Cán Cân Thương Mại ( Trade Balance Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

*

Chính sách thương mại kinh tế

Cách mà các nước giao thương với quốc gia khác đều phải dựa vào những quy định và chính sách thương mại kinh tế. Chính sách thương mại sẽ bao gồm các rào cản thương mại và thuế quan. Nghĩa là sẽ bị hạn chế những hàng hóa có thể nhập/xuất theo chính sách đã đề ra.

Đang xem: Trade balance là gì

Ví dụ: Việt Nam bị cấm nhập khẩu các loại hàng hóa như vũ khí, đạn dược, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm lưu hành.

Tỷ giá hối đoái

Sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình cán cân thương mại.

Đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ (tỷ giá tăng) sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cao hơn số lượng nhập khẩu.Ngược lại, đồng nội tệ được giá so với ngoại tệ (tỷ giá giảm) sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước nhiều hơn so với xuất khẩu.

Ví dụ:

Một cuốn sách tại Việt Nam có giá 70.000 đồng Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ Việt Nam và Hoa Kỳ là 23.000 đồng = 1 USD => Cuốn sách đó tại Mỹ chỉ có giá hơn 3 đô la. Vậy khi đồng nội tệ Việt Nam thấp thì khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước phát triển được đẩy mạnh.

Xuất/Nhập khẩu

Nhập khẩu: GDP và nhu cầu của con người tăng thì nhập khẩu cũng vì đó cũng tăng theo. Hàng hóa nội địa đắt hơn hàng nước ngoài, người dân sẽ đổ xô đi mua hàng nước ngoài (với tâm lý hàng nước ngoài tốt hơn) và ngược lại cũng có thể xảy ra.Xuất khẩu: cán cân thương mại đạt mức thặng dư chủ yếu dựa vào tình hình xuất khẩu, mỗi quốc gia có đặc trưng xuất khẩu khác nhau.

Tham khảo ngay  Các Hình Thức Nào Kẻ Tấn Công Thường Sử Dụng Để Lợi Dụng Máy Tính Người Dùng Để Đào Coin

Ví dụ:

Năm 2020 Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu gạo ước tính lên tới 6,5 triệu tấn với giá trị 3,07 tỷ USD góp phần thúc đẩy cán cân thương mại tăng ở mức ổn định.

Thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam

Tình hình kinh tế, chỉ số GDP

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ biến thiên của cán cân thương mại. Chẳng hạn:

Chỉ số GDP trong nước tăng kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài tăng theo. Tương tự, GDP – kinh tế nước ngoài tăng trưởng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác cũng tăng theo, điều đó khiến những nước đối tác có tỷ lệ xuất khẩu tăng đáng kể.

Xem thêm: Thuốc Maecran Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu? ? Thuốc Maecran Là Gì

Chính sách đầu tư quốc tế

Các chính sách thương mại đầu tư trên thị trường ngoại địa không chỉ kéo theo GDP tăng trưởng vượt bậc mà còn giúp tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa ngày càng được tăng lên theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy hiệu suất thặng dư cán cân thương mại.

Với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đột phá như hiện nay, hầu hết mọi lĩnh vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đối ngoại, những chính sách đầu tư sẽ giúp đất nước cải biến nền kinh tế ở mức ổn định phát triển.

2. Mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái

Để tác động đến cán cân thương mại, những nhà hoạch định chính sách đã tìm ra biện pháp liên quan đến tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân thương mại nhằm góp phần ổn định nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam tỷ giá hối đoái đã có những biến chuyển sâu sắc trong những năm gần đây. Cán cân thương mại của Việt Nam đã có những thời gian bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng nhờ chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã có thời điểm thặng dư lớn.

Tham khảo ngay  Mua Bán Hàng Online: Bbi Mall Đa Cấp, "Người Nhà" Của Shark Hưng

Hiểu về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) được định nghĩa qua 2 khái niệm sau:

Về mặt hình thức: tỷ giá hối đoái là sự quy đổi giá cả đơn vị tiền tệ của nước này với các nước còn lại, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.Về nội dung: tỷ giá tiền tệ bắt nguồn từ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh quan hệ tiền tệ giữa các nước.

Hầu hết các nước đều sở hữu đơn vị đồng tiền riêng: Trung Quốc có đồng Nhân Dân Tệ, Anh có đồng Bảng Anh, Hàn Quốc có đồng Won, Nhật Bản có đồng Yên, Thái Lan có đồng Bạt Thái, Mexico có đồng Peso…

Tỷ giá hối đoái Việt Nam sẽ là giá trị đồng tiền Việt Nam (đồng) so với giá trị đồng tiền các quốc gia trên thế giới.

Ví dụ:

Tính tại thời điểm tháng 6/2021

1 Nhân dân tệ 3.560 VNĐ
1 Won Hàn 20.39 VNĐ
1 USD 23.015 VNĐ

Dưới đây là một vài tỷ số hối đoái cơ bản được căn cứ trên phương pháp xác định tỷ giá và nghiệp vụ thị trường ngoại hối:

Tỷ giá điện hối: được niêm yết giá tại ngân hàng và chuyển hoại hối bằng điệnTỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối qua thưTỷ giá danh nghĩa: tỷ giá được sử dụng trong giao dịch trên các thị trường ngoại hốiTỷ giá thực: được điều chỉnh bởi thay đổi tương quan giá cả trong nước và giá cả trên thị trường quốc tế.

Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như thế nào?

Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được chú ý không chỉ được quan tâm tại những nước đang phát triển mà thậm chí còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của những nước phát triển khi đồng tiền rớt giá.

Xem thêm: Tại sao nên vay tiền tại Jeff Việt Nam?

Cán cân thương mại là yếu tố quyết định đến việc giá trị tiền tệ tăng hay giảm dựa vào mối quan hệ cung – cầu. (Cung nhiều thì giảm, cầu nhiều thì tăng)

Tham khảo ngay  Không Nhận Được Mã Otp Là Gì Vietcombank Có Các Hình Thức Nhận Otp Phổ Biến Nào?

Ví dụ:

Một quốc gia có lượng hàng hóa xuất khẩu > nhập khẩu khiến tình trạng hàng hóa trong nước khan hiếm, dẫn đến nhu cầu sử dụng người dân tăng cao và vì thế giá trị đồng tiền bỗng dưng được lên giá rất mạnh.

Khi cán cân thương mại thặng dư lớn (tức là tỷ lệ xuất khẩu cao hơn nhập khẩu) ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chi phối tỷ giá, củng cố giá trị của đồng tiền. Nói một cách dễ hiểu, nhu cầu của người dân trong nước các lớn thì mức tỷ giá hối đoái càng cao còn như cầu thấp sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái ở mức trung bình, thậm chí còn rất thấp.Dựa vào những chính sách vĩ mô và cơ sở cán cân thương mại, các nhà hoạch định có thể dự đoán được diễn biến của tỷ giá hối đoái.Cán cân thương mại âm (thâm hụt cán cân thương mại) sẽ gây sức ép làm tăng tỷ giá hối đoái.Tạm kết

Tại Việt Nam, giá trị VNĐ đang ở mức tương đối thấp so với đơn vị tiền tệ quốc tế, bởi Việt Nam vẫn còn bị lệ thuộc vào hàng hóa, nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới. Đây là một vấn đề khó tránh khỏi, chỉ bằng cách cố gắng phát triển, tích lũy từng ngày để đầy đồng giá VNĐ lên ở ngưỡng trung bình. Qua bài viết trên ta có thể hiểu được rằng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, cán cân thương mại luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy, ảnh hưởng của cán cân thương mại đến đời sống kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể mở mang được vốn kiến thức sâu rộng để nắm bắt được thị trường một cách tốt nhất. Hy vọng gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên phunutiepthi.vn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button