Văn Hóa Là Gì Theo Unesco – Khái Niệm Văn Hóa Của Unesco 1994

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật…

Văn hóa là gì?

1. Theo UNESCO đã đưa ra định nghĩa năm 2002

‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Đang xem: Văn hóa là gì theo unesco

*

Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế.

2. Theo Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Tham khảo ngay  Xvid Codec Là Gì - Sao Phải Cần Codec Làm Gì

Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

*

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:

Theo nghĩa rộng: Hồ Chí Minh nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Theo nghĩa hẹp: văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945).Theo nghĩa rất hẹp: văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”…

3. Ở một góc độ khác

Người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tham khảo ngay  Hướng Tuyệt Mệnh Là Gì - Hướng Dẫn Cách Hóa Giải Cung Tuyệt Mệnh Trong Hôn

Xem thêm: Cryptaur Là Gì ? Liệu Cryptaur Có Phải Là 1 Cú Lừa Lớn Nhất Lịch Sử

*

Ví dụ về văn hóa

Bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Văn hóa vật chất: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, thắng cảnh Hạ Long, động Phong Nha, trang phục áo dài truyền thống, bánh chưng – bánh tét trong ngày Tết, vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng, nhà rông Tây Nguyên

*

Văn hóa tinh thần: ca trù, cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ Bắc Ninh, hát ca trù, hát cải lương, múa rối nước, múa lân trong dịp Tết, đi lễ chùa Hương, múa dân gian, lễ hội đền Hùng

*

Chuẩn mực văn hóa

Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống.

Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế).

*

Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông…thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp).

Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa.

Tham khảo ngay  7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Phấn Hoa Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất, 7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Phấn Hoa

Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân.

Bản sắc văn hóa

Bản sắc văn hóa hay bản thể văn hóa là bản thể hay cảm giác thuộc về một nhóm nào đó. Nó là một phần của khái niệm về bản thân và nhận thức về bản thân của một người, và có liên quan đến quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội, thế hệ, địa phương hay bất cứ loại nhóm xã hội nào có văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa đặc trưng cho cả cá nhân và nhóm đồng nhất về văn hóa với các thành viên có chung bản sắc văn hóa.

Xem thêm: Idol Là Gì? Đu Idol Là Gì? Là Gì? Bàn Về Thần Tượng Và Người Hâm Mộ

Ví dụ: Bản sắc văn hóa có thể biểu hiện qua gu quần áo hay các dấu hiệu thẩm mĩ

*

Chủ thể văn hóa

Chủ thể văn hóa được quy định tại tạiKhoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDLquy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

Chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân sở hữu, thực hành và sáng tạo di sản văn hóa phi vật thể;

Trên đây là nội dung trả lời về định nghĩa chủ thể văn hóa. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button