Thực Hư Tác Dụng Của Vảy Tê Tê, Dùng Như Thế Nào
Tên khác
Tên thường gọi: Xuyên sơn giáp, vẩy con tê tê, vẩy con trút, bào sơn giáp
Tên khoa học: Manis Pentadaclyla L
Họ khoa học:Họ Tê Tê (Manidae)
Con tê tê
(Mô tả, hình ảnh, phân bố, bào chế, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả
Tê tê, vẩy tê tê được xếp vào hàng thuốc quý. Thân tê tê có vảy lớn và cứng. Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng. Mép vảy sắc và nhọn để giúp việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn. Tê tê có móng dài và cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (đến 40 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng. Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.
Đang xem: Thực hư tác dụng của vảy tê tê
Các loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất.
Phân bố
Chúng là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Vẩy. Vẩy cứng rắn, bóng, hơi thành hình tam giác, chính giữa dày, xung quanh mỏng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Theo kinh nghiệm vảy ở đuôi tốt và có tác dụng nhiều hơn, cho nên vảy ở dưới đuôi có nhiều giá trị.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Xuyên sơn giáp thì có thể nướng phồng, đốt cháy, tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến (cáp phấn) tuỳ
Từng trường hợp không bao giờ dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước vôi lỏng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xóc rửa cho kỹ nhiều lần. Để khô, lấy cát rang nóng cho vảy Tê tê vào, sao cho phồng lên và vàng đều, đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tuỳ theo đơn, giã dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác làm hoàn.
Tại Viện Đông y: rửa sạch, để khô, tẩm giấm, sao cho phồng và vàng đều (cách này thường dùng).
Bảo quản: tránh ẩm.
Xem thêm: Sinh Năm 1979 Mệnh Gì? Nam Sinh Năm 1979 Hợp Với Tuổi Nào Nhất
Thành phần hoá học:
Chưa được nghiên cứu cụ thể
Tác dụng dược lý:
YHCT: xuyên sơn giáp có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, trừ lạc
Kết quả nghiên cứu của dược học hiện đại: vẩy tê tê có tác dụng nâng cao bạch cầu
Vị thuốc xuyên sơn giáp
( Công dụng,Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị Vị mặn, tính hơi
Quy kinh: Vào kinh can và vị
Tác dụng:
Hoạt huyết thông kinh, chủ trị các chứng: kinh bế, trưng hà, phong thấp, tý thống.
Làm thông tia sữa, trị chứng không có sữa, ít sữa, sữa tắc.
Tiêu thũng bài nùng: trị chứng ung nhọt mới phát hoặc có mủ chưa vỡ, chứng loa lịch
Chủ trị: Trị phong, tê cứng đau nhức, trị sốt rét do đờm tích, trẻ em kinh sợ, trị mụn nhọt, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: Mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược không nên dùng.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xuyên sơn giáp
Chữa ung thư tuyến giáp trạng loại can uất khí trệ, đàm uất khí kết
Đương quy 15g, đảm nam tinh 10g, đan sâm 30g, hải tảo 15g, can thiền bì 15g, thiên hoa phấn 20g, xuyên sơn giáp 10g, bạch anh 20g, nga truật 10g, hạ khô thảo 20g, long quì 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 2 lần/1 ngày
Chữa viêm tuyến vú, vú sưng to
Tạo giác thích 6g, Xuyên sơn giáp 6g. Sắc uống.
Xem thêm: Top 5 Ứng Dụng Của Amoniac Nh3 Là Chất Gì ? Amoniac Nh3 Là Gì
Chữa tắc tia sữa (ứng dụng điều trị hiệu quả tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn)
Xuyên sơn giáp 10g, ngày uống 1 lần. Kết hợp với châm cứu.Tag: con Xuyen son giap, vi thuoc Xuyen son giap, cong dung Xuyen son giap, Hinh anh con Xuyen son giap, Tac dung Xuyen son giap, Thuoc nam
phunutiepthi.vn Tổng hợp
*************************
DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC
Vị thuốc vần A Vị thuốc vần B Vị thuốc vần C Vị thuốc vần D Vị thuốc vần E Vị thuốc vần G Vị thuốc vần H Vị thuốc vần I Vị thuốc vần P Vị thuốc vần Q | Vị thuốc vần K Vị thuốc vần L Vị thuốc vần M Vị thuốc vần N Vị thuốc vần O Vị thuốc vần S Vị thuốc vần U Vị thuốc vần V Vị thuốc vần X Vị thuốc vần Y |