Charlie Munger Là Ai – Tỷ Phú Charlie Munger

Áp dụng các mô hình tư duy đa dạng, tỷ phú thông thái Charlie Munger đã đạt được những thành công đỉnh cao nhờ việc kiểm soát tốt bản thân và công việc.

Đang xem: Charlie munger là ai

Đôi nét về Charlie Munger và cuộc hành trình làm giàu đầy khó khăn của ông

Charlie Munger là vị tỷ phú được giới kinh doanh và đầu tư vô cùng ngưỡng mộ. Ông hiện đang giữ vị trí Phó Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway. Với khối tài sản ước tính khoảng 1.19 tỷ USD, Charlie Munger là một trong những tỷ phú giàu có nổi tiếng thế giới.

Cuộc đời Charlie Munger là một chuỗi những bi kịch với vô vàn sóng gió. Tuy nhiên Munger luôn mạnh mẽ trước số phận và luôn vượt lên được trước mọi biến cố lớn trong cuộc đời.

*

Charlie Munger và Warren Buffett – “Cặp bài trùng” được giới đầu tư ngưỡng mộ

Tính đến thời điểm hiện tại, ông và Warren Buffett được xem là “cặp bài trùng” đã trải qua biết bao thương vụ thành công vang dội, những kỷ lục và huyền thoại trong lịch sử đầu tư với tỷ suất lợi nhuận kép trung bình hàng năm ai cũng mơ ước khiến giới đầu tư không khỏi nể phục.

Ở trên đỉnh của thành công, Buffett vẫn không quên khen ngợi người bạn thân luôn đứng sau ông – Charlie Munger: “Charlie đã mở rộng tầm nhìn của tôi, ông ấy giúp tôi tiến hóa từ “đười ươi” thành người với một tốc độ phi thường. Nếu không có Charlie, tôi sẽ không có ngày hôm nay.”

Tham khảo ngay  Làm Thế Nào Để Rút Tiền Từ Paypal Về Tài Khoản Ngân Hàng Thành Công 100%

Lý do đằng sau những thành công vang dội của Charlie Munger

Theo tỷ phú Charlie, nguyên nhân dẫn đến sự thành công chính là “cách suy nghĩ, tư duy”. Thế giới trong mắt Charlie khác hẳn thế giới trong mắt người thường. Ông không bao giờ nhìn mọi thứ từ một góc độ duy nhất: “Mọi thứ đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nếu bạn muốn giải quyết vấn đề và thu được lợi ích, bạn có nắm vững cho mình nhiều cách tư duy khác nhau.”

Dưới đây là 3 mô hình tư duy được tỷ phú Charlie Munger đã áp dụng trong suốt cuộc đời đầu tư:

1. Mô hình tư duy “thay đổi”

Charlie Munger chia sẻ: “Trong cuộc đời dài đằng đẵng của tôi, mặc dù tôi đã gặp phải nhiều vấn đề, nhưng “trợ thủ” đắc lực nhất của tôi chính là khả năng không ngừng học hỏi”.

Sai lệch, không thỏa đáng, biến đổi là những điều thường thấy trong cuộc sống, đừng để bị vướng vào những được mất nhất thời. Việc chúng ta phải làm là không ngừng thay đổi và học hỏi để không đi quá xa lộ trình chính của cuộc đời. Điều này cũng giống như sự điều chỉnh độ lệch giữa đường bay thực tế và đường bay định sẵn trong suốt một lộ trình. Hay đơn giản là khi bạn lập ra kế hoạch, ý tưởng và mục tiêu… nhưng nếu bạn không điều chỉnh lại tư duy của mình để tạo nền tảng cho bản thân, bạn sẽ nản lòng và bắt đầu có ý nghĩ bỏ cuộc.

Tham khảo ngay  Cách Tính Lời Lỗ Trong Forex, Bảng Tính Lợi Nhuận Và Thua Lỗ Của Xm

*

“Mô hình tư duy thay đổi” cho phép chúng ta có năng lực chống lại những biến cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết mọi người đều không hiểu cách tư duy này, họ luôn nghĩ mọi thứ theo hướng quá tích cực hoặc quá tiêu cực.

Thế nên, dù đối mặt với công việc hay cuộc sống, bạn phải luôn biết điều chỉnh tư duy của mình và không ngừng nâng cấp bản thân. Kiểm soát tốt công việc, kiểm soát tốt tâm trạng xấu của bản thân, chính là kiểm soát tốt cuộc đời của chính mình.

Xem thêm: Thị Trường Hiệu Quả (Efficient Market) Là Gì ? Tiểu Luận Lý Thuyết Thị Trường Hiệu Quả

2. Mô hình tư duy hệ thống

Charlie Munger từng nói: “Bạn hãy đặt kinh nghiệm của mình vào một chiếc khung được ghép từ nhiều mảnh ghép tư duy và treo nó trong tâm trí bạn”.

Nhiều người luôn giữ một tầm nhìn rất cố định về thế giới xung quanh. “Anh ấy cũng chỉ là một nhân viên mà thôi.” “Anh ấy không có năng lực đâu.” “Công ty này sắp sập rồi.” Chúng ta luôn nhìn vào bề ngoài nhất thời của sự vật mà đánh giá mọi thứ của sự vật đó.

Tuy nhiên, trước khi Buffett và Munger đầu tư vào một công ty, họ sẽ suy nghĩ kỹ càng về không gian thị trường và sự phát triển của công ty đó trong 20 – 40 năm tới. Điều này đã thể hiện chìa khóa của “mô hình tư duy hệ thống” – sự lưu động.

Và chỉ khi bắt đầu áp dụng “mô hình tư duy hệ thống” này vào cuộc sống và công việc, bạn mới phát hiện ra rằng mình không còn nhìn nhận sự việc chỉ qua bề nổi của nó nữa, mà bạn đang dần trở nên cầu tiến và tích cực hơn.

Tham khảo ngay  1 Đậu Bigo Bằng Bao Nhiêu Tiền, 1000 Đậu Bigo Bằng Bao Nhiêu Tiền

3. Mô hình tư duy “vô vị”

Một công cụ tư duy tuyệt vời mà Charlie khuyên dùng là mô hình tư duy “vô vị”. Bộ não của chúng ta thích những thông tin ngắn hạn, nhanh chóng và có tính kích thích cao, đồng thời phản ứng mạnh mẽ với những thay đổi tức thời. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng bỏ qua sự thay đổi liên tục. So với sự bền bỉ, bình tĩnh và chờ đợi, chúng quan tâm đến sự bận bịu và tính năng nổ hơn.

*

Thế giới thực hoàn toàn trái ngược với sở thích của chúng ta. Dữ liệu cho thấy những người thực sự tài giỏi trong kinh doanh không hề có cuộc sống ly kỳ hay những cuộc phiêu lưu kỳ diệu như trong tiểu thuyết, ngược lại đa số họ đều có cuộc sống tẻ nhạt. Họ tu dưỡng tâm tính trong sự nhàm chán, tích lũy kiến ​​thức trong sự tẻ nhạt, và giữ bình tĩnh trong sự vô vị.

Xem thêm: Top 8 Ví Tiền Ảo Uy Tín – Top 5 Ví Tiền Điện Tử Tốt Nhất Để Lưu Trữ Coin

Thế nên, muốn gặt hái được thành công to lớn, bạn phải chịu đựng được sự vô vị. “Bạn không cần phải cực kỳ thông minh, bạn chỉ cần thông minh hơn người khác một chút, rồi duy trì lợi thế này mãi mãi, thế là đủ rồi. Nhưng hầu hết mọi người đều tính toán quá nhiều và tư duy quá ít.” – Charlie Munger từng nói.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button