Vải Cotton Giấy Là Gì ? Có Mát Không Và Các Ứng Dụng Vải Cotton Giấy

Cotton là chất liệu vải được dệt với nguyên liệu chính từ sợi bông và các chất hóa học. Hiện nay, vải Cotton đang là loại vải rất được ưa chuộng trên thị trường thời trang với những ưu điểm cượt trội như: thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, khả năng chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu..Bạn đang xem: Cotton giấy là gì

Trong bài viết này Khánh Linh xin tổng hợp lại toàn bộ kiến thức về vải Cotton để mọi người cùng hiểu rõ hơn trong các ứng dụng loại vải này vào những trang phục phù hợp.

Đang xem: Cotton giấy là gì

1. Kiến thức chung về vải Cotton trong may mặc

Vải Cotton là gì?

Vải Cotton là một loại vải được dệt từ thiên nhiên với thành phần chính là sợi bông cùng các chất hóa học. Quả bông được se thành sợi, sau đó kết hợp với một số loại sợi vải khác để cho ra những loại vải phù hợp với nhu cầu may mặc của người sử dụng

Nguồn gốc và lịch sử

Từ hơn 10.000 năm TCN con người đã biết sử dụng quả của cây bông để kéo sợi và dệt những tấm khố che thân đơn giản. Khi tri thức con người càng phát triển thì công nghệ sản xuất cũng ngày càng được cải tiến và chất liệu vải sợi Cotton đã được hình thành.

*

Quả bông là nguyên liệu chính để sản xuất vải Cotton

Quả bông sau khi được hái về sẽ được đem đi kéo thành sợi và đem dệt thành tấm vải. Hiện nay khi công nghệ phát triển người ta thường xử lí bông trong hóa chất để tránh làm vải bị mục, mốc và tăng độ bền của vải.

Ưu điểm 

Vải Cotton có khả năng thấm hút mồ hôi rất cao vì vậy rất thích hợp mặc cho mùa hè. Khi mặc những chiếc áo Cotton sẽ đem lại cho cơ thể cảm giác thoáng mát, dễ chịu không giống các loại vải khác.

Thông thường, vải Cotton khá mỏng và mềm mại. Loại vải này có khả năng chống mài mòn tốt, dễ nhuộm và rất bền màu. Ngoài ra, vải Cotton được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên không gây kích ứng da và dễ phân hủy khi vứt bỏ.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm trên cũng có những nhược điểm. Vải Cotton 100% thường rất cứng không mềm mại như những loại vải khác vì vậy không thích hợp để sản xuất các loại váy vóc diêm dúa.

Thường người ta chỉ dùng vải Cotton để may áo phông, đặc biệt là dùng cho nam giới. Hơn nữa, vải Cotton được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên giá thành của những sản phẩm làm từ vải này thường khá cao. 

2. Quy trình sản xuất vải Cotton

Thu hoạch bông và phân loại

Thông thường mua thu hoạch bông sẽ diễn rơi vào những thàng 11 – 12 trong năm và được chia làm 3 đợt chính:

Tham khảo ngay  Dưa Chuột Có Tác Dụng Gì Và Nên Ăn Bao Nhiêu Dưa Chuột Mỗi Ngày?

Đợt 1: thu những quả bông đã nở ở dưới gốc

Đợt 2: Sau khi thu bông đợt 1 khoảng 7 – 15 ngày sẽ tiếp tục thu những quả bông ở phần thân giữa cây

Đợt 3: Thu hoạch nốt những quả bông còn lại trên cây.

Sau quá trình thu hoạch và tập kết sẽ tiến hành phân loại bông. Những phần bông chất lượng sẽ được phơi khô ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát để không lẫn tạp chất còn những phần bông kém chất lượng sẽ bị loại bỏ.

Tinh chế xơ bông

Tinh chế xơ bông là khâu cực kì quan trọng trong việc lựa chọn những nguyên liệu chất lượng để sản xuất vải cotton. Cụ thể quá trình sẽ được tiến hành như sau:

Sau khi phơi sơ bông, các nhà máy sẽ vận chuyển bông về để chế biến. Bông được xé một cách nhẹ nhàng để tách xơ những vẫn cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng

Sau đó, bông được đưa vào lò hơi để nấu và lọc giúp loại bỏ những tạp chất như: nito, pectin, axit hữu cơ..

Hòa tan và kéo sợi

Sau quá trình tinh chế, xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng và được hòa tan với 1 dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp. Để tạo thành được những sợi cotton thì hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần dần.

Dệt vải

Đây là quá trình xử lý hóa học của vải sợi cotton, các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt để tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt, những tấm vải sẽ được làm bóng để cho sợi Cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm.

Tiếp theo sẽ là qáu trình tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.

Nhuộm vải

Đây là khâu cuối cùng để tạo ra những sản phẩm vải cotton dùng trong may mặc. Ở quá trình này, sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm cùng dung dịch các chất puhj gia hữu cơ để làm vải dễ bắt màu.

Xem thêm: Đá Mắt Hổ Vàng Nâu Hợp Mệnh Gì, Nên Đeo Tay Nào Phong Thủy, Đá Mắt Hổ Hợp Mệnh Gì

Cuối cùng, vải sẽ được thực hiện giai đoạn làm mềm, tăng độ bền, chống co rút, phai màu.. trước khi đến tay người tiêu dùng.

3. Phân biệt các loại vải Cotton

Vải Cotton 100%

Với loại này người ta thường sử dụng hoàn toàn là bông. Chỉ xử lí bông qua hóa chất để chống mục, chống mốc. Với những chiếc áo 100% Cotton có khả năng thâm hút mồ hôi cực tốt nhưng khá là cứng. Và giá thành của tấm vải này thường rất cao, mặc dù phù hợp với khí hậu tất cả các vùng nước ta nhưng không phải ai cũng có thể mua được.

Vải Cotton 65%

Với loại vải này là sự tổng hợp của 65% là bông và 35% PE. Thế nhưng nhờ sự kết hợp này mà khả năng co dãn của loại vải này cũng rất tốt, thâm hút mồ hôi cao, mềm mại không cứng như loại 100% Cotton. Đặc biệt với sự kết hợp này khiến giá thành của loại vải này cũng giảm, dễ được nhiều người lựa chọn.

Tham khảo ngay  Top 9 Điện Thoại Dưới 5 Triệu Đáng Mua Nhất Hiện Nay, Nên Mua Điện Thoại Nào Tốt Nhất

Vải Cotton co dãn 2 chiều và 4 chiều

Nói đến vải Cotton co dãn là đặc trưng về độ co dãn của vải. Thông thường vải Cotton 2 chiều là vải chỉ có thể co dãn chiều ngang hoặc chiều dọc. Còn vải Cotton 4 chiều có khả năng co dãn cả chiều ngang và chiều dọc nhờ sự pha trộn của chất Spandex. Vải Cotton co dãn 4 chiều đem đến sự thoải mái cho người mặc nhưng giá cũng khá cao.

*

Vải Cotton co giãn 4 chiều

4. Các loại vải Cotton trên thị trường

Trên thị trường xuất hiện vô vàn các loại vải Cotton khiến người mua hàng vô cùng khó khăn trong lựa chọn sản phẩm. Để hiểu hơn về các loại vải Cotton, các bạn theo dõi danh sách và đặc điểm của … loại vải Cotton sau đây

Vải Cotton lụa

Cotton lụa là loại vải kết hợp giữa sợi Cotton và sợi tơ tằm để tạo ra một chất liệu vải cao cấp sở hữu cả ưu điểm của Cotton và vải tơ tằm thượng hạng. Tùy vào từng sản phẩm thời trang mà tỷ lệ pha Cotton với lụa sẽ khác nhau. Tỷ lệ vàng của chất vải Cotton lụa là 90/10 (90% Cotton tự nhiên và 10% sợi lụa)

Cotton lụa khắc phục được những khuyết điểm của vải Cotton là cứng, chậm khô và hay chảy xệ vải. Chất vải mới sẽ vừa mềm mại, giữ Form, mịn, nhẹ và không bị nhăn.

*

Vải Cotton lạnh

Vải Cotton lụa thường được sử dụng trong may váy, đầm, áo sơ mi, các loại vỏ chăn, ga gối, áo thun… để tạo cảm giác thoải mái nhất đối với người sử dụng.

Vải Cotton lạnh

Cotton lạnh là loại vải đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay, chất vải này được kết hợp từ polyeste (vải cotton poly) hoặc nilon và Spandex tỷ lệ 2-5% (vải 95 cotton 5 spandex) để gia tăng sự đàn hồi mà sợi Cotton không có. 

*

Vải Cotton lạnh

Ưu điểm: Cotton lạnh có bề mặt trơn láng như vải lụa, mặc có cảm giác mát và không bị nhăn xù. Vải có độ bền cao, bền màu trong nắng. Cotton lạnh ít thấm nước nhưng lại đẩy mồ hôi và nhanh khô hơn cotton thông thường.

Nhược điểm: Tuy chất vải sờ vào cảm giác khá mát lạnh nhưng cảm giác khi mặc lại hơi nóng vì có sợi polyester. 

Ứng dụng: Vải Cotton lạnh được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thời trang: Đồ ngủ, áo dây, đồ bộ, quần áo thể thao.

Vải cotton giấy

*

Vải Cotton giấy thường sử dụng may đồ cho trẻ em

Cotton giấy là loại vải được làm từ chất liệu chính là Cotton nhưng chất vải vô cùng mỏng mà thoáng. Loại vải này vừa mềm vừa nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và rất lành đối với da trẻ em.

Chính vì là chất vải mỏng nên Cotton giấy giặt rất nhanh khô. Vải Cotton giấy chủ yếu được sử dụng rộng rãi để may mặc quần áo trẻ em. Tuy chất vải hay bị nhăn nhưng đây là chất vải tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. 

Ngoài 3 loại vải chính thường được sử dụng như trên còn khá nhiều những loại Cotton với các tên gọi khác như: Cotton thái, Cotton tici, Coton thun…

Tham khảo ngay  Tết Nguyên Đán Là Gì? Những Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán Những Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán Là Gì

5. Ứng dụng của vải Cotton

Với rất nhiều những ưu điểm so với các loại vải khác nên vải cotton được ứng dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp thời trang để sản xuất quần áo, đồ trang trí nội thất… Hiện nay, có rất nhiều những thương hiệu thời trang nổi tiếng đều sử dụng vải cotton làm nguyên liệu chính cho những sản phẩm của mình.

Khi dùng vải cotton để may chăn ga gối đệm sẽ mang đến cho người sử dụng những giấc ngủ sâu và thoải mái hơn rất nhiều. Dó đó, những mẫu chăn gối sản xuất từ vải cotton đang được thị trường cực kì ưa chuộng.

Xem thêm: Baby Powder Là Gì – Phấn Rôm Piegon Baby Powder Nhật Bản

6. Cách nhận biết vải Cotton xịn

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thì rất khó để phân biệt đâu là vải cotton xịn, đâu là vải kém chất lượng. Thông thường, vải Cotton 100% và Cotton 65 % (65% Cotton và 35% Polyste) sẽ là hai loại vải cotton có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, bạn có thể phân nhận biết vải tốt qua những cách sau:

Nhìn chất vải: Vải Cotton xin 100% và 65% nhìn có vẻ hơi thô, không được mịn và mượt, càng ít Polyste thì áo lại càng mát và thấm mồ hôi tốt, nếu có thể nhìn vải thì đây cũng là một cách để bạn chọn

Vải Cotton sẽ cháy nhanh hơn và tạo thành tàn tro không vón cục, khi cháy có mùi kiểu đốt giấy

6. Cách vệ sinh, bảo quản quần áo may bằng Cotton

Do vải cotton được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên quá trình bào quản cũng tương đối khó. Một số lưu ý để bảo quản vải cotton mà bạn cần lưu ý:

Không nên ngâm trong xà phòng quá lâu: Việc ngâm trong vải trong xà phòng có tính tẩy mạnh sẽ khiến màu của vải hoặc các họa tiết trên vải dễ bị phai màu. Do đó mà chúng ta chỉ nên ngâm vài phút hoặc có thể giặt luôn để giúp màu vải bền hơn

Phân loại khi giặt đồ: việc phân loại quần áo là hết sức quan trọng khi giặt đồ để tránh đồ bị phai màu vào nhau khiến những bộ đồ bị hỏng. Bạn nên giặt riêng những bộ đồ màu trắng và những bộ đồ có màu nhé!

Không dùng chất tẩy rửa mạnh: Để giúp kéo dài tuổi thọ của vải thì bạn nên sử dụng những loại nước tẩy rửa nhẹ có độ pH trung tính. Nếu dùng các hóa chất tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến vải dễ bị mục, đặc biệt vải Cotton được làm từ sợi tự nhiên nên điều này cực kì quan trọng

Phơi đồ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời: Nếu có thể bạn nên sửa thói quen phơi đồ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh làm giòn vải sẽ giúp tăng độ bền cho vải.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về vải Cotton mà Khánh Linh gửi đến bạn, hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại vải Cotton ưng ý cho những sản phẩm thời trang của mình và đừng quên Khánh Linh là đơn vị chuyên cung cấp các loại đồng phục với chất liệu vải chất lượng nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button