Lý Thuyết Công Nghệ 6 Bài 26: Chi Tiêu Trong Gia Đình Là Gì ?

Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình giúp bạn chủ động hơn với ngân sách của bản thân giúp tiết kiệm được một khoản tiền nhất định. Dưới đây là danh sách những khoản chi tiêu trong gia đình mà chuyên gia tài chính khuyên bạn nên áp dụng.

Đang xem: Chi tiêu trong gia đình là gì

Bạn đang xem: Chi tiêu trong gia đình là gì

*

*

*

*

Trong gia đình có con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, bạn sẽ có rất nhiều mục cần phải chi tiêu. Đó có thể là những chi phí định kỳ hay những khoản phát sinh đột ngột. Nếu bạn không lập kế hoạch và liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình rõ ràng, tình hình tài chính sẽ khó mà có thể kiểm soát được và gây ra nhiều rắc rối. 

Rất nhiều người có thu nhập cao, song song đó thì mục đích chi tiêu cũng không ít. Đó cũng chính là lý do nhiều gia đình hay thiếu hụt và không đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền lo cho tương lai. Lời khuyên dành cho bạn là cần phân chia các khoản chi tiêu thật hợp lý để tránh bị động trước những tình huống phát sinh như ốm đau, hiếu hỉ… 

Đặc biệt, việc mất cân bằng tài chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc sống gia đình, hôn nhân phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Do đó, để không gặp phải quá nhiều áp lực về tài chính, gia đình bạn nên có kế hoạch kiểm soát chi tiêu trong gia đình cụ thể, đặc biệt là khi con sắp đến thời điểm nhập học. 

Tham khảo ngay  Sẽ Mắc Nhiều Bệnh Nguy Hiểm Nếu Bạn Bị Thiếu Canxi, Thiếu Canxi Là Nguyên Nhân Gây Ra 147 Chứng Bệnh

Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì?

*

Các khoản chi tiêu gia đình có thể hiểu đơn giản là sự phân chia chi phí sinh hoạt cần thiết của tất cả các thành viên trong gia đình như là tiền thuê nhà, tiền mua thức ăn, điện, nước, học tập, giải trí, giao tiếp xã hội,… Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể tham khảo cách phân chia một số khoản chi tiêu chính trong gia đình dưới đây: 

Chi cho nhu cầu vật chất

Các khoản chi tiêu trong từng gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô gia đình, tổng thu nhập từng gia đình, nó bao gồm các khoản như sau:

Chi cho ăn uống, may mặc, ở

Chi cho nhu cầu mua quần áo; chi phí ăn uống như tiền mua thức ăn hàng ngày, các bữa ăn ở trường cho con. Đối với những gia đình chưa có nhà ở ổn định thì phải có thêm khoản trả tiền thuê nhà. Ngoài các khoản chi phí trên còn có các khoản như trả thế chấp, thuế bất động sản và các phí tiện ích như điện, nước,…. Một số loại chi phí này có thể dao động hàng tháng, vì vậy bạn cần ghi nhớ để không xảy ra các khoản vượt mức.

Chi cho nhu cầu đi lại

Chi phí thuê hoặc mua xe ô tô, xe máy trả góp; chi phí đi lại đến nơi làm việc mà các thành viên trong hộ gia đình sử dụng chẳng hạn như taxi hoặc xe buýt; chi phí xăng dầu; chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe. Ngoài ra còn các khoản thu dịch vụ khác.

Chi cho việc bảo vệ sức khỏe

Đó là các khoản như khám chữa bệnh, tiền thuốc theo toa hay thuốc bồi bổ sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế hay các khoản phí chăm sóc sức khỏe khác của ông bà, cha mẹ, con cái.

Tham khảo ngay  Mang Thai Nhi 12 Tuần Tuổi Cơ Thể Mẹ Bầu Thay Đổi Như Thế Nào?

Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần

Nhu cầu văn hóa tình thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim, giao tiếp xã hội,…

Chi cho học tập

Các chi phí giáo dục như: học thêm, mua đồng phục đi học, sách giáo khoa, máy tính cá nhân, văn phòng phẩm, bút viết và học phí; tiền học nâng cao của ba mẹ.

Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí

Chi phí cho việc giải trí và tiêu khiển như đi xem phim vào cuối tuần hay các chuyến đi công viên, viện bảo tàng hoặc đăng ký dịch vụ truyền hình.Tiền chi cho các kỳ nghỉ, chi phí tham gia vào các sở thích như mua sắm các vật dụng gia đình và cho cá nhân, phí thành viên câu lạc bộ. Ngoài các khoản chi phí này ra còn có các khoản như về quê thăm ông bà đối với các hộ gia đình xa quê. Hay các khoản thuê người trông trẻ hoặc trả tiền trông trẻ cho ba mẹ đi làm.Tuy nhiên, sự cần thiết của các khoản chi tiêu như vậy có thể được đặt ra khi lập ngân sách để duy trì các nhu cầu thiết yếu của một hộ gia đình. Nếu các khoản chi tiêu trong gia đình vượt quá khả năng chi trả của bạn, thì có thể xảy ra gia tăng nợ nần và hậu quả lớn hơn.

Xem thêm: Tìm Hiểu Trong Tiếng Anh Là Gì ? Tìm Hiểu Tiếng Anh Là Gì

Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội

Ngoài ra, còn có các khoản chi dự trù cho tương lai như là tiền tiết kiệm ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ,…

Phương pháp chi tiêu JARS

Đây là một phương pháp quản lý chi tiêu, tài chính hiệu quả được nhiều người sử dụng. Số tiền mà gia đình bạn kiếm được sẽ chia thành 6 phần ứng với những khoản chi tiêu khác nhau. Trong đó:

Chi cho nhu cầu thiết yếu chiếm 55% thu nhập

 Đây là số tiền được dùng để chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết hàng ngày như ăn uống, đi lại, tiền điện nước, chi phí giáo dục cho con cái…

Tham khảo ngay  Sinh Năm 1989 Mệnh Gì? Tuổi Kỷ Tỵ Hợp Tuổi Gì, Màu Gì? Nam Nữ Sinh Năm 1989

Tiền tiết kiệm chiếm 10% thu nhập

 Đây sẽ là khoản tiền để dành cho gia đình bạn thực hiện các kế hoạch trong tương lai như mua sắm nhà cửa, xe cộ…

Chi cho giáo dục 10%

 Đây là khoản tiền dành cho việc giáo dục, phát triển bản thân của các thành viên trong gia đình, nâng cao trình độ chuyên môn. 

Khoản tiền hưởng thụ là 10%

 Đây là khoản tiền được dùng cho các hoạt động vui chơi của cả gia đình.

Khoản cho đi 5%

 Nếu có điều kiện, gia đình bạn có thể trích 5% thu nhập để giúp đỡ mọi người, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình như làm từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng,…

Xem thêm: Cập Nhật Cách Mua Bán Bitcoin Mới Nhất 2021 Chi Tiết Nhất 2021 Chi Tiết Nhất

Tiền dự phòng 10%

 Đây là khoản tiền dự phòng còn lại để gia đình bạn sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, phát sinh ngoài ý muốn. 


Với phương pháp này, các khoản chi tiêu trong gia đình bao gồm các thành phần được chia thành tỷ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó, mỗi tỷ lệ tương ứng với các khoản chi tiêu như sau:

20% tiếp theo được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, tiền dự phòng…

Tuy vậy, bạn vẫn có thể tự điều chỉnh những con số này cho phù hợp với tình hình tài chính của gia đình mình. Nếu cần thiết, bạn tăng các khoản chi tiêu cần thiết lên 60-70%, đồng thời giảm chi tiêu cá nhân để cân bằng ngân sách. 

Trên đây là một số cách lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình giúp bạn cân bằng việc thu chi. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng kế hoạch và đạt được những mục tiêu tài chính quan trọng của mình!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button