Fed Là Tổ Chức Gì ? Cơ Cấu Tổ Chức Của Fed Bản Chất Và Vai Trò Của Fed

FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới và có thể đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Là một Forex Trader thì chắc hẳn bạn cần phải biết về FED và các thông báo tăng lãi suất, hay các cuộc họp để tránh thua lỗ khi giao dịch phải không? Trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu FED là gì mà lại có thể ảnh hưởng đến thị trường đến như vậy nhé.

Đang xem: Fed là tổ chức gì

FED là gì?

FED (Federal Reserve System) – Cục Dự trữ Liên bang hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, bắt đầu hoạt động từ năm 1913 của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Chủ tịch của FED hiện tại là Jerome Powell, ông được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí vào ngày 2 tháng 11 năm 2017, là người đứng đầu của Cục Dự trữ Liên bang.

FED là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác.

Sự xuất hiện của FED mang đến cho Hoa Kỳ một hệ thống tiền tệ và tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định, giúp Hoa Kỳ có những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính mà trong quá khứ họ đã từng phải gánh chịu, ví dụ như đợt khủng hoảng nghiêm trọng năm 1907.

Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang, bao gồm: Tăng tối đa việc làm, giữ giá cả ổn định và điều chỉnh lãi suất.

Trong những năm qua, nhiệm vụ của FED ngày càng được mở rộng hơn. Đến thời điểm năm 2009, FED đồng thời giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức trong và ngoài nước.

Trên thực tế, FED là một bộ máy kiếm tiền khủng khiếp và chính phủ Hoa Kỳ được hưởng gần như toàn bộ sự hiệu quả đó. Trong năm 2010, FED đã lãi đến 82 tỷ $ và chuyển 79 tỷ $ vào kho bạc Hoa Kỳ.

FED được xem như một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì những lý do sau đây:

FED có thể đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ.FED không nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào do Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ.Các nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội.

Cơ cấu tổ chức của FED

*

FED được chia thành cơ cấu với các cấp độ như sau:

Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kì 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định, là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ.Ủy ban Thị trường mở (FOMC) gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh.12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực, đặt tại các thành phố lớn và các chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn. Các ngân hàng này được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Mỗi ngân hàng có một chủ tịch và kiểm soát hàng nghìn ngân hàng thành viên trong khu vực đó.

Tham khảo ngay  Thị Trường, Tài Chính & Kinh Doanh: Cập Nhật Mới Nhất

Chủ tịch của FED hiện tại là Jerome Powell, ông được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí vào ngày 2 tháng 11 năm 2017, là người đứng đầu của Cục Dự trữ Liên bang.

Chủ tịch FED là đại diện của Hội đồng Thống đốc và phải chịu sự chất vấn của Nghị viện Hoa kỳ 2 lần/năm về tình trạng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ.

Ngoài việc chủ trì các cuộc họp và đặt ra chương trình nghị sự, về cơ bản chủ tịch FED không có quyền lực gì hơn so với 6 Thống đốc còn lại. Các quyết định của FED được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, và theo luật thì ý kiến của chủ tịch không có thêm trọng lượng gì cả.

Các bộ phận của Cục dự trữ liên bang – FED có tư cách pháp lý khác nhau.

Hội đồng Thống đốc

Là thành phần quan trọng nhất, chủ chốt trong bộ máy hoạt động của FED.

Bao gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Quốc hội phê chuẩn.Thành viên của hội đồng làm việc trong nhiệm kỳ 14 năm và chỉ rời chức vụ khi mãn hạn (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.Đây là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang.Không nhận tài trợ của chính phủ.Các thành viên hội đồng theo cơ chế dân chủ, độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp.Chịu trách nhiệm về việc xây dựng và cụ thể hóa chính sách tiền tệ.Giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.

Ủy ban thị trường mở liên bang – FOMC

Đây là cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ.Bao gồm 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị và 5 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang.FOMC đóng vai trò vô cùng quan trọng và thực thi những nhiệm vụ có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.FOMC thực hiện 8 cuộc họp mỗi năm để ấn định lãi suất, tăng giảm nguồn cung lưu thông tiền tệ.Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Xem thêm: Top 10 Món Quà Tuyệt Vời Nhất Dành Cho Bạn Gái Nhân Ngày Valentine 14/2

Các ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks)

*

Có 12 ngân hàng dự trữ liên bang nằm rải rác trên khắp Hoa Kỳ được sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng).

Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của Chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương.

Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của Chính phủ liên bang theo một số mục đích nhất định.

Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường.

Giấy bạc do FED phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.

Lịch sử hình thành

Giai đoạn 1: Ý tưởng ra đời của FED

Một loạt các khủng hoảng ngành tài chính ngân hàng ở Mỹ bùng nổ vào các năm 1873, 1893 và 1907Năm 1907, khủng hoảng ngân hàng nổ ra và “Ủy ban tiền tệ quốc gia” được thành lập với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng.Nelson Aldrich được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban này.Năm 1910, Aldrich cùng đại diện của các định chế tài chính lớn là J.P. Morgan, Rockefeller, và Kuhn, Loeb đưa ra ý cơ bản của Đạo luật Dự trữ liên bang.Năm 1911, Aldrich giới thiệu kế hoạch thành lập ngân hàng trung ương với tên “dự luật Aldrich”, và đề xuất thành lập “Tổ chức Dự trữ liên bang” (Federal Reserve Association) nhưng không được chấp nhận.Năm 1913, Tổng thống Woodrow Wilson thông qua Đạo luật của Aldrich với tên mới là “Đạo luật Dự trữ liên bang”.Hệ thống ngân hàng mới ra đời và chia đều cho 12 vùng, góp phần làm giảm quyền lực của New York, tăng quyền lực cho các vùng nội địa.Cuối năm 1913, Quốc hội thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” và chỉ định Paul Warburg điều hành.Năm 1915, FED đi vào hoạt động chính thức, đóng vai trò tài trợ cho chiến tranh của Mỹ và phe đồng minh trong Chiến tranh thế giới.

Tham khảo ngay  State/Province/Region Là Gì ? Hướng Dẫn Tự Mua Hàng Trên Amazon

Giai đoạn 2: Phát huy vai trò của FED

Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter chỉ định Paul Volcker là chủ tịch FED để giải quyết lạm phát đang gia tăng trầm trọng.Trước 1986, tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker bằng định hướng sử dụng chỉ số tổng cung tiền tệ M2.Tháng 1/1987, chỉ số lạm phát hàng tiêu dùng chỉ là 1%, FED tuyên bố không còn sử dụng chỉ số tổng cung tiền tệ M2 để kiểm soát lạm phát nữa.Tháng 8/1987, tức 7 tháng sau khi thay đổi chính sách tổng cung tiền tệ, Alan Greenspan thay thế Volcker trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thống đốc.Sau 19 năm lãnh đạo FED rất thành công, huyền thoại của ngành tài chính thế giới, Alan Greenspan nghỉ hưu và chỉ định người kế tục mình, Ben Bernanke.

Nhiệm vụ và vai trò của FED

Nhiệm vụ

Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia: quy định lượng tiền cần cho lưu thông, thay đổi các loại lãi suất thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp…Giám sát và quy định hoạt động hệ thống ngân hàng, đảm bảo quyền tín dụng của người tiêu dùngDuy trì sự ổn định của nền kinh tế, kiềm chế các rủi ro hệ thống trên thị trường tài chínhCung cấp dịch vụ tài chính, vận hành hệ thống chi trả quốc gia

Vai trò

Là chủ thể quan trọng trong thị trường tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Mỹ và nền kinh tế Thế giớiFED nắm trong tay các mối quan hệ kinh tế quan trọng, chính vì thế nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính, thị trường tiền tệ quốc tế luôn phải theo dõi các hoạt động cũng như chính sách của FED để phản ứng kịp thờiFED đảm bảo các chính sách tiền tệ thực hiện đúng mục tiêu bằng 3 công cụ sẽ được trình bày ở phần sauFED đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Khi các ngân hàng thành viên rơi vào tình trạng kiệt sức thì FED là người cuối cùng giúp các ngân hàng này thoát khỏi tình trạng khủng hoảng bằng việc cho vay.

Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ của FED

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO – Open Market Operations)

Là hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Đây là công cụ được dùng thường xuyên nhất. Ví dụ như hoạt động mua bán trái phiếu của FED: mua lại trái phiếu trên thị trường sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, cung tiền tăng làm cho lãi suất giảm, chi tiêu và vay ngân hàng tăng lên, ngược lại khi FED bán trái phiếu ra công chúng sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông, cung tiền giảm khiến lãi suất tăng lên.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)

FED sẽ quy định các ngân hàng thương mại dự trữ một lượng tiền nhất định dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại FED. Nếu FED tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghĩa là lượng tiền cho vay của các ngân hàng thương mại giảm đi, cung tiền giảm khiến lãi suất cho vay tăng và ngược lại. Hội đồng Thống đốc là cơ quan duy nhất có quyền thay đổi tỷ lệ này.

Tham khảo ngay  Hướng Dẫn Đăng Ký 2Checkout Mới Nhất, Hướng Dẫn Đăng Ký 2Checkout

Lãi suất (Interest rate)

Lãi suất chiết khấu (Discount rate): là lãi suất mà FED cho các ngân hàng thương mại vay. Nếu lãi suất chiết khấu tăng, Ngân hàng thương mại vay vốn ít hơn, lượng cầu tiền tệ giảm, hạn chế lạm phát. Nếu giảm lãi suất thì các Ngân hàng thương mại được vay tiền nhiều hơn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tếLãi suất quỹ liên bang (Fed Funds Rate – FFR): lãi suất này giống như lãi suất liên ngân hàng, là lãi suất mà các ngân hàng cho vay lẫn nhau. FFR là do các ngân hàng thương mại thỏa thuận, nhưng FED sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để tác động đến lượng cung tiền để hướng FFR theo lãi suất mục tiêu.

Tại sao FED có thể tác động vào kinh tế thế giới?

Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế và là tiền tệ thanh toán chính trong giao dịch thương mại quốc tế. Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên hầu hết các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới như dầu mỏ, vàng,… đều được định giá bằng USD.

Vì thế nên Cục dự trữ liên bang – FED là cơ quan kiểm soát đồng USD nên có khả năng gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu. Hầu như mọi quyết định của FED là gì đi chăng nữa thì đối với đồng Đô la và kinh tế Mỹ đều tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới.

FED sử dụng ba công cụ chính để tác động đến chính sách tiền tệ:

Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi FED mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.Thay đổi lãi suất của khoản vay từ FED: Các ngân hàng thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà FED ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay.

Ví dụ: Để giải quyết khủng hoảng 2008, các gói kích thích kinh tế QE của FED bơm tiền vào thị trường hàng nghìn tỉ Đô la, một mặt nó giúp ổn định tình hình tín dụng ở Mỹ, mặt khác làm đồng Đô la mất giá nghiêm trọng. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao, cùng giá các loại hàng hóa khác cũng tăng cao khiến nhiều nước rơi vào tình trạng khó khăn.

Xem thêm: Eidoo Wallet Là Gì ? Toàn Tập Về Tiền Điện Tử Edo All Erc20 Tokens

Ngoài ra, kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York (số 33 Liberty) dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới, hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button