Hướng Dẫn Cha Mẹ Khi Trẻ Bị Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ Có Ảnh Hưởng Đến Não?
Trẻ co giật do sốt cao là biến chứng hay gặp. Khi bị sốt cao co giật, trẻ sẽ bị mất ý thức, thiếu oxy não, nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ có bệnh động kinh tiềm ẩn. Vậy trẻ bị sốt co giật nguy hiểm như thế nào và có ảnh hưởng đến não không?
Sốt co giật là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi (nhất là khoảng từ 12 – 18 tháng tuổi) và có thân nhiệt sốt từ 38 độ C trở lên.
Đang xem: Hướng dẫn cha mẹ khi trẻ bị sốt cao co giật
Trẻ bị sốt cao co giật sẽ có triệu chứng sốt, thân nhiệt tăng đột ngột, cứng người, trợn mắt, tay chân co giật liên hồi, thường sau 1 – 2 phút thì sẽ tự hết co giật.
Không phải trẻ nào khi bị sốt cũng sẽ có triệu chứng co giật và nhiệt độ sốt cao không nhất thiết sẽ gây ra co giật ở trẻ. Đối với trẻ có cơ địa dễ co giật do sốt thì nhiệt độ sốt cao sẽ dễ dẫn đến co giật hơn, thậm chí chỉ sốt 38°C đã có thể bị co giật. Hiện nay ước tính có khoảng 2 – 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt co giật, nghĩa là đa số các trẻ bị sốt sẽ không có biểu hiện co giật.
2. Trẻ bị sốt co giật có gây hại cho não không?
Khi thấy trẻ bị sốt co giật, phụ huynh thường lo lắng nguy cơ ảnh hưởng đến não. Trên thực tế, trẻ sốt cao co giật thông thường thì không làm hại não, trừ khi có bệnh lý viêm não, viêm màng não kèm theo.
Khi trẻ có triệu chứng co giật do sốt cao, không nên cho làm điện não đồ mà chỉ cần theo dõi lâm sàng, khuyến cáo không cho bé uống thuốc gì ngoài hướng dẫn bác sĩ.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Directx 9 – Kiểm Tra Phiên Bản Directx Của Bạn
Trẻ bị sốt cao co giật cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa
3. Cần làm gì khi thấy trẻ sốt cao co giật?
Để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng người sang một bên để đường thở của trẻ thông thoáng, tránh trường hợp làm trẻ bị sặc, dị vật rơi vào phổi.
Bên cạnh đó, cần nới rộng quần áo, cho trẻ mặc thoáng để hạ thân nhiệt. Trẻ co giật thường sẽ nghiến răng, do đó không được cho tay vào, thay vào đó khi hết cơn co giật có thể cho khăn chèn vào miệng đề phòng cơn co giật sau trẻ có thể vô tình cắn vào lưỡi. Ngoài ra, không nên tụ tập đông xung quanh trẻ hoặc có những động tác như sờ nắn, lay gọi trẻ khi đang bị co giật.
Khi trẻ đã hết cơn co giật, bố mẹ có thể dùng miếng gạc sạch hoặc khăn sạch để lau miệng cho trẻ. Việc sử dụng thuốc hạ sốt là điều cần thiết, giúp trẻ tránh được nguy cơ co giật do sốt cao gây ra. Sau đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh gì ngoài sốt không để có hướng xử trí kịp thời.
Xem thêm: Đầu Tư Vàng Online Cho Người Mới, Hướng Dẫn Từ A
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phunutiepthi.vn là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,….Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myphunutiepthi.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!