắng nghe các bạn chia sẻ về sự chán của mình, Tú nhận ra rằng đôi khi chính việc mất định hướng trong cuộc sống dẫn đến sự chán nản.

Có thể bạn không biết mình muốn làm gì, mình muốn một cuộc sống ra sao. Vậy nên mỗi ngày bạn chỉ làm theo những điều mặc định “phải” làm: đi học, đi làm, về nhà, ăn uống, ngủ nghỉ… Bạn không biết tại sao mình sống và mình sống để làm gì…

Sự mỗi ngày không biết làm gì, không có động lực làm gì, không có mong ước gì khiến chán nản cứ lởn vởn xung quanh bạn.

Nếu bạn cảm thấy mình đang không có định hướng trong cuộc sống, bạn có thể sử dụng một công cụ rất hữu ích giúp cho bạn thẩm định hiện trạng và định hướng cuộc đời bạn mà Tú nói đến rất nhiều: Vòng tròn cuộc sống.

*

Nhận ngay tài liệu này >>

Trường hợp 3: Tự nhiên không muốn làm gì

Nếu bạn đang biết mình cần làm gì, và đang trên hành trình xây dựng cuộc sống mình mong muốn. Bỗng một ngày bạn không muốn làm gì, thì mọi chuyện ổn thôi.

Tú cũng đã và đang có những ngày như vậy.

Đâu ai đi hoài đi mãi được. Lâu lâu cũng phải mệt, cũng phải chán, cũng phải ngồi lại và nghỉ ngơi thư giãn một chút. Đừng hành hạ bản thân quá. Hãy cho mình những lúc nhẹ nhàng, chậm lại.

Tham khảo ngay  Ngành Kinh Tế Đầu Tư Là Gì ? Các Vấn Đề Ngành Kinh Tế Đầu Tư Nên Biết

Và đọc bài viết này nhé. Nó là dành cho bạn!

Làm gì khi không muốn làm gì?

Điều đầu tiên bạn cần nhớ khi bạn chán nản không muốn làm gì là đừng chạy trốn cảm xúc đó. Tú từng thấy nhiều bạn luôn cố gắng hết sức, tới mức quá sức. Bắt cơ thể, tâm trí làm việc liên tục. Đè nén cảm xúc của bản thân khi dấu hiệu chậm lại. Nhưng bạn ơi… Cuộc đời nói ngắn nó ngắn, nói dài nó cũng rất dài. Dành một ngày ra để không làm gì cũng không sao cả mà.

Khi bạn có dấu hiệu không muốn làm gì, cơ thể bạn đang gửi một thông điệp đến bạn. Vậy nên hãy nhớ, đừng thẩy những cảm xúc của bản thân qua một bên. Hãy tạm dừng việc tiến đến mục tiêu. Tạm dừng các nhiệm vụ cuộc sống của bạn. Nhé!

Vậy chúng ta nên làm gì vào những lúc như thế? Để vẫn cảm thấy một ngày trôi qua ý nghĩa chứ không phí hoài? Để buổi tối nhìn lại, bạn khẽ cười “hôm nay là một ngày không làm gì hiệu quả”. Cùng nhau chia sẻ 7 cách sau nhé.

1. Chăm sóc bản thân

Khi bạn không muốn làm gì, cơ thể bạn đang rất yếu đuối và cần được yêu thương. Đã bao lâu rồi bạn không dành thời gian chăm bẵm cho bản thân mình?

Hãy đi tắm. Không phải kiểu dội nước ào ào rồi ra đâu. Hãy mở nước nóng ngâm bồn (nếu có). Hoặc hãy để nước mơn trớn nhẹ người bạn, trong khi bạn làm live show ca nhạc trong nhà tắm! Chọn loại sữa tắm bạn thích, cảm nhận mùi thơm của nó đọng lại trên da. Những mệt mỏi theo xoa bóp của bạn cũng dần biến mất. Thật tuyệt.

Hoặc hãy làm đẹp. Không, Tú không nói bạn đi trang điểm đâu. Hãy dành thời gian ủ tóc, lột mặt nạ, dưỡng da. Cắt móng tay móng chân, da thừa da chết. Nhìn vào gương và mỉm cười khi bản thân vừa được “thanh lọc” và lóng lánh xinh đẹp!

2. Vận động

Motion = Emotion. Vận động = Năng lượng. Khi bạn thấy thiếu năng lượng, hãy vận động. Cái cảm giác lê thân đi chạy một vòng sân khi đang không muốn làm gì không phải là cảm giác tuyệt vời nhất. Tú đồng ý. Nhưng cảm giác sau khi chạy lại cũng chính là một trong những cảm giác rất “đã”!

Nếu bạn không thích chạy. Hãy đơn giản là đi bộ. Hoặc mở YouTube gõ “10 minutes exercise” bạn sẽ thấy rất nhiều bài tập ngắn. Hoặc nữa là nhảy nhót tại chỗ. Tin Tú đi. Cảm giác sau khi ra mồ hôi sẽ thổi bay sự chán nản của bạn qua một góc.

3. Thử thiền định

Nói cách khác, nếu bạn không muốn làm gì, thì… đừng làm gì cả. Hãy ngồi yên. Không làm gì. Thả lỏng cơ thể. Không suy nghĩ gì. Chỉ cảm nhận bản thân. Từng hơi thở. Từng thớ cơ. Mỗi cảm nhận từ giác quan của bạn.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Lấy Mã Số Cá Nhân Viettel Là Gì ? Cách Lấy Lại Mã Số Cá Nhân Viettel

Nếu bạn thích thêm tí “gia vị”, hãy mở một bản nhạc không lời. Nhắm mắt lại và cảm nhận giai điệu của từng nhạc cụ trong đó. Hoặc nhẹ đếm hơi thở của mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Verify Paypal Bằng Visa Ảo, Hướng Dẫn Cách Mới Nhất 2021

Hoặc nếu bạn không thích “nhắm mắt ngồi không” như vậy, hãy thử phương pháp rèn luyện mindful nhỏ này. Khi bạn bình tâm lại, cảm xúc ổn định, trung hoà. Bạn có thể quyết định làm gì hôm nay mình muốn.

4. Đổi mới môi trường của bạn

Đơn giản nhất là đi tới đâu đó bạn chưa tới. Không cần xa xôi. Một quán cà phê bạn thấy hoài trên Facebook mà chưa ghé chẳng hạn. Hoặc nhà sách mới mở. Hay đơn giản là ra công viên đi dạo một vòng hít khí trời.

Nếu bạn không tính ra ngoài, thì hãy đổi mới không gian quen thuộc của bạn. Dọn dẹp lại phòng, góc học tập, làm việc. Vứt bỏ những thứ không cần thiết mà mình cứ giữ mãi không có lý do. Đặt đồ lại đúng vị trí của nó. Dọn bớt thú bông. Dọn luôn mấy bộ đồ không còn mặc nữa để đem cho. Đặt một chậu cây nhỏ nơi góc phòng. Làm mới môi trường cũng là làm mới tâm hồn mình.

Đừng quên trong đời sống hiện đại, bạn còn một môi trường mà bạn dành thời gian nhiều lắm. Đó chính là cuộc sống số của bạn. Hãy dọn các ứng dụng bạn không dùng trong điện thoại. Xoá mấy tấm ảnh không dùng. Bỏ mấy email đã cũ vào “thùng rác”.

Xong rồi hả? Đổi mới cho laptop luôn nè. Xoá các files không còn dùng. Sắp xếp lại các folders. Tiện thể backup cho laptop một tí. Nếu thích bạn có thể dọn dẹp cả ổ cứng, bookmarks, những lưu giữ “watch later”, “reading list”,… của bạn.

Không cần tạo áp lực làm hết cho sạch sẽ đâu. Lấy đại một cái folder ra và dọn mấy files trong đó cho qua thời gian là được. Và nếu hứng thú, bạn cứ tiếp tục thôi!

5. Làm những chuyện nhỏ nhỏ mình thích

Mở nhạc thật to trong phòng và đắm chìm trong bản nhạc bạn yêu thích. Hay lôi bộ bút màu ra và để màu sắc hoạ nên tâm hồn. Hoặc tự đan móc một con thú bông nhỏ. Nữa là lấy cây đàn ra và dạo một vài phím nhạc.

Tú thường dành thời gian để ngồi bên cái ghế cạnh cửa sổ và đọc vài trang sách. Hay ngồi coi một bộ phim mình thích. Những thứ thường được liệt vào “phí thời gian” thì đây là lúc để chiều chuộng mình này. Nhưng đừng nằm dài coi TV cả ngày nha… Không tốt cho sức khoẻ và trí não của bạn đâu.

Tham khảo ngay  Dây Tóc Bóng Đèn Làm Từ Kim Loại Gì, Đặc Điểm Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tiễn

Bạn cũng có thể ngồi viết một câu chuyện, doodle vài hình hoạ, nghiên cứu về “tại sao mèo có 9 mạng”. Tạo dựng và nghiên cứu là hai công việc đốt thời gian vô cùng hiệu quả và thoả mãn.

6. Kết nối với các tâm hồn khác

Bắt điện thoại lên và rủ một người bạn đi cà phê. Mở Facebook và trò chuyện với người chị em lâu ngày chưa tâm sự. Kết nối với người khác sẽ làm tâm hồn bạn ấm dần lên nhiều.

Nếu bạn không muốn nói chuyện với ai? Hãy kết nối với bản thân mình. Lấy một tờ giấy và cây bút (đừng dùng máy tính nhé) và hãy bắt đầu với “Lâu lắm rồi mình mới ngồi và viết ra những điều đang suy nghĩ…

Đừng đặt nặng yêu cầu nào cho bản thân cả. Thời 4-trang-vở-đầy-chữ cho bài tập làm văn qua rồi (nếu bạn chưa qua thời đó, thì ít nhất cũng không phải là hôm nay!). Hãy cứ viết những gì bạn đang nghĩ. Thậm chí cả “không biết viết gì đây và tại sao mình làm cái trò nhảm nhí này“. Cứ viết thôi. Và sau khoảng 10” như vậy. Bạn sẽ thấy tuyệt hơn nhiều đó.

Đôi khi bạn không cần phải xoay chuyển cả thế giới để thấy tự hào về bản thân mình. Hãy làm những điều nhỏ nhỏ mà bạn thường tránh né với lý do “Còn nhiều việc quan trọng hơn để làm”. Trong một ngày không muốn làm gì, đây là những điều tuyệt vời để ghi vào danh sách thành công của bạn.

Rửa chén đĩa ngay khi ăn xong. Xếp mấy bộ quần áo bạn không mặc nữa vào kho hoặc đem bán. Dọn dẹp giường. Quét phòng. Lau dọn góc học tập, làm việc của bạn. Bỏ rác vào thùng. Tưới vài chậu cây….

Những điều nhỏ nhỏ xinh xinh ấy khiến một ngày của bạn bỗng “hiệu quả” hơn nhiều. Yay!!

Đừng chờ chán mới kiếm việc làm

Muốn làm gì hiệu quả, thì bạn cũng nên lên kế hoạch trước. Việc muốn hiệu quả trong những ngày bạn không muốn làm gì cũng vậy. Bạn cần lên kế hoạch bạn sẽ làm gì lúc đó (khi tâm trí bạn còn đang hăng hái hứng khởi). Thử tưởng tượng xem, khi bạn đang chán nản, bạn sẽ chỉ muốn nằm lê ra đó, coi TV, ngủ, chờ ngày dần trôi… Đâu ra nhiệt huyết để làm điều gì cho hiệu quả chứ! Nói chi đến việc nghĩ tới chúng.

Xem thêm: Cây Bầu Đất Chữa Bệnh Gì – Bầu Đất, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bầu Đất

Vậy nên hãy vẽ đường cho mình chạy trước đó. Hôm nay, hãy ngồi lại và ghi ra vài điều bạn có thể làm vào ngày bạn thấy không muốn làm gì. Hoặc bookmark bài viết này lại để hôm nào hết năng lượng thì nhớ mở ra đọc.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button